I. Tổng quan về Layer 1
Layer-1 hay còn gọi là Smartcontract Platform là lớp đầu tiên, quan trọng nhất để xây dựng các mảnh ghép bên trên như Infastructure, DeFi, NFT, Gaming,…
Layer-1 đầu tiên trong thị trường crypto và dẫn đầu cho đến hiện tại là Ethereum.
Bạn có thể thấy tiêu đề chủ đề hôm nay là “Các yếu tố tạo nên 1 Layer-1 thành công”, thành công ở đây mang tính chính tương đối chứ không phải tuyệt đối theo hướng hoàn hảo về mọi khóa cạnh. Mỗi 1 Layer-1 đều có những ưu/nhược điểm riêng ngay cả Ethereum cũng còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Các layer-1 khác như Solana, Polygon POS, Near Protocol, Avalanche, BNB Chain,… cũng tương tự.
II. Các yếu tố tạo nên L1 thành công
Khi quan sát các hệ sinh thái từ giai đoạn sơ khai, đến quá trình hình thành, xây dựng, phát triển và được đa số cộng đồng biết đến thì theo mình có 2 yếu tố chung tạo nên thành công của các L1:
1. Yếu tố business (Kinh doanh)
2. Yếu tố technology (Công nghệ)
2 yếu tố này nhìn bên ngoài thì tách biệt nhưng cũng rất gắn bó, liên quan chặt chẽ đến nhau. 1 dự án có thể kết hợp nhuần nhuyễn 2 yếu tố này thì sẽ rất thành công. Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào các yếu tố này nhé, mình không phải 1 nhà kinh doanh đại tài hay 1 dev siêu năng nên chia sẻ cũng dựa trên kinh nghiệm cá nhân mà mình quan sát được. Nên đây cũng không phải chén thánh trong đầu tư L1!
Yếu tố business (Kinh doanh)
Business là một mảng rất rộng nên mình chỉ đưa ra các ví dụ để mọi người rất hình dung.
Đầu tiên với Solana
1. Marketing của Solana làm cực kì tốt khi tận dụng 1 điểm duy nhất trong phần công nghệ để tập trung quảng bá tới users về tốc độ giao dịch “65.000 tps” nhanh nhất trong tất cả các L1 trong cùng thời điểm đó. Mọi chiến dịch, bài viết, thông tin,… liên quan đến Solana chỉ nói nhiều về yếu tố đó và điều tạo lên nó là Proof Of History.
2. Marketing tốt nhất là về giá thì Solana chiếm spotlight luôn. Là 1 trong những L1 tăng trưởng tốt nhất trong 2021, giúp các VCs như Multicoin hay các retails hold từ 1$ một mức lợi nhuận khổng lồ.
3. Về Business Model: Không định hướng mình là 1 EVM như là Polygon POS, BNB Chain (thời điểm đó là Binance Smart chain) hay Avax C-Chain,… mà Solana khẳng định mình là 1 non-EVM Blockchain và tự phát triển HST dựa trên thực lực của mình. Theo mình nhớ 1 năm thường có 2 hackathon mỗi hackathon trị giá từ $4M – $5M và số lượng các dev tham gia, các dự án sinh ra sau mỗi cuộc hackathon là cực kì khổng lồ. Bên cạnh đó, Solana thường xuyên tổ chức buổi hackathon offline để xây dựng network.
Không màu mè những gói Incentive lên đến hàng tỷ đô Solana vẫn thành thành công xây dựng 1 HST mà lại còn non-EVM. Thời gian gần đây 1 dự án Neon Labs cũng được phát triển là EVM Blockchain giúp các dự án trên Ether có thể mở rộng sang Solana thì nếu lúc đó Uniswap, AAVE, Curve,… đến với Solana thì lại là chương mới mở ra.
