Real World Assets là một Narrative mà chúng ta được nghe, được kể bởi truyền thông, KOL, các bên Media làm về Crypto nói đến rất nhiều, thậm chí là nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cũng đã đề cập và đang nghiên cứu phát triển lĩnh vực này. Tuy nhiên được nhắc đến nhiều là vậy nhưng nhìn vào tình hình thị trường hiện giờ chúng ta khó có thể thấy dòng tiền thực sự chảy vô một dự án nổi bật làm về RWA hay những dự án nói chung làm về lĩnh vực này.
Vậy nguyên nhân do đâu mà các dự án làm về RWA vẫn chưa bùng nổ? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua phân tích dưới đây.
Lí Do Khiến RWA Chưa Thể Bùng Nổ
APY chưa đủ hấp dẫn
Khi nhìn vào các miếng bánh trong thị trường RWA hiện tại ta có thể thấy được những mảnh ghép chính sau:
- Stablecoin sinh lãi suất được bảo chứng bởi các loại trái phiểu có rủi ro thấp: Matrixdock, OpenEden, Ondo Finance.
- Private Credit: Dự án kết nối dòng vốn trong DeFi với các tổ chức doanh nghiệp truyền thống có nhu cầu vay vốn. Một số dự án như: Maple Finance, GoldFinch, TrueFi, Centrifuge.
Điểm chung của các mô hình này là mang đến cho nhà đầu tư nhỏ lẻ một nguồn lợi nhuận ổn định, không quá cao và trên hết là an toàn. Nó không giống với LSDfi nơi mà các giao thức xây tầng tầng lớp lớp lên nhau và tạo ra một bức tranh Ponzi khổng lồ, khi ai cũng bảo tôi có ETH nhưng ETH chỉ được nắm giữ tại giao thức Liquid Staking đầu tiên. RWA cũng hiện tại cũng có rất ít những dự án xây xung quanh các stablecoin sinh lãi xuất hay LP token từ việc cung cấp các khoản vay để tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Khi tham gia Crypto có lẽ phần đông họ kì vọng một nguồn lợi nhuận đột biến hơn thay vì chỉ là sự ổn định và mức APY rơi vào khoảng 5%~5.5%. Tất nhiên con số này không quá tệ khi đang là Bear Market và nó còn tùy thuộc vào số tiền, vị thế, khẩu vị của mỗi nhà đầu tư. Nhưng khi nhìn vào TVL của các giao thức Liquid Staking, các dự án làm về LSDfi từ đầu năm đến hiện tại ta có thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều của các dự án bên đó so với TVL của các dự án trong mảng RWA. Ngay cả những dự án mới ra mắt gần đây như Prisma Finance hay Layer 2 Blast cũng đã có những sự tăng trưởng về TVL một cách đáng kinh ngạc. Phải chăng không chỉ là lợi nhuận đem lại, mà là những câu chuyện xung quanh sản phẩm, đối tượng khách hàng của các giao thức RWA đang không phù hợp với phần đông nhà đầu tư trong thị trường Crypto?
Một điều nữa đối với các dự án làm Stablecoin bảo chứng với trái phiếu chính phủ Mỹ để hưởng lợi nhuận từ đó thì với mức lãi suất hiện tại đang là mức lãi đủ hấp dẫn để người dùng lock tiền vào và hưởng lợi nhuận. Thời gian tới khi mà chính phủ Mỹ hạ dần lãi suất xuống để kích thích nền kinh tế hoặc khi thị trường bước vào Uptrend thì những mô hình như vậy có lẽ sẽ không còn hiệu quả nữa. Đặc biệt trong giai đoạn mà lãi suất thấp, nhà nhà, người người khoe lãi từ việc đầu tư coin thì có lẽ đến lúc đó các dự án phải có những chiến lược, sản phẩm khác để duy trì giao thức và dữ chân người dùng.
Thực tế là khi nhìn qua sự tăng trưởng của các dự án LSDfi hay các ngách khác nửa đầu năm nay thì ít nhiều các dự án làm bên mảng RWA cũng "chạnh lòng".
Rủi ro đối với nhà đầu tư
Trong năm 2022 các dự án trong mảng RWA cũng đã gặp những rắc rối với các vấn đề riêng của mình.
Maple Finace - Nợ xấu tự việc quá gắn bó với DeFi
Đầu tiên không thể không nhắc tới khoản nợ $36M của Orthogonal Trading vay trên Maple Finance thông qua pool được Maven 11 Credit quản lý. Người chịu thiệt hại đầu tiên trong trường hợp này đó là bên kiểm duyệt (quản lí pool), thứ hai chịu tổn hại trực tiếp đó là các nhà đầu tư đã gửi tiền vào giao thức. Tính đến thời điểm hiện tại số tiền $36M vẫn chưa được thu hồi.
