Trong giai đoạn bùng nổ của các tài sản tạo lợi suất (Yield-Bearing Assets - YBA) và hệ sinh thái Liquid Staking trên Solana, nhu cầu tối ưu hóa dòng tiền và quản lý rủi ro lợi suất ngày càng trở nên cấp thiết. Điều này đặt nền móng cho sự ra đời của RateX – giao thức tiên phong mang mô hình Leveraged Yield Trading lên Solana.
Lấy cảm hứng từ thành công của Pendle trên Ethereum, RateX không chỉ mở ra thị trường giao dịch lợi suất mới mẻ mà còn tận dụng triệt để các tài sản Liquid Staking (LST) và Liquid Restaking (LRT) đang phát triển mạnh mẽ sau bản cập nhật SIMD 96. Kết hợp với các chương trình Yield Points và cơ chế tích điểm hướng tới Airdrop, RateX đang dần định hình mình là mảnh ghép không thể thiếu trong dòng vốn LSD & Restaking trên Solana.
Tổng Quan Về RateX
RateX là gì?
RateX là nền tảng giao dịch phi tập trung đầu tiên trên Solana, chuyên cung cấp dịch vụ Leveraged Yield Trading – giao dịch lợi suất có đòn bẩy. Người dùng có thể giao dịch Yield Token (YT) để đầu cơ hoặc hedge lợi suất từ các tài sản tạo lợi suất (Yield-Bearing Assets - YBA) như mSOL, JitoSOL hay stETH.Bên cạnh giao dịch lợi suất, RateX còn tích hợp tính năng Earn Fixed Yield giúp người dùng khóa lợi suất cố định, và Yield Liquidity Farming giúp cung cấp thanh khoản YT/ST để hưởng phí giao dịch và lợi suất kép.
Trong giai đoạn khởi động, RateX nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ cộng đồng Solana nhờ cơ chế giao dịch sáng tạo, kết hợp giữa giao dịch phái sinh lợi suất và mô hình AMM tối ưu riêng cho Yield Trading. Bên cạnh đó, nền tảng còn áp dụng cơ chế tích điểm và phân phối token tiềm năng thông qua Yield Points, tạo thêm động lực cho cả trader lẫn LP tham gia sớm.
Điểm khác biệt nổi bật của RateX bao gồm:
- Người dùng có thể Long/Short Yield Token (YT) với đòn bẩy lên tới 10x, tối ưu hóa vốn cho các chiến lược đầu cơ lợi suất.
- AMM tùy chỉnh riêng cho Yield Trading với Concentrated Liquidity, Time-Decay Mechanism và tự động cập nhật và cân bằng lại lượng YT/ST sau mỗi kỳ tính lợi suất.
- Mọi giao dịch và hoạt động cung cấp thanh khoản đều được tích Yield Points và Yield Points có thể quy đổi thành phần thưởng (token) trong tương lai.
Mô hình & Cơ chế hoạt động
Mô hình của RateX bao gồm các thành phần cơ bản như:
- Nhà cung cấp thanh khoản: Các Liquidity Provider đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nền tảng RateX khi cung cấp các tài sản ban đầu (ST - Standard Token) từ đó tạo ra YT - Yield Token & PT - Principal Token.
- Các hợp đồng thông minh trên RateX: Các hợp đồng thông minh đóng vai trò trong việc quản lý thanh khoản, hỗ trợ người dùng giao dịch,...
- Người dùng: Là những người tham gia mua bán các loại YT & PT Token.
Bước 1: Cung cấp thanh khoản. Để RateX có thể vận hành thì trước tiên cần phải có những người dùng đóng vai trò cung cấp thanh khoản trên nền tảng khi họ đưa vào các tài sản cơ bản (Standard Tokens) như sonicSOL, sSOL, bbSOL, sUSDe, USD*, sUSD,... Tất cả những tài sản trên đều là những tài sản mang lợi nhuận (Ví dụ như sSOL thể hiện SOL được mang đi Restaking trên Solayer hay sonicSOL thể hiện cho SOL được mang đi stake trên Solana thông qua Validator của Sonic).
