BTCFi là gì? BTCFi là viết tắt của BitcoinFi hoặc Bitcoin Finance thể hiện tham vọng của các nhà phát triển xây dựng một hệ sinh thái Bitcoin đa dạng và lớn mạnh. Bitcoin Finance đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng trong thời gian qua. Vậy Bitcoin Finance có điều gì hấp dẫn mọi người đến như vậy thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu thêm về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về BTCFi
BTCFi là gì & Lí do ra đời
Bitcoin mặc dù không phải đồng tiền điền điện tử đầu tiên nhưng tính tới hiện tại thì Bitcoin đã trở thành đồng tiền điện tử lớn nhất và thành công nhất trong thị trường Crypto. Tuy nhiên với việc đi đầu khiến cho Bitcoin không có được nhiều công nghệ như các dự án sau này, đặc biệt trong đó việc không hỗ trợ hợp đồng thông minh khiến cho BTC không được linh hoạt sử dụng như ETH trên Ethereum. Có thể nói rằng người dùng nắm giữ BTC trên mạng Bitcoin thì cũng chỉ biết đứng yên một chỗ và không làm gì trong suốt thời gian đó.
Vấn đề này của Bitcoin đã được quan tâm từ khi Ethereum ra đời ra đến nay và có thể nói rằng BTCFi đã được phát triển từ rất lâu cho tới nay. Qua thời gian BTCFi được gọi với nhiều cái tên khác nhau như BitcoinFi, Bitcoin Finance, Bitcoin DeFi,...
Lịch sử phát triển của BTCFi
Nhìn lại lịch sử phát triển của BTCFi chúng ta dễ dàng thấy rằng:
- 2008 - Ra đời của Bitcoin: Bitcoin được giới thiệu lần đầu tiên bởi Satoshi Nakamoto thông qua whitepaper "Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System." Được ra mắt chính thức vào năm 2009, Bitcoin được thiết kế như một hệ thống tiền tệ phi tập trung, không cần sự can thiệp của bên thứ ba như ngân hàng.
- 2013 - Xuất hiện khái niệm DeFi trên Bitcoin: Các nhà phát triển và cộng đồng Bitcoin bắt đầu thảo luận về việc mở rộng chức năng của Bitcoin từ việc chỉ là tiền kỹ thuật số sang việc hỗ trợ các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi). Tuy nhiên, hạn chế của Bitcoin trong việc lập trình hợp đồng thông minh đã ngăn cản sự phát triển ngay lập tức của các ứng dụng DeFi trên nền tảng này.
- 2017 - Giới thiệu Lightning Network: Lightning Network, một giải pháp lớp thứ hai (Layer 2) cho Bitcoin, được triển khai để cải thiện tốc độ giao dịch và giảm phí. Lightning Network giúp các giao dịch Bitcoin diễn ra nhanh hơn, mở ra tiềm năng cho các ứng dụng tài chính phức tạp hơn.
- 2018 - Sự ra đời của Wrapped Bitcoin (WBTC): Wrapped Bitcoin (WBTC) được giới thiệu như một cách để mang giá trị của Bitcoin vào mạng lưới Ethereum, nơi mà các ứng dụng DeFi phát triển mạnh mẽ hơn nhờ khả năng lập trình hợp đồng thông minh. WBTC là một token ERC-20 được hỗ trợ hoàn toàn bởi Bitcoin, cho phép người dùng tương tác với các ứng dụng DeFi trên Ethereum.
- 2019 - Phát triển các giải pháp Layer 2s: Ngoài Lightning Network, các giải pháp lớp thứ hai khác như Liquid Network của Blockstream được phát triển để cung cấp khả năng giao dịch nhanh chóng và bảo mật hơn trên Bitcoin. Liquid Network cũng hỗ trợ các ứng dụng tài chính và trao đổi tài sản phi tập trung.