Tiếp theo với Binance
Nhận thấy trend L1 đến mông và các vấn đề về phí, tốc độ trên Ethereum, CZ tạo ra Binance Smart Chain gần như fork hoàn toàn từ Ethereum nhưng sử dụng cơ chế POA (có vài chục validator nên mạng cực kì nhanh). Sản phẩm mang tính chất về kinh doanh thành công nhất của CZ BSC đó chính là Pancake (all in one DEX) chúng ta có swap, farming, staking, launchpad,…
CZ tận dụng 1 điều lớn nhất mà Binance có đó chính là người dùng sau đó kéo lượng users đó qua với BSC và trên BSC CZ tạo ra rất rất nhiều game khác nhau với mức APY khổng lồ để giữ lượng users này ở đây. Nên việc BSC thành công 96.69% yếu tố đến từ khả năng kinh doanh thượng thừa của CZ còn về yếu tố công nghệ gần đây CZ cũng bắt đầu thêm mắm thêm muối nhưng chưa có điều khác biệt.
Case tiếp theo là Polygon
Khả năng kinh doanh của Polygon thể hiện thông qua việc bắt trend. Họ thấy được tiềm năng và trend của Layer 1, họ thấy được các vấn đề của Ethereum nên chúng ta có Polygon POS nói là POS nhưng POS của Polygon cũng là vỏ bọc của POA khi có khoảng 100 validator về bản chất mình thấy Polygon POS = BSC. Bên cạnh đó là các chiến lược thu hút dev với các incentive ngọt lịm mà thời kì đó cũng ít cạnh tranh nên Polygon rất thành công.
Ngoài ra mọi người có thể thấy Polygon định vị mình là trọn bộ giải pháp mở rộng cho Ethereum và họ có toàn bộ các tinh hoa của các Layer-2 khác Họ có ZkEVM, bằng chứng Snark của ZkSync; họ có bằng chứng Stark của StarkWare; họ có Supernet với concept tương tự Subnet của Avalanche,… Họ có tất cả.
Thời gian gần đây có vẻ Polygon thấy được sức nóng của Layer 2 đặc biệt là zkEVM sắp được phát hành của ZkSync họ cũng công bố sắp ra mắt zkEVM nhưng sản phẩm lại ra sau ZkSync???
=> Matic x3 …
Trước đó với sự thành công của Avalanche họ cũng có ngay bộ mô hình tương tự subnet mang tên gọi SuperNet nhưng lần này không được moon cho lắm thì phải mà còn toang nữa …
Case cuối cùng mình thấy là đội ngũ khai phá ra cụm từ “Incentive” đó là Avalanche
Team Avalanche bắt trend cực giỏi, họ cũng bắt trend EVM Blockchain thông qua Avax C – Chain vì thời điểm đó là C – Chain sẽ kéo được users tốt hơn rất nhiều hơn là build Subnet. Thực tế chứng minh họ rất đúng!
Khởi đầu bằng 1 gói Incentive của $180M để bắt cong sóng DeFi với nguồn yield dồi dào Avalanche C Chain nhanh chóng thu hút đông đảo người dùng đến với hệ sinh thái. Các gói Incentive của Avax tuy không nhiều nhưng được tận dụng siêu hiệu quả và cũng mở ra trao lưu Incentive vài trăm M đến hàng tỷ đô trong thị trường crypto à mà có những L1 bảo làm gói Incentive hàng tỷ đô giá ngay lập tức moon nhưng tiền thì chưa thấy rải ngân hoặc rải ngân nhỏ dọt cho các dự án. Bạn còn nhớ chứ?
Cái giỏi thứ 2 của Avalanche là quan hệ Avax rất giỏi trong quan hệ nên kéo được AAVE (ông trùm Lending) qua với HST của mình rồi cả Curve Finance 2 ông trùm DeFi có uy tín + tiền của Avax chi ra. => Thu hút người dùng bằng cả tình lẫn tiền và tất nhiên giá Avax cũng moon rồi.
Bên cạnh đó không thể bỏ ra Avax làm việc để USDC, USDT chính thức support mạng này đây là điều kiện “chí mạng” giúp HST Avax to the moon. Đây là điều Solana cũng làm được nhưng mình quên chưa nhắc đến ở phía trên. Mỗi tội hiện tại build Subnet hơi cùi, chậm!
