Hẳn nhiên phân tích cơ bản không phải là một cụm từ khó hiểu trong các thị trường tài chính nói chung tuy nhiên trong thị trường crypto mọi người vẫn còn rất lơ mơ trong việc đâu là các yếu tố để đánh giá cơ bản một dự án crypto và các bước đó sẽ được triển khai như thế nào? Và trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ quan điểm của cá nhân mình về việc phân tích cơ bản một dự án crypto.
7 Bước Phân Tích Cơ Bản Đầy Đủ Một Dự Án Crypto
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ tới mọi người 7 bước Phân Tích Cơ Bản đầy đủ một dự án Crypto không chỉ vậy mình sẽ chia sẻ thêm cho mọi người cách đọc thông tin, cách so sánh thông tin và cách tìm các thông tin chính xác, uy tín.
Chúng ta về cơ bản sẽ có 7 yếu tố cần phân tích với một dự án Crypto bao gồm:
- Tổng quan dự án
- Cơ chế hoạt động
- Sự khác biệt so với các đối thủ cùng ngành.
- Lộ trình phát triển
- Nhà đầu tư & Đối tác
- Đội ngũ phát triển
- Tokenomics
Tổng quan dự án
Tại mục Tổng quan dự án và Cơ chế hoạt động của dự án chúng ta sẽ đọc tại phần Document của dự án. Thông thường, Document viết tắt là Docs sẽ có ở đâu đó trên website chính thức của dự án còn nếu không tìm thấy bạn có thể google với keyword là Tên Dự Án + Crypto + Document. Tại Docs, với phân tổng quan dự án ta phải nắm được một số các ý chính sau đây:
- Dự án thuộc ngành nào trong thị trường? Như DeFi, Infastructure, NFT, Gaming, Social,...
- Dự án thuộc category nào trong các ngành trên? Nếu như dự án thuộc mảng DeFi thì thuộc AMM, DEX, Lending, Liquid Staking,... Nếu dự án thuộc mảng Infastructure thì thuộc Layer 1, Layer 2, Wallet, Bridge,...
- Nếu dự án là các Protocol hay các Dapp thì được xây dựng trên những blockchain nào?
- Những nét đặc trưng của dự án như phí giao dịch, bảo mật, tập khách hàng, sản phẩm chủ đạo,...
- Xác định được các dự án cùng ngành và có sản phẩm tương tự.
Đây là điều tối đơn giản đối với một người mới bước chân vào thị trường crypto nên mọi người cần phải nắm thật kĩ khi khởi đầu với một dự án mới.
Cơ chế hoạt động
Với cơ chế hoạt động chúng ta cần nắm được 2 phần:
- Hoạt động từ phía người dùng. Người dùng sẽ tương tác với dự án ở những khía cạnh nào. Ví dụ như người dung gửi tài sản vào giao thức Lending & Borrowing, người dùng mint stablecoin, người dùng cung cấp thanh khoản,...
- Hoạt động từ phía giao thức ẩn phía dưới dự án. Như dự án cung cấp thanh khoản trên một giao thức khác, dự án triển khai cho vay như thế nào,...
- Hoạt động tương tác giữa người dùng vào dự án. Như người dùng cung cấp thanh khoản trên Uniswap và giao thức gửi lại người dùng LP Token đại diện cho thanh khoản trong pool,...
Tại phần cơ chế hoạt động của dự án chúng ta cần phải đọc và nghiên cứu thật kĩ trước khi có những đánh giá cụ thể như sau:
- Mô hình hoạt động này có những ưu và nhược điểm gì?
- Mô hình hoạt động này có tiềm ẩn những rủi ro ở những bước nào, giai đoạn nào?
Tại mỗi bước chúng ta luôn cần phải có tư duy ngược - Reverse Thinking để tìm ra những điểm không hợp lý, rủi ro thậm chí là vô lý, không thể làm được để có thể tìm ra được những điểm không tốt của dự án.
Ví dụ: Mình từng đọc và nghiên cứu rất kĩ về mô hình h oạt động của chiến lược Delta Neutral của Rage Trade thì mình thấy rằng rất phức tạp, rủi ro và đặc biệt là rất tốn phí sẽ không tạo ra lợi nhuận bao nhiêu cho người dùng. Bản thân mình cũng đóng góp trực tiếp cho dự án và thậm chí dự án còn phản dame, chê bai bản thân mình. Sau 2 tháng thì dự án loại bỏ sản phẩm Delta Neutral.
Sự khác biệt so với các đối thủ cùng ngành
Sau khi đọc về Tổng quan kết hợp với Cơ chế hoạt động của dự án chúng ta cần phải tìm ra các dự án tương tự với dự án mình đang đọc ví như:
- AMM: Uniswap, Sushiswap, PancakeSwap, Curve Finance, Balancer,...
- Lending & Borrowing: AAVE, Compound, Solend, Silo Finance, Radiant Capital,...
- CDP: Maker DAO, Parrot, Venus Protocol,...
- Liquid Staking: Lido Finance, Ankr, Stader Labs, Rocket Pool,...
Bản chất khi một dự án thuộc mảng AMM thì cũng ta cũng cần phải phân biệt ra chi tiết theo hướng là AMM thông thường hay AMM dành cho các Stable Asset.
Tới phần này chúng ta cần phải trả lời một số những câu hỏi như sau:
- Dự án này tương đồng với những dự án nào trong cùng ngành.
- Dự án này có nét tương đồng gì với những dự án lớn nhất trong ngành.
- Dự án này có sự khác biệt gì với những dự án lớn nhất trong ngành.