- 2020 - Xuất hiện các nền tảng DeFi Native Trên Bitcoin: Các dự án như RSK (Rootstock) và Stacks đã phát triển các nền tảng cho phép triển khai hợp đồng thông minh trực tiếp trên mạng lưới liên kết với Bitcoin. RSK sử dụng sidechain để mang lại chức năng hợp đồng thông minh cho Bitcoin, trong khi Stacks tạo ra một lớp hợp đồng thông minh chạy song song với Bitcoin.
- 2021 - Phát triển Sovryn và DeFi trên Bitcoin: Sovryn, một nền tảng DeFi xây dựng trên RSK, ra mắt, cung cấp các dịch vụ như vay mượn, giao dịch đòn bẩy và staking trên nền tảng Bitcoin. Đây là một trong những nền tảng đầu tiên cho phép người dùng thực hiện các hoạt động DeFi mà vẫn giữ tài sản của họ dưới dạng Bitcoin native.
- 2022 - Tích hợp hơn nữa với DeFi: Nhiều dự án DeFi bắt đầu tích hợp với Bitcoin bằng cách sử dụng các cầu nối cross-chain và công nghệ liên quan, mở rộng sự tương tác giữa Bitcoin và các mạng lưới Blockchain khác. Các nền tảng như BadgerDAO và ThorChain tạo điều kiện cho sự tương tác này, tăng cường khả năng thanh khoản cho Bitcoin trong DeFi.
- 2023 - Mở rộng DeFi trên Bitcoin: Các giải pháp tiếp tục được phát triển để cải thiện tính năng của DeFi trên Bitcoin, bao gồm việc nâng cấp Lightning Network và mở rộng các giải pháp sidechain. Các nền tảng như Stacks tiếp tục ra mắt các ứng dụng phi tập trung (DApps) mới, tận dụng sức mạnh của Bitcoin để mang lại tính bảo mật và phân quyền cao hơn cho DeFi.
Trong suốt những thời gian qua nguyên nhân lớn nhất làm cho BTCFi không thể bùng nổ và phát triển mạnh mẽ đến từ chính việc Bitcoin không hỗ trợ các hợp đồng thông minh phức tạp. Tuy nhiên, những biến số mới đã xuất hiện với bản cập nhật Taproot, chính Taproot đã tạo động lực cho sự ra đời của Bitcoin Ordinals và sau này là Runes Token, không những vậy nó cũng là nền tảng để BTCFi trở lại một cách mạnh mẽ.
Không những vậy một trong những soft fork sắp tới là OP_CAT dự kiến sẽ làm cho Bitcoin trở nên linh hoạt hơn nữa khi nó có thể hoạt động như một Setlement Layer với các giải pháp Rollup hay cho phép triển khai các Smartcontract phức tạp hơn từ đó tiếp tục thổi lửa cho BTCFi có thể quay trở lại.
Nhìn vào các dự án kêu gọi vốn thành công trong thời gian vừa qua, bên cạnh các dự án kêu gọi vốn khổng lồ trong mảng Infastructure hay công nghệ AI thì các dự án thuộc mảng BTCFi đang nhận được sự quan tâm đông đảo từ các quỹ đầu tư trong thị trường bao gồm nhiều cái tên hàng đầu như Polychain Capital, Paradigm, Binance Labs, Multicoin, Pantera Capital, OKX Ventures, Spartan Group, Amber Group,...
Rõ ràng dòng vốn của các quỹ đầu tư thể hiện tầm nhìn của các quỹ đối với một dự án hay một ngành nào đó trong thị trường Crypto.
Các mảnh ghép hình thành trên BTCFi
Có thể thấy rằng trên Bitcoin chúng ta đang chứng kiến một số những mảnh ghép như:
- Staking, Liquid Staking & Restaking: Xu hướng Staking Bitcoin được khởi đầu bởi dự án Babylon - nền tảng BTCFi lớn nhất thị trường hiện nay, đi cùng với sự bùng nổ của Babylon là sự ra đời của hàng loạt các giải pháp Liquid Staking như Lorenzo Protocol, Lombard Finance, PumpBTC,...