Tiếp theo các tài sản này sẽ được phân chia thành YT (Yield Token) và PT (Principal Token), trong đó YT đại diện của toàn bộ lợi nhuận của tài sản tính đến ngày đáo hạn ví dụ như Staking Reward, incentives, Points,... Ví dụ fragSOL đại diện cho lợi nhuận của SOL trong Staking trên Solana, Restaking trên Solayer và Point từ nền tảng Fragmetric và PT đại diện cho tài sản gốc không mang lợi nhuận.
Bước 2: RateX AMM được khởi động. RateX AMM (Automated Market Maker) là hệ thống tạo lập thị trường tự động, được thiết kế riêng để phục vụ giao dịch Yield Token (YT) và Standard Token (ST) trên RateX. Khác với AMM thông thường chỉ khớp lệnh swap tài sản, RateX AMM được tối ưu hóa để xử lý các đặc thù riêng của Yield Trading, cụ thể:
- Thanh khoản tập trung: Thay vì dàn trải thanh khoản toàn bộ giá, LP có thể tập trung thanh khoản vào các khoảng giá mong muốn, ví dụ khoảng lợi suất 5% - 7% từ đó giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn của LP. Đây là cơ chế tương tự Uniswap V3, nhưng áp dụng cho Yield Token (YT) thay vì token thông thường.
- Cơ chế Time-decay: Bởi vì YT có giá trị giảm dần theo thời gian, vì càng về gần ngày đáo hạn, lượng yield tương lai mà YT đại diện càng ít đi nên RateX AMM tự động điều chỉnh giá và thanh khoản trong pool để phản ánh đúng giá trị giảm dần của YT. Cơ chế này giúp giữ cho implied yield của YT luôn sát với lợi suất thực tế của tài sản gốc (YBA).
- Từ động điều chỉnh sau mỗi chu kì tính lợi suất: Sau mỗi khoảng thời gian (Yield Calculation Interval), RateX AMM sẽ cập nhật lợi suất thực tế của tài sản gốc, tự động tái cân bằng (rebalance) số lượng YT và ST trong pool và phân phối thêm ST cho YT holders (nếu lợi suất thực tế tăng).
- Tích hợp cơ chế thanh lý: Khi có vị thế bị thanh lý (do CR xuống thấp), AMM sẽ xử lý tài sản thế chấp (collateral) để trả nợ cho bên cho vay, giúp đảm bảo an toàn hệ thống
Bước 3: Người dùng sẽ giao dịch YT & PT Token. Việc mua bán YT & PT hoàn toàn dựa trên dự phóng của người dùng về lợi suất của tài sản sẽ tăng hay giảm trong tương lai.
Tại Sao Lại Nói RateX Tham Vọng Đưa Yield Tradding Trên Solana?
Sự thành công của Pendle trên Ethereum
Nhìn vào biếu đồ TVL của nền tảng Pendle chúng ta dễ dàng thấy rằng Pendle mặc dù đã ra mắt sản phẩm từ rất sớm nhưng không nhận được nhiều sự chú ý trong suốt giai đoạn năm 2022 và năm 2023 chỉ tới 2024 thì Pendle mới thật sự bước vào giai đoạn tăng trưởng thần tốc. TVL của Pendle tăng mạnh từ mốc $200M lên mức gần $7B chỉ trong vòng nửa đầu năm 2024. Vậy đâu là những dấu mốc đánh dấu sự thành công của nền tảng Pendle?
Đầu tiên là Pendle đã tháo được một nút của thị trường, Trong bối cảnh hầu hết tài sản tạo lợi suất (Yield-Bearing Assets - YBA) chỉ được nắm giữ thụ động để nhận lợi suất, không có công cụ tối ưu hóa dòng tiền hay tách phần gốc và phần lợi suất. Pendle tạo ra thị trường phái sinh lợi suất, giúp người dùng:
- Bán trước lợi suất tương lai để chốt lợi nhuận ngay lập tức.