- Sự khác biệt của dự án có hiệu quả, thực tế và khả thi hay không? Sự khác biệt của dự án có cơ hội bứt phá để vươn lên vị trí dẫn đầu hay không? Sự khác biệt của dự án có tiềm ẩn những rủi ro gì hay không? Sự khác biệt của dự án cần những gì và mất bao lâu đề xây dựng?
Lộ trình phát triển
Lộ trình phát triển của mỗi dự án là cực kì quan trọng, các dự án không có lộ trình phát triển thì 90% các dự án đó đều là những dự án ngắn hạn, tập trung vào lợi nhuận và cần phải cảnh giác rõ ràng. Thông thường, lộ trình phát triển sẽ có trong Docs hoặc trên Website của dự án còn nếu không có bạn nên hỏi đội ngũ phát triển của dự án trong Discord.
Đọc lộ trình phát triển của dự án thì cần phải nắm được một số các ý chính như sau:
- Lộ trình phát triển trong quá khứ có đúng lộ trình không? Nếu bị chậm trễ thì lí do vì sao?
- Lộ trình trong tương lai có phù hợp với giao thức không? Chi tiết hay là chung chung mập mờ kiểu phát triển multichain, cập nhật UI UX,...
- Lộ trình trong tương lai có khả thi không? Hay dự án đang mơ mộng, vẽ vời kiểu lộ trình trong vòng 1 năm mass adoption crypto.
Nhà đầu tư và đối tác
Đối với một dự án mới, việc sở hữu các VCs và Partners tiềm năng giúp chúng ta cũng đánh giá được một phần dự án. Đây cũng là 1 điểm mà nhiều bạn lựa chọn để lọc các hidden gem trong thị trường crypto. Tuy nhiên, với mục này chúng ta cần phải trả lời một số câu hỏi như sau:
- VCs đầu tư vào khoảng thời gian nào, số tiền bao nhiêu và với mức định giá bao nhiêu.
- Đặc biệt quan tâm tới VCs mua ở mức giá nào để xác định mức giá hiện tại VCs đã lời hay lỗ bao nhiêu? Nếu một dự án mà VCs đã x100 thì khi ta mua x2 thì VCs đã x200 nên xác định vị thế là cực kì quan trọng.
- VCs đầu tư vào dự án là loại VCs nào long term hay short team, là VCs sàn giao dịch, là VCs MM nổi tiếng,...
- Partners có liên quan tới sản phẩm của dự án không? Có hỗ trợ dự án ở mặt nào không? Partners có ích thật sự cho dự án hay chỉ để làm đầy.
Đội ngũ phát triển
Đối với Hak Researchv à bản thân mình việc đầu tư vào dự án chính là việc đầu tư vào con người. Con người ở đây chính là đội ngũ phát triển. Khi tìm hiểu về đội ngũ phát triển trên Linkedlin chúng ta cần phải note ra được các ý chính sau đây:
- Phải nắm được các thông tin của các thành viên trong Core Team như bằng cấp, quá trình làm việc, kinh nghiệm và vị trí.
- Đã tham gia vào thị trường crypto từ khi nào và dự án crypto đầu tiên từng làm là gì? Về mảng nào? Có thành tựu gì hay không? Tình hình hoạt động hiện tại như thế nào?
- Dự án đang làm có liên quan tới các dự án trong quá khứ không?
- Đội ngũ phát triển có từng làm chung ở đâu hay dự án chưa? Có sự gắn bó cho nhau không? Có kinh nghiệm chuyên sâu trong mảnh của mình không? Ví dụ: Một CTO thì phải có nhiều năm kinh nghiệm làm Kĩ Sư Phần Mềm cho nhiều công ty, tổ chức lớn,...
Trên đây là cách mà đội ngũ của Hak Research tìm hiểu về đội ngũ phát triển của một dự án phải thật chi tiết.
Tokenomics
Trong phần tokenomics sẽ có 2 phần chính để chúng ta quan sát và đánh giá là Token Use Case, Token Allocation và Token Release. Chúng ta cần phải trả lời một số các câu hỏi dưới đây:
- Phân bổ token như thế nào? Có những ai đang nắm giữ và tỷ lệ là bao nhiêu? Tỷ lệ có hợp lý không như Core Team nên khoảng 15 - 20%, VCs từ khoảng dưới 30%,...
- Phân bổ là 1 chuyện rồi trả token như thế nào? Core Team và VCs có bị khóa không? Nếu không khóa dự án sẽ khá ngắn hạn, nếu khóa 6 tháng thì trung bình còn lại nếu khóa 12 tháng thì sẽ là ổn nhất nhưng không phải tất cả. Cần phải kiểm tra các mục lớn như đội ngũ có thể bán token ở các mục khác vì vậy cần kiểm tra đầy đủ.
- Xác định thời điểm TGE và các thời điểm unlock token.
- Token của dự án được sử dụng với mục đích gì? Dự án có mô hình token nào đặc biệt không? Có cách nào để giảm lạm phát không? Có chương trình chia sẻ doanh thu không? Tóm lại là có cách nào để hạn chế nguồn cung token ngoài thị trường không?
Nên nhớ rằng chúng ta đầu tư vào cả token dự án và cả dự án nên cần phải có góc nhìn toàn diện chứ không phải chỉ nhìn vào tokenomics để đầu tư.
Tổng Kết
Trên đây là 7 yếu tố để mọi người có thể phân tích và đánh giá một cách cơ bản và sơ bộ về một dự án crypto.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Superseed Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Superseed - September 14, 2024
- Goldilocks Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Goldilocks - September 13, 2024
- Grass Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Grass - September 13, 2024