Trong năm 2022 Maple cũng mắc thêm vào một khoản nợ xấu với Auros Trading thông qua pool được Maven 11 quản lý. Hiện tại theo thông báo mới nhất vào ngày 8/11/2023 Auros Global đã hoàn trả 100% số tiền nợ trong đó bao gồm $7.5M USDC và 8.400 wETH. Đây được coi là sự kiện bồi thường thành công đầu tiên trong thị trường DeFi. Rất may là số nợ đã được hoàn trả đầy đủ cho các nhà đầu tư và các bên liên quan, tuy nhiên nó cũng mất gần 1 năm thời gian chờ đợi và không phải ai cũng may mắn được nhưu những nạn nhân của sự cố trên.
GoldFinch & câu chuyện Startup lung lay
Trong quá trình hoạt động của mình thì GoldFinch cũng mắc tới những khoản nợ xấu liên quan tới một công ty làm về mảng taxi xe máy đó là Tugende ở Unganda-một quốc gia ở Đông Phi. GoldFinch đã cho Tugende vay với số tiền $5M với thời hạn 2 năm và thời điểm đáo hạn là vào tháng 10/2023. Tuy nhiên Tugende lại vi phạm hợp đồng khi cho một bên khác vay với sô tiền là $1.9M vào tháng 12/2022 và Tugende không thể thu hồi được khoản vay này.
Hiện tại đội ngũ của GoldFinch vẫn đang làm việc và đưa ra giải pháp cho 2 bên nhằm khôi phục được sự cố này
TrueFi cũng dính nợ xấu
TrueFi cũng là đơn vị làm trong mảng RWA khi kết nối dòng vốn trong DeFi tới các doanh nghiệp TraFi. Trong qua trình hoạt động của mình TrueFi cũng gặp những vấn đề riêng của họ. Cụ thể vào ngày 10/10/2022 TrueFi đưa ra thông báo rằng Blockwater Technologies chưa thanh toán khoản vay theo lịch trình trị giá $3.4M BUSD. Đây là khoản nợ đầu tiên được tuyên bố vỡ nợ trên dự án. TrueFi và nhận sự của Blockwater cũng đã có mặt tại tòa án tạị Hàn Quốc để giải quyết.
Trước đó, Blockwater đã hoàn thành thanh toán 8 khoản vay với trị giá 645.405 USD cho khoản vay 2.967.458 USD. Và trong lần trả nợ gần nhất phía Blockwater đã hoành thành thêm khoản tiền bổ sung là 125.000 USD, tổng cộng là 769.433,06 đô la tính đến thời điểm hiện tại từ Blockwater, tương đương khoảng 22% hoàn trả số dư khoản vay trước khi tái cơ cấu. Số tiền còn lại vẫn đang được TrueFi làm việc với tòa án Hàn Quốc và các bên liên quan đẻ giải quyết.
Sau đó, Invictus Capital cũng đã được TrueFi công bố là không thể trả được khoản nợ $1M vào ngày 30/10 dưới dạng khoản vay trong pool BUSD. Đây là khoản vay tín chấp và được đảm bảo bằng tình hình tài chình tốt cũng như danh tiếng của mình, điều này làm phúc tạp thêm tình hình thu hồi vốn. Hiện tại dự án đang tích cự làm việc để thu hồi số vốn và sẽ thông báo cho người dùng vào Q4 2023.
Qua những trường hợp của các dự án làm về mảng Credit ta có thể thấy được các mối nguy hiểm luôn luôn thường trực. Đặc biệt là những dự án cho vay dưới chuẩn hoặc tín chấp. Bên cạnh rủi ro bảo mật về Smart Contracts thì nhà đầu tư còn một mối lo về nợ xấu. Mặc dù cũng có một số trường hợp may mắn có lại được tiền của mình, tuy nhiên nó có thể phải mất một khoảng thời gian rất lâu. Đây cũng có thể lí do khiến cho mảng Credit không thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Rủi ro về thanh khoản
Trong RWA có một số dự án làm về mảng Stablecoin sinh lãi suất được bảo chứng bởi trái phiểu chính phủ Mỹ. Đây được xem là một trong nhưng ngách khá an toàn và lợi nhuận ổn định. Các giao thức hoạt động trong một công thức khá giống nhau đó là người tiền gửi tiền vào giao thức sau đó sẽ nhận lại được loại token đại diện cho số Stablecoin đã gửi vào và nhận lãi suất từ đó. Các giao thức sẽ dùng số tiền người dùng gửi vào thông qua bên thứ 3 hoặc họ tự quản lý để mua trái phiếu.
