Cuộc chiến SocialFi đang nóng nhất là giữa các nền tảng Social Graph bao gồm CyberConnect, Lens Protocol và Farcaster. Vậy các dự án đang nắm những lợi thế như thế nào và đâu sẽ là nền tảng chiến thắng trong cuộc chiến lần này thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về bài viết cuộc đua tam mã SocialFi giữa Lens Protocol, CyberConnect và Farcaster, mọi người có thể tham khảo một số tài liệu dưới đây:
Sự Xuất Hiện Của Farcaster
Trong giai đoạn đầu năm, chúng ta chứng kiến cuộc chiến tay đôi giữa hai nền tảng Social Graph là Lens Protocol và CyberConnect trong việc phát triển hệ sinh thái. Nếu như CyberConnect lấy Link3 làm mũi nhọn thì Lens Protocol lại đi theo hướng đi của một hệ sinh thái đa dạng, thiếu mũi nhọn và thiếu cả chiều sâu trong sản phẩm.
Trong khi cuộc chiến vẫn bất phân bất bại thì có thêm một đối thủ bước vào cuộc chiến này chính là Farcaster. Không phải tự nhiên Farcaster được đặt sánh ngang thậm chí có phần trên cơ so với Lens Protocol và CyberConnect bởi một số lí do ngắn gọn nhưng đầy sức mạnh dưới đây:
- Đội ngũ phát triển cực kì mạnh mẽ. Đội ngũ của Farcaster hiện nay từng làm CEO và CTO trong nhiều năm tại Coinbase.
- Số tiền kêu gọi thành công lên đến $30M trong vòng đầu tiên so với $25M qua 2 vòng của CyberConnect và $15M của Lens Protocol.
- Hệ sinh thái đầy tiềm năng với các sản phẩm đã ra mắt, trải nghiệm tương đồng với các Social Web3.
Rõ ràng với những đặc điểm trên Farcaster đủ sức thậm chí là dư sức để chen chân vào một trong những nền tảng Social Graph tiềm năng nhất hiện nay. Chúng ta cùng nhau phân tích sâu hơn vào các nền tảng SocialFi.
Sản Phẩm Mũi Nhọn
Ở thời điểm hiện tại tuy mỗi dự án đều có những chiến lược phát triển khác nhau nhưng hầu hết cả 3 nền tảng Social Graph đều có một sản phẩm mũi nhọn, nơi tập trung một phần lớn người dùng của giao thức. Đối với Lens Protocol đó là Lenster, CyberConnect là Link3 và Farcaster là Warpcast. Chúng ta sẽ cùng nhau đánh giá một số các yếu tố cơ bản như:
- Tổng quan về dự án.
- Trải nghiệm người dùng.
- Ưu điểm.
- Nhược điểm.
Link3
Đầu tiên, Link3 là một nền tảng mang tính chất đột phá khi trở thành địa điểm để tổ chức các sự kiện như AMA, Giveaway,... một cách minh bạch, công bằng và phi tập trung. Bên cạnh đó, Link3 cũng là một nền tảng cho phép tổ chức lưu trữ các thông tin về các kênh mạng xã hội, thành viên, sự kiện đáng nhớ,... tương tự như Linktree trong Web3 và Link3 là một nền tảng mạng xã hội cho phép đăng tải các thông tin, bài viết, video,..
Với mình Link3 mang lại một trải nghiệm tương đối mượt mà, không bị giật lag quá nhiều và sản phẩm mang lại tính khác biệt. Đã có rất nhiều các dự án, cá nhân đã triển khai các sự kiện Giveaway, AMA trên nền tảng của Link3. và hiện tại, ngay cả khi nền tảng đã ra mắt token và airdrop nhưng vẫn cón rất nhiều event được diễn ra trên Link3.
Tuy nhiên, Link3 vẫn tồn tại một số các nhược điểm như sau:
- Việc triển khai 1 event trên Link3 sẽ tương đối khó so với một người mới hoàn toàn. Thông qua việc triển khai 1- 2 event đầu tiên thì người triển khai mới quen thuộc với nền tảng hơn.