Về Subnet hiện tại mới chỉ có DeFi Kingdom nhận được reward trong gói Incentive còn các dự án khác thì chưa. Có game con cua cũng từ C Chain ra Subnet build riêng mà cũng chưa ổn lắm Gần đây BNB Chain cũng build mà chưa hiệu quả tức thì maybe cần thêm thời gian cho các mảng này. Thì mọi người sẽ thấy trên đây là vài ví dụ điển hình mình thấy được tất nhiên cái mình thấy chỉ là bề nổi ae cần nghiên cứu sâu hơn nữa.
Anh em có thể thấy mỗi hệ sẽ kinh doanh mỗi kiểu, mỗi chiến lược khác nhau gần như không có công thức chung trong việc build hệ sinh thái.
Cái mình thấy quan trọng là “chịu chi”
Solana “chịu chi” để làm hackathon
Avalanche “chịu chi” trong những gói inventive không chi mõm như các hệ khác
Binance “chịu chi” trong lĩnh vực MKT để thu hút người dùng đến với sản Binance rồi qua Binance Smart Chain kiếm APY khủng.
Polygon cũng rất “chịu chi” trong việc thu gom ý tưởng của các bên khác, cũng bỏ hàng trăm triệu đô để mua lại các công ty khác để làm cho mình. Chứ mấy hệ toàn cho tiêu lèo tèo thì khá khoai nếu về mặt tech không có gì nổi bật là còn đi luôn cơ. Mọi người thấy EVM Blockchain nó cũng là 1 trend bắt đầu tư BNB, Polygon rồi tới Avax C Chain sau này tới Fantom rồi Celo càng những con cuối càng khó khăn. Mình nghĩ đến với hệ Fantom là khỏe lắm rồi Celo thì hơi khó. Theo mình thấy Celo cũng bắt trend EVM Blockchain nhưng 1 phần là cuối trend + tình hình thị trường xấu, Celo được chú ý vì khoác thêm cái áo Mobile Blockchain hướng đến 7B người dùng nhưng không hiệu quả nên Celo chuyển qua hợp tác với Mysten Labs đơn vị đang build Sui Blockchain để nhận chuyển giao, hợp tác về mặt công nghệ. Và team Celo cũng chuyển hướng build ReFi nếu ReFi thành công thì team Celo business cũng đình chỉ việc ăn, trồng cây, từ thiện châu Phi mà có hàng tỷ đô thì cũng đáng. Để ý tới trend đó xíu nha vì ông trùm scam We Work cũng đang build FlowCarbon cũng raise vài chục M từ các VCs lớn nên tham vọng của Celo là có cơ sở.
Oasis cũng bắt trend EVM Blockchain với sản phẩm Emerald Paratime một phần cuối trend một phàn không chịu chi lắm hackathon gì toàn 100 – $200K nên cũng khá khó khăn trong phát triển hệ sinh thái.
Polkadot cũng thông minh trong Business với mô hình lock DOT đấu giá parachain => Giảm nguồn cung DOT Chơi thân với USDT, USDC để sớm được hỗ trợ.
Theo như anh em thấy với nhiều mô hình, kế hoạch, chiến lược business khác nhau cuối cùng tập trung vào “capture value” cho coin nền tảng thông qua việc tạo use case để tăng giá. à đó một mô hình cực đỉnh đã sập là Luna – UST với chiến lược cung UST càng tăng thì cung Luna càng giảm => Luna tăng giá nhưng sự việc đến đâu thì mọi người cũng thấy rõ ràng rồi. Nhưng đến hiện tại dự án Terra là dự án duy nhất có 2 đồng coin đều lọt vào top 10 với APY kinh tởm.
Muôn màu muôn vẻ nói đến mai cũng không hết đâu anh em!
Nên chúng ta chuyển sang phần tiếp theo là phần công nghệ nhé
II. Yếu tố technology
Công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng của các Layer 1 để mà đi được đường dài cùng thị trường đây là một trong các yếu tố quan trọng nhất.
Trong thị trường crypto công nghệ thưởng được sử dụng với công năng giả quyết nhu cầu về mở rộng như ethereum 2.0 với POS và Danksharding, Sharding trên Near, POH với Solana, mô hình Internet Of Blockchain của Avanlanche, Polkadot, Cosmos,…
Và chúng ta cùng đi vào các case đang áp dụng công nghệ cực kì tốt nhen!
Đó chính là Cosmos với mô hình Internet Of Blockchain.