Tuy nhiên, lãi suất và giá của trái phiếu tỉ lệ nghịch với nhau. Và lãi suất thì có thể thay đổi bất cứ lúc nào tùy vào tình hình kinh tế. Trong trường hợp mức lãi suất mới gây ra tổn thất tạm thời với giá trái phiểu của các giao thức đang nắm giữ, thêm vào đó là các nhà đầu tư liên tục reddem lại số Stablecoin sinh lãi của mình thành số Stablecoin ban đầu thì có thể dẫn đến tình trạng mất peg đối với số Stablecoin sinh lãi suất khi mà các giao thức phải bán lỗ trái phiếu để đủ lượng thanh khoản cho việc rút tiền. Đây mặc dù là trường hợp rất hiếm để xảy ra, nhưng cơ bản vẫn là một mối nguy cơ thưởng trực mà mọi người cần lưu ý đến.
Tính pháp lý chưa hoàn thiện
Rào cản về pháp lý cũng là một yếu tố khiến cho nhiều dự án không thể đưa ý tưởng của mình lên thành sản phẩm. Các loại trái phiếu được lựa chọn nhiều bởi vì tính thanh khoản cao, việc tiếp cận và đưa nó lên blockchain cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với việc token hóa bất động sản, xe oto, đồng hồ, điện thoại...
Rất nhiều dự án, các KOL họ vẽ lên bức tranh đó là đưa bất động sản, xe cộ, tranh ảnh lên Blockchain biến nó thành NFT và đem đi thế chấp từ đó gia tăng thanh khoản cho các loại tài sản, giao dịch xuyên biên giới, tối ưu vốn. Để làm được việc đó mình nghĩ rất lâu nữa hoặc có khi nó sẽ không bao giờ xảy ra.
Khi các bạn đi thế chấp một căn nhà để vay tiền làm ăn các bạn sẽ phải trải qua vô cùng nhiều bước trước khi nhận được tiền vay. Mọi người phải định giá nhà, làm giấy tờ công chứng, chứng minh thu nhập và kế hoạch trả tiền, tiêu tiền. Mình nghĩ không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới họ cũng sẽ có những bước tương tự như vậy. Mặc dù nó rắc rối và mất thời gian nhưng việc đó là cần thiết để những khoản vay không gây ra hệ quả xấu.
Và để đưa các loại tài sản phức tạp như vậy lên Blockchain và thế chấp vay ra tiền, hoặc ai đó ở Mỹ bị thanh lý ngôi nhà và người thanh lý ở Việt Nam thì việc chuyển giao tài sản nó cũng rất phức tạp về mặt pháp lý, chứ không phải chỉ cần dựa vào một hai dòng hợp đồng thông minh là có thể giải quyết được.
Hoặc việc token hóa oto, nhà, đồng hồ thành NFT và NFT bị đánh cắp chẳng hạn. Hacker cầm NFT đó tới qui đổi ra thành tài sản? Mọi người có thể hình dung ra là việc đó nó phức tạp như thế nào và gần như blockchain không thể giải quyết được.
Bằng chứng về việc dự trữ
Việc các NFT đại diện cho những tài sản ở thế giới thực và dùng NFT đó làm tài sản dùng để thế chấp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thấy được những bên làm dịch vụ lưu ký hoặc khó biết chính xác những tài sản ngoài thế giới thực có đang thực sự ở đó và được bảo mật kĩ hay không. Điều này cũng làm giấy lên mối lo đối với các giao thức làm về Credit, việc thanh lý có được diễn ra một cách minh bạch và nhanh chóng? Hay chỉ đơn giản là việc làm rõ cho người dùng thấy được tài sản thế chấp vẫn đang ở đó và an toàn.
Vẫn chỉ là bánh vẽ
Hiện tại trên thị trường ngoài các giao thức làm về Stablecoin, Credit ra thì cũng đã có những đơn vị đem bất động sản lên trên blockchain để kinh doanh.