- Mua đầu cơ lợi suất với giá chiết khấu.
- Xây dựng các chiến lược Yield Arbitrage linh hoạt.
Từ đây giúp cả những Trader hay Holder đều có những chiến lược phù hợp giúp tối ưu hóa dòng tiền.
Tiếp theo chính là sự kiện Shanghai Upgrade. Sự kiện The Merge chuyển đổi Ethereum sang cơ chế Proof of Stake (PoS), làm bùng nổ nhu cầu stake ETH để nhận phần thưởng staking. Tuy nhiên, trước Shanghai Upgrade, người stake ETH bị khóa vốn dài hạn, dẫn đến thanh khoản bị bóp nghẹt. Khi Shanghai cho phép rút ETH đã stake, rào cản lớn nhất của staking được gỡ bỏ, tạo điều kiện cho các giao thức LSD như Lido (stETH), Rocket Pool (rETH), Coinbase (cbETH) phát triển mạnh. LSD cho phép người dùng vừa stake nhận thưởng, vừa giữ được thanh khoản để giao dịch hoặc thế chấp, khiến loại tài sản này nhanh chóng trở thành thành phần cốt lõi trong DeFi.
Tuy nhiên, sự phổ biến của LSD lại dẫn tới một vấn đề mới:
"Lợi suất staking không cố định mà thay đổi theo điều kiện thị trường"
Lợi suất thực tế phụ thuộc vào phí giao dịch trên Ethereum, số lượng validator, và tỷ lệ MEV được phân phối. Điều này tạo ra nhu cầu rất lớn về các công cụ giúp hedge lợi suất hoặc đầu cơ lợi suất. Trước khi có Pendle, không có công cụ nào trên thị trường giúp giao dịch hoặc quản lý riêng phần lợi suất này. Người dùng chỉ có hai lựa chọn:
- Giữ LSD để nhận lợi suất thả nổi.
- Bán toàn bộ LSD nếu không muốn chịu rủi ro.
Pendle ra đời đúng thời điểm, cung cấp giải pháp tách tài sản LSD thành hai phần riêng biệt: Principal Token (PT) đại diện phần gốc và Yield Token (YT) đại diện phần lợi suất tương lai. Người dùng có thể bán YT để chốt lợi suất cố định, hoặc mua YT để đầu cơ lợi suất. Chính sự đơn giản, dễ hiểu này giúp Pendle nhanh chóng chiếm được lòng tin của người dùng, đặc biệt là các quỹ đầu tư và tổ chức nắm giữ lượng lớn LSD cần quản lý dòng tiền dài hạn.
Không chỉ nắm bắt đúng xu hướng LSD, Pendle còn đón đầu làn sóng mới – Liquid Restaking Token (LRT) từ EigenLayer. LRT là bước tiến tiếp theo, cho phép người dùng stake LSD (như stETH) vào EigenLayer để nhận thêm phần thưởng từ việc restake. Phần thưởng kép này khiến nhu cầu hedge lợi suất càng trở nên quan trọng hơn. Pendle hoàn toàn có thể áp dụng lại mô hình PT/YT lên LRT, mở ra một thị trường mới đầy tiềm năng. Đặc biệt, LRT có rủi ro slashing từ EigenLayer, khiến nhu cầu hedge không chỉ đến từ lợi suất mà còn từ việc quản lý rủi ro tài sản. Như vậy, Pendle không chỉ hưởng lợi từ xu hướng LSD hiện tại, mà còn đang chuẩn bị sẵn sàng để chiếm lĩnh luôn thị trường yield derivatives cho LRT trong tương lai.