Trong khi Avalanche mới chậm chạp phát triển Subnet, còn chưa có thông tin về cầu xuyên chuỗi. Polkadot thì vẫn đang đấu giá parachain, IBC v1 ra mắt thì bị hack, IBC v2 mới launch thời gian gần đây tuy mới nhưng mới đây Acala parachain lớn nhất trên Polkadot cũng gặp vấn đề khi bị hack dẫn đến aUSD depeg. Thì Cosmos đã êm ấm, ngay cả Terra sập cũng không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hub-zone trên Cosmos. IBC đã launch, hiện tại tại có gần 50 L1 đã connect vào thật sự kinh khủng. Có thể nói về mảng Internet Of Blockchain thì Cosmos đang dẫn đầu về khía cạnh phát triển. Nhưng có vẻ như team Cosmos không quá giỏi business khi mà token $ATOM lại không được capture value quá nhiều như $DOT hay $AVAX trong những bản cập nhật sắp tới liên quan đến Interchain Security thì điều này sẽ được cải thiện.
Trường hợp tiếp theo mình muốn nhắc đến đó chính là Ethereum.
Một yếu tố giúp Ethereum có thể chống lại nhiều đối thủ đã từng như Neo, Cardano, Monero hay các đối thủ vừa qua như Solana, Polygon, BNB Chain hay các đối thủ sắp tới như Aptos, Mina, Celestia thì mình nghĩ về dài hạn khả năng cao Ethereum vẫn là người chiến thắng. Yếu tố đó chính là “Chăm chỉ build” mặc dù là trễ deadline tùm lum nhưng việc Ethereum không đứng im trên đỉnh thành công là yếu tố đáng khen ngợi. Liên tục nâng cấp thông qua các bản cập nhật EIP – xxx, liên tục phát triển trao grant cho các L2 để giải quyết vấn đề tốc độ – fee trong ngắn và trung hạn, liên tục nâng cấp để tiến gần hơn với Sharding đó là điều chúng ta không thể phủ nhận ở Ethereum. Họ không tự mãn trên đỉnh thành công như các L1 nào đó trong thị trường, họ không nghỉ ngơi, họ luôn luôn build.
Có thể nói công nghệ là tiêu chí lớn giúp Ethereum và Cosmos thành công như vậy ở thời điểm hiện tại tuy vậy họ cũng có rất nhiều điều phải làm. Các L1 thường hay nói quá về công nghệ của họ cho đến khi áp dụng vào thực tế Solana từng ngẽn mạng, thậm chí là sập cả mạng lưới,…
Các case thành công về tech hiện tại ít hơn khá nhiều so với các case thành công về business hiển nhiên để build được 1 công nghệ đúng như tầm nhìn đề ra nó là câu chuyện của hàng năm còn các dự án có thể bay được sớm thì yếu tố business là quan trọng hàng đầu.
Bên cạnh 2 yếu tố này còn nhiều tốt quan trọng khác nữa như là Investor, MM Với Investor sẽ có nhiều loại Investor khác nhau chúng ta có thể sắp xếp theo các tier khác nhau có thể sắp xếp thứ tự theo tài chính, long – mid – short term,…
Các Layer 1 thành công cần có sự góp mặt của những VC có máu mặt trên thị trường. VC có thể support cho L1 ở nhiều khía cạnh khác nhau như về Tech, Về business model, Về mối quan hệ trong ngành, về lên sàn,… Còn các L1 muốn đấy giả mạnh thì phải có 1 đội MM mạnh đôi này sẽ đẩy giá thu hút retails, sau đó đì giá cho retail cắt lỗ để MM, investor gom hàng, sau đó lại đẩy lên cho Investor thoát hàng và lúc đó retails lại đu đỉnh. Mình nghĩ 2 yếu tố này có thể sắp xếp trong khía cạnh business.