LandShare
Đây là một dự án đi token hóa các bất động sản (nhà, căn hộ) thành các Assets Token sau đó đưa nó lên blockchain để bán số Assets Token với số vốn là $50 USD, dự án được xây dựng trên mạng lưới blockchain. Trong Landshare sẽ có 2 loại sản phẩm chính:
- Rental Properties: Đây là những ngôi nhà sau khi được token hóa sẽ được Landshare đem đi cho thuê từ đó tạo ra lợi nhuận hàng tháng và chia lại lợi nhuận đó cho những người sỡ hữu Assets Token từ sản phẩm. Người dùng có thể mua bán số Assets Token này, và nó đại diện cho số cổ phần sở hữu liên quan đến ngôi nhà được token hóa. Số vốn để có thể sở hữu Assets Token này chỉ là $50 USD.
- House Flips: Đây là sản phẩm giúp nhà đầu tư mua House Flips token, số tiền này sẽ được Landshare trùng tu, làm mới những ngồi nhà cũ và sau đó bán chúng với giá cao hơn. Từ việc năm giữ số token này sẽ giúp cho họ kiếm được lợi nhuận ngay lúc bán được nhà, khác với việc nhận tiền lãi cho thuê hàng tháng như Rental Properties
Hiện tại dự án không công khai doanh thu cũng như số nhà đã tiếp cận được. Dự án hoạt động dưới luật pháp của tiểu bang Wyoming tại Hoa Kỳ và người dùng muốn mua Asset token thì phải KYC với dự án. Trong mô hình này ta có thể thấy còn khá nhiều chỗ chưa được làm rõ:
- Mọi hoạt động từ việc cho thuê, số tiền từ việc bán căn hộ, giá nhà cho thuê đều phụ thuộc hết vào Landshare khiến cho những nhà đầu tư từ xa khó có thể kiểm soát được sự minh bạch, tất cả dựa vào lòng tin với dự án.
- Đối với những nhà đầu tư chọn dịch vụ House Flips thì còn phải chờ vào đội ngũ sale của Landshare có bán được nhà hay không. Nếu không bán được hoặc rất lâu sau mới bán được thì số tiền vốn phải nằm im là rất lâu.
- Dự án cũng không nói rõ về việc cần bao lâu để tập hợp vốn để từ đó mua lại căn hộ và cho thuê. Hiện tại thì Assets token không thể đổi lại tiền hay giao dịch. Dự án có nói về việc có thể mua bán OTC Assets token thông qua Team của dự án với mức giá nhất định những hiện tại tính năng này vẫn chưa được mở.
- Các vấn đề về pháp lý xảy ra khi Assets token của chính chủ bị đánh cắp thì giải quyết như thế nào, làm sao để biết được người năm giữ token đã bán cho người khác cũng không được dự án đề cập đến trong tài liệu.
Lí Do Để Lạc Quan Về Tương Lai Của Real World Assets
Pháp lý rõ ràng
Có lẽ tính pháp lý đang là một trong những yếu tố quan trọng nhất để kết nói dòng tiền khổng lồ từ thị trường TraFi vào trong DeFi. Bitcoin ETF nếu được thông qua sẽ là cánh cửa đầu tiên giúp cho hai thị trường được kết nối với nhau.
Bitcoin ETF là một quỹ mô phỏng biến động giá của Bitcoin, có thể giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán. Về cơ bản, một công ty sẽ nắm giữ Bitcoin và đồng thời phát hành một số lượng chứng chỉ quỹ ETF nhất định, mỗi chứng chỉ quỹ ETF đại diện cho 1 phần trên tổng vốn của quỹ, vì vậy giá của Bitcoin thay đổi bao nhiêu % thì giá trị của 1 chứng chỉ quỹ ETF cũng thay đổi bấy nhiêu.
Vì sao phải có Bitcoin ETF? Đầu tiên, đối với các nhà đầu tư ở thị trường truyền thống họ ưu tiên sự an toàn, việc họ được bảo vệ trong những thương vụ đầu tư của mình, đó mới là điều quan trọng. Điều thứ hai đó là không phải nhà đầu tư nào cũng có đủ kiến thức để tự mua và bảo quản số BTC của mình. Các sàn CEX lớn như Binance, OKX chỉ phù hợp cho việc giao dịch, để đảm bảo an toàn lên mức cao nhất thì tự lưu trữ Crypto mới là phương án được đặt lên hàng đầu - FTX là một ví dụ điển hình cho việc chúng ta để quá nhiều tài sản trên sàn giao dịch và tất nhiên các nhà đầu tư ở thị trường truyền thống không muốn mắc phải những sự kiện như vậy. Vậy nên các quỹ Bitcoin ETF sẽ là những đơn vị đứng ra lưu trữ và nhà đầu tư có thể dễ dàng mua chúng trên các sàn giao dịch chứng khoán và còn nhận được sự bảo vệ của luật pháp tại Hoa Kỳ.