- Bitcoin Ordinals & Runes: Là những mảnh ghép xây dựng trực tiếp trên Bitcoin từ đó kiến tạo nên những mảnh ghép Finance cho các tài sản này trực tiếp trên Bitcoin.
- Bitcoin Layer 2: Là các Blockchain nền tảng được xây dựng trực tiếp hoặc gián tiếp thừa hưởng bảo mật, phi tập trung trên Bitcoin từ đó kiến tạo nên một hệ sinh thái DeFi tương đồng với Ethereum nhưng trên Bitcoin.
TOP 5 Dự Án Nổi Bật Trong Mảng BTCFi
Babylon: Dự án mở ra xu hướng Staking Bitcoin
Babylon là một nền tảng Blockchain được xây dựng dựa trên mạng lưới Bitcoin, tập trung vào việc mở rộng và đảm bảo tính bảo mật cùng phi tập trung của hệ thống. Được coi như một giải pháp Layer 2 cho Bitcoin, Babylon sử dụng hai phương pháp chính: Bitcoin Timestamping và Bitcoin Staking. Giao thức Bitcoin Timestamping giúp bảo vệ mạng lưới khỏi các cuộc tấn công phân nhánh bằng cách đánh dấu thời gian của các block Babylon trên mạng Bitcoin. Trong khi đó, Bitcoin Staking cho phép người dùng khóa Bitcoin trong các vault tự quản để trở thành Validator và tham gia vào quá trình xác nhận giao dịch.
Cơ chế hoạt động của Babylon bắt đầu từ việc người dùng staking BTC để trở thành Validator, sau đó tham gia vào quá trình xác nhận và ký block. Các Validator có thể mở khóa Bitcoin đã staking thông qua các giao dịch xác định hoặc trong trường hợp bị phát hiện gian lận, BTC của họ sẽ bị đốt cháy. Đặc biệt, Babylon đã sử dụng ngôn ngữ Bitcoin Scripting để xây dựng Staking Contract trên mạng Bitcoin, giúp tăng cường tính bảo mật và tự động hóa quy trình staking.
Babylon được thành lập bởi Mingchao Yu và David Tse, hai chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ và blockchain. Mingchao Yu, với nền tảng học vấn về viễn thông, đã giữ vai trò lãnh đạo kỹ thuật tại nhiều công ty nổi tiếng. David Tse, một giáo sư kỳ cựu của Đại học Stanford và MIT, cũng đã đóng góp vào sự phát triển của Babylon. Babylon đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng và các quỹ đầu tư, với các khoản đầu tư đáng kể từ Hack VC, Polychain Capital, và Binance Labs.
Lombard Finance: Dự án dẫn đầu xu hướng Liquid Staking Bitcoin
Lombard Finance là một nền tảng Liquid Staking dành cho Bitcoin, cho phép người dùng stake Bitcoin của họ để nhận lợi nhuận và nhận về LBTC, một token đại diện cho BTC đã staking. Được thành lập vào tháng 4 năm 2024, Lombard Finance tận dụng mô hình của Babylon để tạo ra một giải pháp mở rộng cho Bitcoin, đồng thời cung cấp thêm các tính năng tài chính như lending, cung cấp thanh khoản, và sử dụng LBTC làm tài sản thế chấp trong các giao thức DeFi khác.
Cơ chế hoạt động của Lombard Finance rất đơn giản. Người dùng gửi BTC vào hệ thống và nhận lại LBTC với tỷ lệ 1:1. BTC sau đó được gửi tới Babylon để staking và tạo lợi nhuận. LBTC, ngoài việc đại diện cho BTC trong hệ thống, còn có thể được sử dụng trong các hoạt động tài chính khác trên nhiều blockchain khác nhau, nhờ tính chất omnichain của nó. LBTC cũng được bảo vệ bởi các tiêu chuẩn bảo mật cao từ mạng lưới Babylon và Lombard Consortium, giúp tăng cường tính an toàn cho tài sản người dùng.
