Airdrop/Retroactive đã thật sự biến thành một kênh kiếm tiền không giới hạn trong thị trường với vô vàn những hình thức khác nhau phù hợp với tất cả vị thế của người dùng từ những người không có vốn đến nhưng người nắm trong tay hàng trăm ngàn đô. Trong bài viết này mình sẽ cùng mọi người đi vào một chủ đề chính là làm thế nào để biến Airdrop thành dòng tiền thụ động hàng tháng thay vì là một nguồn thu bấp bênh.
Trong bài này mình sẽ chia sẻ dựa trên vị thế & kinh nghiệm của bản thân mình trong việc biến Airdrop thành dòng tiền thụ động như thế nào trong thời gian qua.
Biến AirdropThành Dòng Tiền Thụ Động Dễ Dàng
Quy tắc cốt lõi để xây dựng dòng tiền từ Airdrop
Airdrop không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận ngay lập tức, và không phải dự án nào cũng thành công. Để tạo ra dòng tiền đều đặn, bạn cần tăng số lượng dự án tham gia, giống như cách nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư. Quy tắc cốt lõi đến biến Airdrop thành dòng tiền thụ động tương đối đơn giản và dễ hiểu bao gồm:
- Gia tăng số lượng các dự án Airdrop tham gia.
- Chăm chỉ & bền bỉ với từng kèo Airdrop qua từng ngày, từng tuần & từng tháng.
Đầu tiên chính là yếu tố bằng mọi cách hãy gia tăng số lượng các dự án Airdrop bạn tham gia nhưng không ảnh hưởng quá nhiều về mặt hiệu suất của từng dự án. Bởi vì nếu mọi người làm 10 dự án cùng một thời điểm và mình làm 30 dự án cũng tại thời điểm đó thì xác suất việc mình có 1 kèo Airdrop trong tháng sẽ TGE sẽ cao hơn bạn khoảng 3 lần.
Không chỉ dừng lại ở đó, mọi người cần có một chiến lược thật sự nghiêm túc, bài bản và kỉ luật trong việc làm Airdrop. Nghiêm túc trong việc tìm kiếm các dự án mới để làm Airdrop mỗi ngày thông qua các nền tảng như Twitter, Cryptorank, Crypto Fundraising, KOLs nổi tiếng,... Bài bản trong việc lên kế hoạch để làm sao chúng ta có thể tận dụng một cách tối đa với từng khoảng thời gian, từng số tiền và kỉ luật trong việc làm Airdrop mỗi ngày, điều này nghe thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm thì mọi người sẽ rất nhanh chán nản vì các hành động lặp đi lặp lại.
Làm sao để gia tăng số lượng các dự án tham gia làm Airdrop?
Trước khi bước vào bước tưởng chứng dễ dàng này thì điều quan trọng hơn cả chính là việc xác định vị thế của cá nhân mình, sẽ có nhiều vị thế khác nhau trong thị trường như:
- Người không có vốn
- Người có số vốn bình thường (dưới $20.000).
- Người có số vốn tương đối thoải mái (trên $20.000).
Đối với mình thì mình là người có số vốn tương đối thoải mái trong đó phần chính là Stablecoin, Ethereum, Solana và Bitcoin, bên cạnh đó mình không có nhiều thời gian dành cho việc làm Airdrop/Retroactive, chính vì vậy mình có chiến lược tiếp cận như sau:
- Tập trung 90% vào các dự án tốn phí.
- Gần như nói không với các dự án Testnet, Devnet, Social, GameFi,... bởi vì quá tốn thời gian, quá nhiều thời gian và mình cảm thấy nó chỉ phù hợp với những người có số vốn bằng 0 hoặc mới tiếp cận làm Airdrop/Retroactive.
- Ưu tiên cho các dự án vừa theo hướng cung cấp thanh khoản, stake,... trong khoảng thời gian dài và chỉ cần tương tác một vài lần mỗi tháng.
- Ưu tiên cho các dự án mà có thông tin nội bộ về việc sẽ sớm ra mắt token trong tháng hay trong quý.
Ở trên là số lượng các dự án mình tham gia làm Airdrop trong cùng một thời điểm với số lượng tổng cộng lên tới hơn 70 dự án khác nhau. Mặc dù số lượng lớn là vậy nhưng thực ra mình bỏ thời gian ra không quá nhiều cho mỗi ngày, thậm chí là mỗi tuần:
- Số lượng các dự án dePIN treo máy chiếm 10% tổng số lượng các dự án làm Airdrop (khối lượng công việc này không cần làm).