Trên đây là danh sách những quỹ đầu tư ở phố Wall đã nộp đơn và chờ đợi SEC phê duyệt quỹ của mình. Mỗi quỹ bắt buộc phải có một lượng BTC dự trữ để bảo chứng cho số BTC ETF được phát hành trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc nếu các quỹ Bitcoin ETF này được thông qua thì ta sẽ thấy được lượng tiền từ các quỹ đầu tư phố Wall mua và hold Bitcoin - đây sẽ là một tín hiệu tích cực cho giá BTC về mặt dài hạn. Không chỉ riêng Bitcoin hưởng lợi mà từ việc BTC tăng giá cũng sẽ kéo theo nhiều sự chú ý vào thị trường từ đó các Altcoin cũng sẽ hưởng được hiệu ứng từ việc tăng giá của BTC.
Trên đây là chart của vàng. Thời điểm quỹ GOLD ETF đầu tiên được thông qua rơi vào ngày 28/03/2003 do ETF Securities phát triển chính thức ra mắt. Gía của vàng từ đó đã "một đi không trở lại". Có thể thấy khi pháp lý được rõ ràng thì việc đón nhận nguồn tiền sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi pháp lý được thông qua với Bitcoin trước thì các dự án làm về RWA cũng sẽ từ từ tiến tới những khung pháp lý rõ ràng hơn để có thể cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm hơn cho nhà đầu tư. Bitcoin ETF sẽ là "tấm gương" đầu tiên giúp cho thị trường Crypto tiếp cận đến với các khung pháp lý tiếp theo. Có thể sau đó sẽ là Ethereum ETF Spot và những đồng coin khác.
Sự quan tâm của các công ty truyền thống
Đây là tuần thứ 11 liên tiếp ta thấy được dòng tiền từ các quỹ đầu tư truyền thống đổ vào thị trường. Mặc dù đã có sự điều chỉnh khi số tiền đang giảm dần tuy nhiên một điều chúng ta vẫn thấy được đó là thị trường Crypto đang có một sức hút rất hấp dẫn không chỉ với các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà còn là các quỹ quản lý hàng tỉ USD.
Google mới đây cũng đã đưa ra thông báo update về nội dung quảng cáo. Bắt đầu từ ngày 29/1/2024, các nhà quảng cáo cung cấp quỹ crypto nhắm đến Hoa Kỳ có thể quảng cáo những sản phẩm và dịch vụ khi họ đáp ứng các yêu cầu sau và được chứng nhận bởi Google.
Google cũng đang rất lạc quan về việc Bitcoin ETF sẽ được thông qua, vậy nên việc đưa ra các luật mới để làm rõ các quy tắc sẽ giúp cho các quỹ Crypto có chiến lược phù hợp hơn.
HSBC - một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, trong mục tiêu tới năm 2024 thì HSBC sẽ cho ra mắt dịch vụ Token hóa các chứng khoán cho các tổ chức. Trong khi đó một chi nhánh của HSBC có trụ sở tại London đang cố gắng thử sức mình trong lĩnh vực token hóa vàng.
27/10/2023 theo Bloomberg đưa tin ngân hàng Hoa Kỳ JPMorgan (JPM) hiện xử lý các giao dịch trị giá 1 tỷ USD bằng token kỹ thuật số JPM Coin mỗi ngày. JPM Coin là mã thông báo thanh toán cho phép các khách hàng tổ chức của JPMorgan thực hiện thanh toán bán buôn dựa trên blockchain giữa các tài khoản trên toàn thế giới.
Onyx by JP Morgan là ngân hàng toàn cầu đầu tiên tiên phong đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng blockchain cho việc thanh toán, tài sản di chuyển khắp thế giới.
Mới đây họ đã trình làng sản phẩm đầu tiên đó là mạng lưới Tokenized Collateral Network (TCN) cùng với Blackrock và Barclays sẽ hoạt động trên nền tảng Onyx Digital Assets. Giao dịch đầu tiên liên quan đến việc mã hóa cổ phiếu của Qũy thị trường tiền tệ BlackRock (Money Market Fund) và cầm cố chúng làm tài sản thế chấp với Barclays cho một hợp đồng phái sinh.
London Stock Exchange Group đang xem xét việc sử dụng blockchain để xây dựng cái mà họ mô tả là “một hệ sinh thái thị trường kỹ thuật số "từ đầu đến cuối" để huy động và chuyển vốn giữa các loại tài sản”.
Họ dự định sử dụng công nghệ blockchain giúp cho phép huy động và chuyển nhượng vốn một cách liền mạch hơn, tiết kiệm chi phí hơn giữa các loại tài sản.