- Nếu như Link3 đã làm rất tốt trong việc triển khai AMA thì với ngạch Airdrop/Giveaway thì Link3 chưa có vị thế thật sự cho với các nền tảng khác như QuestN.
Lenster
Tiếp theo là Lenster, Lenster là một phiên bản Twitter phi tập trung và hiện nay đã là SocialFi mạnh mẽ nhất và đông người dùng nhất trên hệ sinh thái Lens Protocol. Điều mình cảm thấy hài lòng nhất với Lenster đó chính là các trải nghiệm trên Lenster tương đối dễ hiểu và không quá phức tạp thậm chí nó còn đơn giản hơn cả Twitter.
Tuy nhiên, Lenster vẫn tồn tại một số các nhược điểm như sau:
- Trải nghiệm trên Lenster thực sự tệ đối với mình khi mà phải kí quá nhiều khi đăng bài. Mặc dù có nút kí 1 lần để đăng nhiều lần mình đã thử nhưng không được.
- Lenster không có điều gì thu hút mình ngoại trừ việc làm Retroactive cho Lens Protocol.
- Mạng Polygon thực sự tệ trong việc giải quyết các giao dịch. Mình nghĩ rằng Polygon không phải mảnh đất lành cho các giao thức SocialFi thậm chí là Layer 3 của Polygon.
- Hiện tại, người dùng chưa thể tham gia tự do vào mạng lưới của Lens Protocol. Họ bắt buộc phải được giới thiệu hoặc bỏ số tiền tương đối để mua tên miền .lens.
Warpcast
Cuối cùng là Warpcast nằm trong hệ sinh thái của Farcaster, Warpcast cũng là một nền tảng mạng xã hội tương tự như Twitter hay Facebook. Tuy nhiên, Farcaster có một số những điểm mang lại sự khác biệt như:
- Người dùng có thể lựa chọn các chủ đề mình quan tâm để theo dõi ví dụ như Farcaster, OP Stack,... hoặc là theo dõi các sự kiện đang trên dòng xu hướng.
- Người dùng có thể quan sát được các NFT của mình thông qua phần NFT trong Profile.
- Warpcast sẽ tự tạo những cộng đồng NFT. Ví dụ sẽ có cộng đồng cho những người nắm giữ ENS, NFT của Base, Introduced,...
- Hỗ trợ những nhà sáng tạo nội dung tạo ra các NFT mà cho người dùng có thể mint nó và coi nó như 1 membership để tham gia vào cộng đồng.
- Trải nghiệm cực kì mượt mà không cần kí giao dịch, không cần tài khoản Web3 có thể đăng nhập bằng SĐT hoặc tài khoản Google,...
Tuy nhiên, Warpcast vẫn tồn tại một số các nhược điểm như sau:
- Phải mất phí tham gia khoảng 300k VNĐ cho mỗi năm. Đây là phí lưu trữ dữ liệu.
- Chưa tạo được nhiều sự thích thú cho người dùng khi tham gia Warpcast chủ yếu khoảng 60% vẫn là những người tham gia vì Retroactive. Nhưng vẫn cao hơn nhiều so với Lenster.
Nhận định cá nhân về Lenster, Link3 & Warpcast
Nếu xét riêng về mặt là một nền tảng Social Web3 thì mình đánh giá Warpcast là nền tảng tốt nhất trong 3 nền tảng và cũng tốt nhất trên thị trường hiện nay về tất cả những yếu tố đặc biệt là về trải nghiệm người dùng. Link3 sẽ mạnh về việc là nền tảng tổ chức các sự kiện còn với mạng xã hội của Link3 chưa thực sự thu hút người dùng tham gia.
Nhưng nếu xét về việc phục vụ đông đảo các dự án, người dùng thì Link3 lại đang làm tốt hơn cả. Chỉ có Lenster là nền tảng kém nhẩt và chưa thể hiện được nhiều.
Hệ Sinh Thái Giữa 3 Nền Tảng Social Graph
Lens Protocol lúc này đang làm hệ sinh thái với nhiều mảnh ghép và đa dạng nhất so với Farcaster và CyberConnect. Nếu như các nền tảng như Farcaster hay CyberConnect vẫn đang tập trung cho Social thì Lens Protocol đã có những mảnh ghép Finance trong nền tảng của mình đặc biệt là một số dự án về mảng Credit (cho vay dựa trên điểm tín dụng của người dùng).