- Số lượng các dự án về mặt Add LP, Stake chiếm 50% tổng số lượng các dự án làm Airdrop (khối lượng công việc này không cần làm).
- Số lượng các dự án về mảng Tradding, Cross-chain chiếm khoảng 30% tổng số lượng các dự án làm Airdrop.
- Số lượng các dự án phải áp dụng đa dạng & phức tạp chiếm 5%.
- Còn lại các dự án theo thiên hướng miễn phí thì chiếm khoảng 5%.
Thực tế số lượng các dự án chiếm nhiều thời gian nhất chính là các dự án trong mảng DEX & Cross-chain là khi chúng ta thường xuyên phải thực hiện giao dịch để gia tăng số lượng transaction, Volume, Fees,... Để tiết kiệm thời gian thì chiến lược của mình như:
- Đối với các dự án Cross-chain mình sẽ ưu tiên sử dụng các giải pháp này thay thế cho việc nạp - rút trực tiếp từ các sàn giao dịch về các Blockchain khác nhau mà với lượng phí giao dịch không chênh lệch quá nhiều. Tương tự đối với các dự án DEX hay DEX Aggregator mình sẽ mua token trực tiếp trên DEX thay vì trên CEX hoặc swap các cặp Stablecoin để tránh bị trượt giá quá nhiều. Chiến lược biến DEX hay các giải pháp Bridge trở thành một sản phẩm Organic với bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình chứ không phải 100% làm vì Airdrop.
- Không làm mỗi ngày & dồn dập thương mình sẽ cách một ngày làm 1 lần, thậm chí có những giải pháp Bridge có chi phí cao thì một tuần mình chỉ làm một lần. Ví dụ với những dự án tốn dưới $0.3 (có thể là phí giao dịch hoặc slippage) thì cách ngày làm một lần, còn với các dự án tốn khoảng $1 thì một tuần mình chỉ là một lần duy nhất, tuy nhiên với các dự án mình nghĩ sớm ra mắt TGE thì sẽ tăng lên 2 lần một tuần.
- Đối với các công việc đơn giản như này thì mình cũng nhờ tới một người mình tin cậy để làm hàng ngày thay cho mình, tất nhiên phải đi kèm với một File Sheet để theo dõi về hiệu suất làm việc.
Từ đó khi rút gọn lại thì mình thật sự chỉ mất nhiều thời gian cho việc làm các dự án có chiến lược phức tạp thường là các nền tảng Layer 1, Layer 2 trong đó bao gồm Lending, Borrowing, Swap, Cung cấp thanh khoản,... Tuy nhiên các dự án cũng không cần phải làm hàng ngày mà chỉ cần có mục tiêu để hướng đến tương đối dễ dàng.
Ngoài ra, có một điểm thú vị trong chiến lược làm Airdrop của mình đó chính là các kèo "Bonus" như mọi người nhìn thấy trên ảnh. Những dự án Airdrop Bonus là những dự án phát sinh trong quá trình mình làm một dự án Airdrop chính nào đó. Ví dụ:
- Trong quá trình làm Airdrop dự án Eclipse thì mình vô tình đưa Hyperlane từ một kèo tốn phí thành một giải pháp Bridge Organic giải quyết nhu cầu thực của mình, vô tính sử dụng thêm nhiều nền tảng Bridge khác nhau trong cùng một thời điểm như Relay. Owlto Finance hay LayerSwap.
- Trong quá trình làm Airdrop dự án Jumper thì mình cũng có swap thông qua một bên thứ ba chính là Bebop.
- ...
Quay trở lại với tiêu đề thì làm thế nào để gia tăng số lượng các dự án tham gia làm Airdrop, một số chiến lược mình áp dụng bao gồm:
- Sau mỗi tuần mình sẽ ngồi kiểm tra lại các dự án kêu gọi vốn thành công trong tuần, kiểm tra nhanh về phân tích cơ bản, về sản phẩm & có gì để làm Airdrop hay không nếu như các phân tích bước đầu ổn.
- Theo dõi Twitter để tìm các dự án mới được shill bởi một nhà phát triển, một dự án nổi tiếng nào đó.
- Theo dõi các KOLs chất lượng trong ngành Airdrop/Retroactive bao gồm cả trong nước lẫn ngoài nước.