DBS Bank là ngân hàng cho vay lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã cho ra mắt nền tảng trái phiếu token hóa, cho phép các nhà đầu tư tổ chức giao dịch trái phiểu được má hóa trên mạng blockchain. Sản phẩm đầu tiên của họ là Security Token Offering (STO) được định giá $11 triệu đô la Mỹ. Trái phiếu này là đợt niêm yết đầu tiên trong chiến lược token hóa tài sản của DBS nhằm khai thác xu hướng về việc token hóa tài sản. Sự đi đầu này cũng mở ra mô hình cho các công ty khác kêu gọi vốn thông qua token hóa sản phẩm.
Project Guardian là một sáng kiến hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách (Policymaker) và ngành tài chính nhằm tìm cách kiểm tra tính khả thi của việc token hóa tài sản và DeFi đồng thời quản lý rủi ro đối với sự ổn định và toàn vẹn của ngành tài chính.
Mục tiêu của dự án này bao gồm:
- Thí điểm trong ngành với các tổ chức tài chính truyền thống và FinTech để hiểu các cơ hội và lĩnh vực rủi ro.
- Đánh giá tác động chuyển đổi dài hạn và hướng tới sự phát triển an toàn của hệ sinh thái bằng cách sử dụng các thí điểm và bài học kinh nghiệm trong ngành làm tài liệu tham khảo.
- Thiết lập các hướng dẫn và khuôn khổ chính sách. Xác định mô hình quản trị, tiêu chuẩn kỹ thuật cho DeFi được quy định.
World Bank hay còn gọi là Ngân hàng Thế giới là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho chính phủ của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhằm mục đích theo đuổi các dự án vốn có trụ sở tại Washington , D.C., Hoa Kỳ được thành lập vào tháng 7 năm 1944.
Vào ngày 25/10/2023, Ngân hàng Thế giới đã chính thức công bố về việc huy động được $105M thông qua trái phiếu kỹ thuật số có thời hạn 3 năm để tài trợ cho các sáng kiến phát triển bền vững của mình. Đây cũng là lần phát hành chứng khoán kỹ thuật số đầu tiên trên nền tảng Chứng khoán Kỹ thuật số mới ra mắt của Euroclear.
Việc phát hành trái phiếu có sự tham gia của Citi giám sát quá trình phát hành và thanh toán, TD Securities đóng vai trò là đại lý và Ngân hàng Euroclear đóng vai trò là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Trung ương cho tổ chức phát hành.
Có thể thấy việc token hóa các tài sản đang được những ông lớn hàng đầu trong thị trường áp dụng, đặc biết là trái phiếu, xa hơn nữa có thể là cổ phiếu. Các cuộc hội thảo, thử nghiệm cúng đang được rất nhiều những tổ chức lớn thực hiện nhắm tìm ra mô hinh, quy định và tính pháp lý rõ ràng trước khi áp dụng và đi vào thực tế trên quy mô lớn.
Việc token hóa tài sản không chỉ gia tăng thanh khoản cho các tài sản, việc token hóa và đưa lên blockchain cũng giúp mọi thứ trở nên minh bạch hơn mở ra cơ hội cho các dự án làm dịch vụ lưu ký, bảo hiểm. Đây sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho những dự án hướng tới việc giúp các doanh nghiệp truyền thống token hóa các loại tài sản và thêm một lí do nữa khiến cho chúng ta có thể lạc quan về RWA.
Một số mô hình thành công
Bên cạnh những dự án còn rất nhiều lỗ hổng trong mô hình kinh doanh của mình khi không tạo ra được nhiều lợi nhuận và thậm chí còn gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Thì cũng đã có những công ty rất thành công khi đi đầu trong linh vực RWA và vẫn đang từng ngày phát triển.
Tether
Tether Limited là công ty phát hành đồng stablecoin có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện tại đó là USDT. Tether hoạt động bằng cách người dùng sau khi KYC sẽ gửi vào Tether số USD bằng tiền thật sau đó họ sẽ mint ra USDT để người dùng có thể giao dịch trên không gian blockchain. Số USDT được mint ra sẽ được bảo chứng bằng số USD người dùng gửi vào Tether. Tether sẽ thu một khoản phí nhỏ khoảng 0.1% lần chuyển từ USDT về USD. Tất nhiên đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta thì sẽ bán trên sàn hoặc OTC nhưng với các tổ chức, sàn giao dịch thì họ phải làm việc trực tiếp với Tether để có thể chuyển đổi số USDT thành tiền pháp định.