Một số các dự án trên Lens Protocol đã kêu gọi vốn thành công như:
- Phaver: Dự án đã kêu gọi thành công $7M tại vòng Seed với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư như Polygon Ventures, Nomad Capital, dao5, Symbolic Capital, Foresight Ventures, Alphanonce, f.actor,...
- ORB: Dự án cũng kêu gọi thành công $2.3M với sự tham gia của Superscrypt, Founders, Inc., Foresight Ventures, Aave Companies, Stani Kulechov, founder of Aave Companies and Lens Protocol, and Sandeep Nailwal, co-founder of Polygon.
- RociFi: Kêu gọi thành công $2.7M với sự tham gia của Arrington Capital, Goldentree, Nexo, LD Capital và Skynet Trading.
- Phi xyz: Kêu gọi thành công $2M tại vòng Seed với sự dẫn đầu của Delphi Digital và Chapter One bên cạnh đó có tham gia bởi một số quỹ đầu tư như Polygon Ventures và nhiều Angel Invester như 0xmons, Zefram, Scott More, Tim Beiko, Makoto Inoue,...
Tuy nhiên, các mảnh ghép Social của Lens Protocol mình vẫn thấy sự thiếu sáng tạo hoặc một vài sự sáng tạo chưa tạo ra đột phá. Hầu hết những dự án có lượng người dùng cao nhất đều là những mô hình copy từ Social Web2, một số những Social có sự đổi mới như Memester, Fanstatic,... thì không thu hút được người dùng.
Đối với CyberConnect thì sau thành công của Link3 thì dự án mới bắt đầu rục rịch phát triển hệ sinh thái. Ở thời điểm hiện tại có tương đối nhiều dự án đã xây dựng thêm sản phẩm của mình trên Cyber với khởi đầu từ Lens Protocol hay Solana như RociFi, Phaver, Grape,... Chính vì vậy việc đánh giá CyberConnect ở thời điểm hiện tại là khá sớm và cần nhiều thời gian hơn để quan sát.
Cuối cùng là Farcaster, nền tảng có trong mình tuy không nhiều nhưng các dự án trên Farcaster đều là native và khá chất lượng. Đầu tiên là Warpcast mình đã chia sẻ đầu tiên, tiếp theo là Paragraph - nền tảng Substack phi tập trung đã kêu gọi thành công $1.7M từ vòng Pre Seed với sự tham gia của Lemniscap, Binance Labs, FTX Ventures, Sfermion,... đặc biệt dự án này đã nhận được Grant từ chương trình Base Ecosystem Fund từ Coinbase Venture.
Một dự án thuộc hệ sinh thái của Farcaster là Unlonely - nền tảng Livestream phi tập trung trực tuyến cũng đang được giới thiệu rộng rãi bởi chính Base - Layer 2 được xây dựng và phát triển bởi Coinbase Ventures. Có vẻ như với Background từng làm CEO & CTO tại Coinbase đã giúp cho Farcaster đang có những ưu thế nhất định nhờ các mối quan hệ chất lượng.
Sự Ganh Đua Về Công Nghệ Giữa 3 Nền Tảng
Nếu nhìn lại thì Lens Protocol và CyberConnect cũng đều ra mắt tương đối sớm trong khi Farcaster mới nổi lên thời gian gần đây. Chính yếu tố này đã thúc đẩy Lens Protocol và CyberConnect có những bản nâng cấp đầu tiên lần lượt là V2 và V3. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Lens V2 và CyberConnect V3 có những điều gì đặc biệt và thú vị.
Một số điểm đặc biệt của Lens V2 bao gồm:
- Open Actions: Cho phép các hành động ngoài Lens Protocol được thực thi trên nền tảng như mint NFT của Opensea, tham gia Whitelist,...
- Profile V2: Áp dụng tiêu chuẩn ERC 655. Tên miền sẽ lưu trữ hành động, hồ sơ danh tính,... mà không chỉ đơn giản là tên miền.