Lombard Finance cũng có một kiến trúc hệ thống phức tạp và bảo mật, với sự tham gia của các thành phần như CubeSigner - một nền tảng quản lý khóa dựa trên phần cứng, và các nút Bitcoin để đảm bảo việc quản lý khóa và giao dịch một cách an toàn. Quá trình này bao gồm việc xác minh giao dịch và staking BTC, đốt LBTC khi người dùng muốn rút BTC, và quản lý rủi ro thông qua các chính sách bảo mật nghiêm ngặt.
Được thành lập bởi Jacob Phillips, người có nền tảng vững chắc trong ngành công nghệ và đầu tư mạo hiểm, Lombard Finance đã thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Đến tháng 7 năm 2024, Lombard Finance đã kêu gọi thành công 16 triệu USD trong vòng Seed, với sự tham gia của các quỹ đầu tư nổi tiếng như Polychain Capital, Babylon, và Robot Ventures, cho thấy tiềm năng lớn của nền tảng này trong lĩnh vực Liquid Staking và DeFi.
Mezo: Nền tảng Bitcoin Layer 2 với Proof of HODL
Mezo là một nền tảng Layer 2 dành cho Bitcoin, tập trung vào trải nghiệm người dùng và sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of HODL. Với cơ chế này, người dùng có thể khóa Bitcoin (BTC) của mình, cũng như các loại tài sản tương tự như tBTC và wBTC, để tham gia vào quá trình vận hành mạng lưới và nhận điểm HODL. Điểm HODL được tích lũy dựa trên thời gian và số lượng BTC đã khóa, tạo ra cơ hội cho người dùng kiếm thêm thu nhập từ việc nắm giữ BTC mà không cần phải bán chúng.
Một trong những điểm nổi bật của Mezo là cơ chế Referral, cho phép người dùng nhận điểm HODL từ những người họ mời tham gia vào nền tảng, tạo nên một hệ sinh thái tương tác và phát triển cộng đồng. Người dùng có thể nhận 21% điểm HODL từ người mà họ trực tiếp mời và thêm 9% từ người được mời bởi người này. Cơ chế này không chỉ khuyến khích sự lan truyền của Mezo mà còn tăng cường sự gắn kết trong cộng đồng người dùng.
Mezo được phát triển bởi Thesis, một Web3 Venture Studio nổi tiếng với các dự án như Fold, Keep, và Taho. Nhờ vào sự hỗ trợ của Thesis, Mezo đã xây dựng được một nền tảng vững chắc với các tính năng bảo mật và tính năng tiện ích cho người dùng. Ngoài ra, Mezo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn, với các vòng gọi vốn thành công bao gồm 21 triệu USD vào tháng 4 năm 2024 do Pantera Capital dẫn đầu và 7.5 triệu USD vào tháng 7 năm 2024 với sự tham gia của Ledger và Cathay Innovation.
Với lộ trình phát triển gồm các giai đoạn tập trung vào tiếp thị, mở rộng hệ sinh thái, và ra mắt mạng lưới Mainnet cùng token MEZO, Mezo đang tiến tới mục tiêu trở thành một nền tảng Layer 2 hàng đầu cho Bitcoin, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và khai thác tiềm năng của thị trường tiền điện tử.
Tổng Kết
BTCFi là một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) được xây dựng dựa trên mạng lưới Bitcoin, nhằm mục đích mở rộng các ứng dụng tài chính trên Bitcoin thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như staking, lending, và cung cấp thanh khoản. BTCFi tận dụng tính bảo mật và phi tập trung cao của Bitcoin, đồng thời cải thiện khả năng mở rộng và hiệu quả giao dịch.
Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về BTCFi là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hemi Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hemi Network - October 10, 2024
- Arcium Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Arcium - October 10, 2024
- Vana Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Vana - October 9, 2024