Tether không trả lãi cho những người dùng gửi tiền vào để mint ra USDT. Ngược lại họ còn dùng số tiền mặt của người dùng gửi vào để đi mua những trái phiếu chính phủ và lãi suất hiện tại đang rất hấp dẫn cho những khoản tiền khổng lồ của Tether đang nắm giữ. Đây là nguồn doanh thu rất lớn của Tether và việc của họ cần làm đó là quản lí rủi ro.
Trong những báo cáo năm 2023 Tether đã công bố những con số khổng lồ về mặt lợi nhuận:
- Q1/2023: Vào Q1 lợi nhuận ròng của họ là $1.48B - một mức lợi nhuận cực kì khổng lồ, con số này cùng gấp đôi mức lợi nhuận $700M vào Q4/2022. Và Q1/2023 họ quản lý khoảng $81.8 tỉ USD để bảo chứng cho $79.3 tỉ USDT bên ngoài thị trường.
- Q2/2023: Trong Q2 khoản lãi của Tether được công bố đó là $850M và số tiền dự trữ vượt mức của công ty là $3.3B.
- Q4/2023: Q3 lợi nhuận của Tether thu về khoảng $850M từ trái phiếu. Tính đến ngày 30/9/2023 Tether đang nắm giữ $86.3B tài sản, bảo chứng cho $83.1B USDT đã phát hành ra thị trường. Và trong năm 2024 họ tuyên bố rằng sẽ cung cấp dữ liệu USDT theo thời gian thực.
Có thể thấy rằng việc đi đầu trong việc token hóa đồng USD đã mang lại cho Tether những thành công mà ít người có thể ngờ tới. Với khoản thu nhập khổng lồ trong năm 2023, Tether đang từng bước xây chắc vị thế số 1 của mình trong việc phát hành Stablecoin. Công ty hiện tại đã đa dạng hóa thêm danh mục đầu tư của mình và trong đó có cả Bitcoin. Việc một công ty lớn như Tether năm giữ Bitcoin cũng là một tín hiệu tích cực về mặt dài hạn cho thị trường Crypto.
Đây hiện tại là một trong những mô hình thành công nhất trong việc token hóa tài sản lên trên blockchain.
MakerDAO
Giao thức nổi bật nhất hiện tại trong ngách RWA không ai khác đó là MakerDAO. Đây cũng là dự án đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận khi bước chân vào RWA. Mô hình hoạt động của MakerDAO không quá phức tạp và chủ yếu xoanh quanh stablecoin DAI của họ. Người dùng muốn mint ra DAI để tham gia vào DeFi thì phải thế chấp những tài sản mà MakerDAO hỗ trợ. Khi mint DAI thì người dùng gửi tài sản vào Vault và mỗi một loại tài sản thì sẽ tương ứng với một Vault. Khi người dùng muốn đóng vị thế thì hoàn trả lại số DAI và trả thêm một khoản là Stabality Fee (Đây sẽ là doanh thu của giao thức). Trước đây thì tài sản thế chấp được MakerDAO chấp nhận thì chỉ là ETH, WBTC, USDC, USDT...
Ngày 30/10/2020 đánh dấu bước tiến đầu tiên của MakerDAO khi đặt chân vào thị trường RWA với việc thông qua đề xuất RWA-001 (dùng tài sản thế chấp của 6S Capital) với khoản vay đề xuất là $15.000.000 DAI.
Tính tới thời điểm hiện tại MakerDAO đã thông qua hơn 15 đề xuất cho phép sử dụng các loại tài sản khác nhau ở thế giới thực để vay ra stablecoin DAI. Chính việc áp dụng chiến lược này đã mang lại cho MakerDAO một nguồn lợi nhuận mà bất kì giao thức nào cũng mong muốn. Tính đến cuối tháng 10 năm 2023 Stability Fee của MakerDAO thu được từ trước tới giờ đó là $62.104.265 DAI và chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2023 thì con số đó là $59.925.750 DAI. Bên cạnh việc kiếm lợi nhuận từ việc cho vay stablecoin DAI, MakerDAO cũng đã nhiều lần dùng số DAI trong treasury của dự án để đầu tư những sản phẩm có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp.
Lần đầu tiêu họ sử dụng $500.000.000 DAI để phân bổ với tỉ lệ 8/2 vào các tài sản là tín phiếu ngắn hạn và trái phiếu doanh nghiệp vào tháng 10/2022. Vào ngày 17/3 MakerDAO tiếp tục nâng số tiền phân bổ vốn vào trái phiếu kho bạc Mỹ lên con số $1,25 tỷ USD (150% so với số tiền ban đầu) và đạt được số phiếu đồng thuận là 77.3%. Hành động này được cho là việc giúp MakerDAO đa dạng hóa tài sản dự trữ cho DAI cùng với đó là đa dạng doanh thu từ những tài sản thế giới thực.