- Profile Manager: Cho phép cho quyền quản lý với các ví khác. Điều này giúp lưu trữ tên miền ở ví lạnh và kí các giao dịch ở ví nóng.
Một số điểm đặc biệt của CyberConnect V3 bao gồm:
- CyberAccount: Áp dụng công nghệ Account Abstraction để đơn giản hóa trải nghiệm người dùng như mất privaye key vẫn khôi phục được ví, tên miền là CyberID - theo dạng có thời gian, kí 1 lần sử dụng nhiều lần và tài khoản doanh nghiệp.
- CyberGraph: Là một bộ Smartcontract đóng vai trò kết nối danh tính người dùng với các nội dung, mối quan hệ xã hội của họ cho phép ghi lên các EVM Blockchain khác nhau.
- CyberNetwork: CyberConnect xây dựng một blockchain riêng phù hợp với SocialFi có thể là Layer 2 và Layer 1.
Đối với Farcaster thì mô hình hoạt động của họ tương đối khác biệt so với Lens Protocol và CyberConnect đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ví dụ như Farcaster thì tên miền của họ là offchain và họ sẽ hỗ trợ một số tên miền on-chain như Ethereum Name Service trong tương lai có thể có thêm các nền tảng khác trong khi đó tên miền của Lens và Cyber đều 100% là on-chain. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu của Lens và Cyber được triển khai trên Filecoin hoặc Arweave thì Farcaster lựa chọn một hình thức lưu trữ P2P nghĩa là Farcaster có một nền tảng node riêng điều này dẫn tới phí sử dụng của Warpcast khoảng 300K VNĐ mỗi năm.
Để nhận xét về công nghệ thì sẽ tương đối khó mình sẽ dựa trên quan điểm của Vitalik Buterin thì có một điều khá lạ là đã có đến 2 lần Vitalik Buterin shill về Farcaster đặc biệt là shill về công nghệ chứ không phải về hệ sinh thái.
Còn đối với góc độ của mình thì thấy rằng các nền tảng đều có sự nâng cấp để có một trải nghiệm người dùng tốt hơn. Cuối cùng, công nghệ thì vẫn sẽ được thể hiện bằng trải nghiệm người dùng, mình không tin một công nghệ cũ lại đem lại một trải nghiệm mượt mà. Về yếu tố trải nghiệm người dùng mình cảm thấy Farcaster mang lại trải nghiệm tốt nhất đến CyberConnect và cuối cùng là Lens Protocol.
Liệu Còn Những Chú Ngựa Ô Khác?
CyberConnect, Lens Protocol và Farcaster chắc chắn sẽ không đơn độc trong cuộc đua SocialFi. Thời gian gần đây Blockchain nền tảng dành riêng cho mảng SocialFi là DeSo cũng đã chính thức cập nhật lộ trình phát triển khi thấy thị trường này đang có hiện tượng nóng lại. Một số những cập nhật đáng chú ý có thể kể đến bao gồm:
- Giới thiệu DeSo Stack nhắm hỗ trợ các nhà phát triển dễ dàng xây dựng sản phẩm trên BLockchain của mình.
- Giới thiệu lộ trình 4 phase để hướng tới khả năng mở rộng cho hàng triệu người dùng với Sharding là trung tâm.
Bên cạnh DeSo, thời gian gần đây đã có một nền tảng Social hoàn toàn mới chính là Frame - nền tảng mạng dành cho các nhà sáng tạo nội dung và người sưu tầm. Frame được xây dựng trên bộ source của Arbitrum Nitro, có thể nói đây là bản fork đầu tiên của Arbitrum sau một khoảng thời gian dài làm việc và xin phép Offchain Labs.
Tổng Kết
CyberConnect, Lens Protocol và Farcaster đang tạo ra một cuộc đua SocialFi thực sự rất thú vị. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm được cuộc đua tam mã SocialFi giữa Lens Protocol, CyberConnect và Farcaster
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Stabble Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Stabble - November 22, 2024
- Divvy.Bet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Divvy.Bet - November 22, 2024
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024