Một trong những lí do tiếp theo giúp Pendle bùng nổ chính là nhờ câu chuyện Airdrop kết hợp với Earn Point. Rõ ràng với mô hình của RateX hay Pendle giúp những nhà đầu tư có vị thế nhỏ có thể sử dụng đòn bẩy với YT để gia tăng số lượng Point mình nhận về. Ví dụ người dùng mua tham gia Airdrop của EigenLayer thì người dùng quyết định bỏ ra $1.000 để mua YT của eETH (đến từ Ether.fi) với mức đòn bẩy lên tới 30 lần thì người dùng nắm giữ $1.000 YT eETH có thể thu về lượng Point của một người gửi $30.000 ETH trong giao thức Ether.fi. Có thể nói rằng đây cũng là một trong những yếu tố then chốt giúp Pendle thành công.
Từ đây chúng ta đúc kết lại sự thành công của Pendle đến từ các yếu tố như:
- Vị thế của người dẫn đầu.
- Sự bùng nổ của xu hướng Staking & Restaking.
- Sự bùng nổ của các chương trình Airdrop & Earn Point.
Những yếu tố giúp RateX thành công trên Solana
Không thể phủ nhận với vai trò là người tiên phong trong mô hình Yield Tradding đã giúp Pendle là nền tảng lớn nhất trên Ethereum thì RateX cũng có đặc điểm tương tự. RateX là dự án tiên phong trên hệ sinh thái Solana về mô hình Yield Tradding, không những vậy RateX còn được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư như GSR Capital, Animoca Brands, SNZ Holding, Presto Labs, Leadblock Partners, Kucoin Ventures,... Với việc là người tiên phong cộng với mô hình này đã rất thành công trên Ethereum thì khả năng RateX thành công với hệ sinh thái Solana lại cao hơn nữa. Người tiên phong nếu thành công sẽ nắm giữ phần lớn thanh khoản của thị trường, thanh khoản càng dày thì càng ít slippage và thu hút người dùng, từ đó các dự án về sau càng khó trong việc chiếm thị phần.
Tiếp theo chúng ta cần phân tích về xu hướng Staking & Restaking trên hệ sinh thái Solana. Tại sao chúng ta lại lạc quan về tương lai của Staking Solana, bởi vì:
- Trong 10 giao thức có TVL lớn nhất hệ sinh thái Solana chúng ta thấy sự xuất hiện của Jito với vị trí đầu tiên, Jupiter với mảng Staking chiếm $600M trên tổng TVL là $2.15B, Marinade thứ 4, Sanctum thứ 6, Binance Staked SOL thứ 7 có nghĩa là có 5/10 dự án trực tiếp và gián tiếp về Liquid Staking trên Solana. Từ đây chúng ta thấy thị trường Staking trên Solana là rất lớn và liên tục phát triển.
- Những giao thức Liquid Staking như Jito, Sanctum hay Marinade là những giao thức có sự tăng trưởng TVL lớn nhất trong 7 ngày qua (kể từ thời điểm viết bài).
Không chỉ dừng lại ở đây bản cập nhật SIMD 96 cũng sẽ có tác động to lớn đến mảnh ghép Staking trên Solana. Trước bản cập nhật SIMD 96, phần thưởng cho Staker đến từ:
- Phần thưởng lạm phát cố định – lượng SOL phát hành thêm để trả cho Validator và Staker.
- 50% phí ưu tiên từ giao dịch – được chia cho Validator và gián tiếp cho Staker.
Với cơ chế cũ, một nửa phí ưu tiên bị đốt để kiểm soát lạm phát, nên phần thưởng thực tế cho Staker không tận dụng hết toàn bộ lượng phí ưu tiên mà mạng Solana thu được. Điều này giới hạn mức lợi suất thực tế mà người staking có thể nhận. Tuy nhiên với SIMD 96 thì SIMD 96 chuyển toàn bộ 100% phí ưu tiên về cho Validator, và phần thưởng của Staker gắn trực tiếp với thu nhập của Validator. Điều này dẫn tới:
- APR staking tăng ngay lập tức do tổng nguồn thưởng tăng.