Quan hệ cũng là yếu tố giúp các Layer-1 thành công thể hiện qua qua những mối quan hệ với các đội backer lớn, với những dự án lớn (như kiểu làm việc để Oracles Chainlink triển khai trên nền tảng của mình; làm việc với Tether và Cirle để họ hỗ trợ native stablecoin mọi người có thể thấy USDT, USDC đóng vai trò quan trọng trong thành công của Avalanche, Solana; BSC thì có BUSD rồi; Chainlink cũng là tiêu chí để các whales join vào 1 HST)
Nhất quan hệ
Nhì tiền tệ …
III. Bài học cá nhân
Điều quan trọng sau các yếu tố này chúng ta phải xác định được các dự án chúng ta đang đầu tư họ mạnh về điểm gì về kinh doanh, về công nghệ, hay kết hợp cả 2 yếu tố này.
Ngoài ra các yếu tố này có những sự lồng góp vào nhau nên cần phải kết hợp nhiều yếu tố để đưa ra một kết luận chung.
Qua những case thành công của các Layer-1 chúng ta rút ra những điều đã giúp họ thành công từ đó thử nghiên cứu các hệ sinh thái khác xem họ có đang làm tương tự như vậy không?
Ngoài ra yếu tố “con người” cũng có thể giúp ta thấy được dự án đó sẽ mạnh về điểm gì thông qua việc xem background của founder, co founder, CTO, CMO, CFO,… Việc 1 team mà theo hướng toàn giáo sư tiến sĩ thì sẽ là 1 team cực khỏe về công nghệ và nếu kết hợp được với các investor có kinh nghiệm về business (gần như VC lớn nào cũng rất rành điều này) thì khả năng dự án thành công sẽ là rất cao.
Con người quyết định thành công của dự án như nào thì 2 case lớn nhất là:
CZ: Ông hoàng tạo trend
SAM: Ông hoàng bơm thôi
Charles Horkinson: Ông hoàng xây dựng cộng đồng. Là người liên tục livestream trong downtrend để động viên Cardano Community.
Case mà làm người sợ nhất khi nhắc đến người lãnh đạo đó chính là Justin Sun hiện đang phát triển stablecoin USDD trên HST của Tron. Theo mình điều kiện 1 HST thành công trong ngắn và trung hạn thì nó yêu cầu nhiều về mặt business còn về dài hạn nó sẽ là câu chuyện về tech.
Tất nhiên nó không phải 100% mà theo hương thiên về cái hoặc thiên về cái kia.
Thực chất đây không chỉ là tiêu chí thành công của các Layer 1 mà nó còn là tiêu chí thành công của 1 dự án bất kì nào đó trong thị trường crypto. Nếu bạn chịu khó quan sát thì Uniswap, Chainlink đặc trưng cho 1 dự án thiên về công nghệ khi mà họ chỉ tập trung phát triển, cải thiển những sản phẩm hiện có hoặc tạo ra các sản phẩm mới ví như việc Uniswap triển khai từ v1, v2, v3 sắp tới là AMM dành cho NFT. Còn khía cạnh kinh doanh liên quan đến token thì họ lại không chú ý quá nhiều. Điều đó không đồng nghĩa với việc team Uniswap không giỏi kinh doanh bởi vì tạo ra một sản phẩm mà làm cho sản phẩm đó mass adoption trong thị trường crypto thì cũng phải rất giỏi sales & marketing chỉ là yếu tố “kinh doanh” trong tokenomic thì họ không tập trung quá nhiều. Yearn Finance sản phẩm của Andre Cronje cũng là 1 dự án thiên về phát triển sản phẩm, yếu tố technology bởi vì làm quá tốt về khía cạnh tech giúp giải quyết vấn đề farming của user nên “hữu xạ tự nhiên nhương”.
Còn các case giỏi về kinh doanh có thể nói như Pancakeswap, Sushiswap các mô hình họ không ra không thật sự quá mới hay inovation nhưng họ lấy cái hay của mỗi thằng khác nhau để tạo nên bản thân mình.
Nếu nói Uniswap là cửa hàng chỉ bán 1 chiếc bánh mì thật ngon, thật đặc biệt,… khách hàng ăn vào khó mà quên được. Thì Sushiswap, Pancakeswap họ giống như 1 siêu thị họ có rát nhiều món bánh mì, bún bó huế, bánh canh, mì tôm bánh gạo,… không phải món nào cũng ngon nhưng quan trọng món nào họ cũng có.
💁 Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Thị trường crypto luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi có quyết định mua bán.