MakerDAO còn thiết lập cho mình một Vault với trị giá 1,29 tỷ DAI dựa theo đề xuất của BlockTower Capital có tên MIP90, Vault này được lập ra để đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn và đã được thông qua vào ngày 1/6/2023 với tỉ lệ phiếu bầu là 99,99%.
Ngoài việc đầu tư vào các tài sản thế giới thực kể trên, Maker cũng đã thiết lập một Vaul RWA-014. Với việc thông qua đề xuất này, Maker sẽ gửi $500.000.000 USDC tới lưu ký trên Coinbase Custody với lãi 2.6%/năm.
Việc mở rộng tiếp cận sang những sản phẩm ở thị trường truyển thống đã giúp cho bức tranh tài chính của Maker có những hướng chuyển biến rất tích cực. Với những bước tiến trên MakerDAO vừa đa dạng được nguồn doanh thu của mình, không những thế còn đẩy mạnh được vốn hóa của stablecoin DAI.
Có thể nói vốn hóa DAI càng được mở rộng thì doanh thu thu về cho MakerDAO càng lớn.
Centrifuge
Centrifuge là một giao thức được xây dựng trên Layer 1 Centrifuge và là một parachain trong hệ sinh thái Polkadot chuyên dùng để mang các tài sản ở thế giới thực token hóa lên blockchain. Đây cũng là một dự án làm trong mảng Credit. Sản phẩm đầu tiên của Centrifuge đó là Tinlake được xây dựng trên mạng Ethereum.
Mô hình hoạt động của Centrifuge khá đơn giản. Người dùng sẽ token hóa cái tài sản thành NFT của mình sau đó đưa vào Tinlake như một dạng tài sản thế chấp để vay ra tiền từ nhà đầu tư cung cấp thanh khoản. Điểm đặc biệt của Centrifuge nữa là MakerDAO đã chấp nhận sử dụng các RWA đã được token hóa trong pool của Tinlake để vay ra stablecoin DAI. Điều này càng khẳng định thêm về độ uy tín cũng như chất lượng sản phầm từ Centrifuge.
Tính đến thời điểm hiện tại Centrifuge đang là đơn vị làm về mảng Credit thành công nhất. Giao thức đang có số khoản vay đang hoạt động cao nhất. Centrifuge đồng thời đang dẫn đầu về số lượng tài sản được khóa trong giao thức (TVL sấp xỉ $253 triệu USD) so với các đối thủ cùng ngành.
Dự Phóng Cá Nhân
Có thể hiện tại RWA không được cộng đồng chú ý nhiều so với các narratives khác. Tuy nhiên các tổ chức như BlackRock, JP Morgan Chase, HSBC... vẫn đang "âm thầm" đưa công nghệ Blockchain vào trong các tài sản ngoài thế giới thực, họ vẫn đang phát triển, thử nghiệm trước khi biến nó thành một trend thực sự khổng lồ. Pháp lý vẫn đang là yếu tố then chốt, khi mọi thứ được giải quyết nó sẽ mở ra xu hướng luân chuyển tài sản giữa hai thị trường TraFi và DeFi.
Xu hướng token hóa tài sản sẽ rất thịnh hành trong 5-10 năm tới, nó sẽ giúp cho các nhà đầu tư tiếp cận với nhiều khoản đầu tư hơn, gia tăng thanh khoản của các tài sản. Đây cũng sẽ là thị trường tiềm năng cho các công ty phát triển dịch vụ lưu ký, bảo hiểm, định giá. Và tất nhiên RWA sẽ không phải là một trend ngắn hạn đơn thuần, nó sẽ phát triển song hành với thị trường Crypto.
Tổng Kết
RWA không chỉ là một trend ngắn hạn của thị trường, khi các yêu tố cuối cùng về pháp lý được giải quyết thì đây sẽ là một xu hướng đi cùng với thị trường trong khoảng thời gian dài phía trước. Qua bài viết hi vọng mọi người đã có những insight tại vì sao hiện tại vẫn chưa phỉa là thời điểm bùng nổ cho các dự án làm về RWA, đồng thời có thêm niềm tin vào tương lai khi mà xu hướng token hóa tài sản đang là thứ mà các tổ chức, ngân hàng lớn nhắm đến.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024