- Khi nhu cầu sử dụng mạng lưới (tức giao dịch có phí ưu tiên) tăng cao, phần thưởng cho Staker cũng tăng theo.
- Staking trên Solana trở thành một lựa chọn đầu tư hấp dẫn hơn, không chỉ vì SOL có lạm phát thấp mà còn nhờ phần thưởng từ phí giao dịch cao hơn.
SIMD 96 cũng sẽ có tác động với ngành Liquid Staking, Restaking hay cả Liquid Retsaking khi làm cho lợi suất của những người nắm giữ cao hơn từ đó:
- Người dùng có động lực mua SOL và tham gia stake nhiều hơn.
- Đa số người dùng không muốn mất thanh khoản, nên LSD là giải pháp tối ưu. LST vừa đại diện phần thưởng staking, vừa là tài sản lưu thông trong DeFi, tạo ra hiệu ứng kép cho cả người dùng và hệ sinh thái.
Nó tiếp tục tạo ra những tác động cho toàn ngành như:
- TVL của các giao thức LSD tăng mạnh, củng cố vị trí trung tâm của các giao thức này trong hệ sinh thái Solana.
- Định giá và thanh khoản của LST tăng, giúp giảm trượt giá khi swap và tăng hiệu quả sử dụng vốn khi vay thế chấp.
Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng SIMD 96 sẽ tác động tới toàn ngành Staking, Liquid Staking, Restaking và cả Liquid Retsaking tăng trưởng mạnh về TVL. Trong bối cảnh các ngành này phát triển mạnh thì RateX cũng sẽ nhanh chóng mở rộng thị trường của mình với đa dạng các loại tài sản LST khác nhau.
Bên cạnh cập nhật SIMD 96 thì có thể nói rằng Airdrop cũng là một trong những xu hướng chủ đạo trên hệ sinh thái Solana. Rõ ràng RateX là một trong những giải pháp giúp người dùng tham gia Farm Airdrop với vị thế tương tự như của cá voi và cũng giúp người dùng tối ưu được số lượng các dự án Airdrop với 1 tài sản YT duy nhất. Có thể kể tới như:
- Mua YT của sSOL trong quá khứ đã giúp người dùng thu về lợi nhuận Airdrop & mua được IDO của Solayer ở mức định giá hấp dẫn.
- Mua YT của fragSOL & fragJTO để nhận Airdrop của nền tảng Fragmetric & RateX trong tương lai gần.
- Mua YT của USD*để nhận Airdrop của nền tảng Fragmetric & RateX trong tương lai gần.
Tổng Kết
Với lợi thế tiên phong, tích hợp sâu vào xu hướng LSD & Restaking, cùng khả năng hỗ trợ farm Airdrop thông qua Yield Trading, RateX không chỉ đơn thuần là một giao thức giao dịch lợi suất mà còn là cánh cổng kết nối người dùng nhỏ lẻ với các cơ hội của hệ sinh thái Solana. Trong bối cảnh Staking, Liquid Staking và Liquid Restaking đều đang trên đà bùng nổ, RateX hoàn toàn có cơ hội trở thành nền tảng trung tâm cho toàn bộ dòng vốn Yield trên Solana – tương tự cách Pendle đã làm với Ethereum.
Hành trình này mới chỉ bắt đầu, nhưng với những gì RateX đang xây dựng, đây không đơn thuần là tham vọng, mà là một bước đi mang tính chiến lược để xác lập vị thế của Solana trên bản đồ Yield Trading toàn cầu.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Reppo Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Reppo - March 20, 2025
- Phân Tích Across: Tại Sao Paradigm Quyết Định Rót 40 Triệu Đô Vào Dự Án? - March 20, 2025
- Brilliantcrypto – Bước Tiến Mới Trong Thế Giới GameFi - March 19, 2025