- Theo dõi DeFiLlama hàng tháng trong việc tìm kiếm các dự án mới có tốc độ tăng trưởng TVL đáng kinh ngạc. Với bản thân mình một dự án có sản phẩm tốt, thu hút người dùng cũng không thua kém gì với một dự án đã kêu gọi thành công từ quỹ đầu tư.
- Theo dõi các trang có các nguồn thông tin chất lượng về Airdrop như Cryptorank,...
Chỉ cần làm đủ những bước trên thì mình đảm bảo là chỉ sợ bạn không đủ tài chính để theo tất cả các dự án mà thôi.
Đối với các vị thế khác thì sao?
Đối với những người có lượng vốn thấp nhưng bù lại có khoảng thời gian nhiều thì mọi người nên tập trung 80% vào những kèo miễn phí thời gian gần đây như B3, Monad, Berachain, Movement,... và 20% dành cho những kèo tốn ít phí như Succinct. Bên cạnh đó việc quan trọng với những ai ở vị thế này chính là phải làm nhiều ví, kèo càng chất lượng thì số lượng ví phải càng nhiều.
Ví dụ đối với kèo B3 thì chỉ cần khoảng 5 ví là đủ nhưng với kèo Berachain hay Monad thì số lượng ví tối thiểu phải là 10 ví thậm chí là 15 - 20 ví khác nhau.
Còn đối với các bạn xuất phát với số vốn bằng 0 thì 100% tuyệt đối tập trung vào những kèo miễn phí với số lượng ví tương đối lớn. Còn về việc tìm dự án hay phân tích dự án thì cũng không khác gì nhiều so với các vị thế ở trên, số lượng ví, thời gian, công sức, trí lực cấp số nhận theo chất lượng dự án mà mình tham gia làm Airdrop.
Chăm chỉ & bền bỉ với từng kèo Airdrop qua từng ngày, từng tuần & từng tháng
Việc săn Airdrop là một cách kiếm tiền thụ động trong thế giới Crypto. Tuy nhiên, nhiều người thường chỉ tham gia một vài dự án rồi bỏ cuộc vì không thấy lợi nhuận ngay lập tức. Trên thực tế, các kèo Airdrop lớn thường yêu cầu người dùng kiên trì, tương tác liên tục và tham gia trong thời gian dài. Để không bỏ lỡ các kèo Airdrop lớn, mọi người cần có kế hoạch cụ thể. Nên nhớ rằng:
- Airdrop không phải là “tiền miễn phí” ngay lập tức – Bạn cần kiên trì tham gia trong nhiều tháng.
- Lập kế hoạch làm Airdrop hàng ngày – hàng tuần – hàng tháng để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ để tiết kiệm thời gian và tối đa hóa lợi nhuận.
Đừng dùng tiền kiếm được từ Airdrop quay lại thị trường quá nhiều
Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người khi kiếm tiền từ Airdrop/Retroactive là quay lại thị trường quá nhiều, dẫn đến mất hết lợi nhuận. Sau khi nhận Airdrop với số tiền lớn, thay vì chuyển một phần sang tài sản an toàn như Stablecoin, ETH, SOL, BTC, nhiều người lại tiếp tục đổ tiền vào các dự án rủi ro, khiến toàn bộ số tiền kiếm được từ Airdrop biến mất.
Sau khi nhận Airdrop, thay vì giữ toàn bộ số tiền bằng token dự án, bạn nên phân bổ lại tài sản một cách hợp lý. Một chiến lược phổ biến là:
- 60% chuyển thành Stablecoin, Bitcoin, Ethereum & Solana. Toàn bộ tài sản này tiếp tục được mang đi tiêp tục làm Airdrop. Nên nhớ rằng số vốn càng nhiều, số lượng các dự án tham gia càng nhiều từ đó chúng ta sẽ nhận về nhiều Airdrop hơn trong tương lai.
- 20% giữ lại nếu thấy dự án còn tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
- 20% mọi người có thể sử dụng trong việc đầu tư vào thị trường Crypto để không bở lỡ bất kì nhịp nào của thị trường Crypto.
Tổng Kết
Việc biến Airdrop thành dòng tiền thụ động đòi hỏi sự kiên trì, kỷ luật và chiến lược thông minh. Nếu bạn chăm chỉ, theo dõi thị trường và tham gia đúng cách, việc kiếm tiền từ Airdrop có thể trở thành một nguồn thu nhập ổn định và lâu dài.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Squads Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Squads - April 23, 2025
- NinjaTrader Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử NinjaTrader - April 23, 2025
- Incentiv Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Incentiv - April 22, 2025