TProtocol là một giao thức RWA đầy mới mẻ với mục tiêu giúp toàn bộ người dùng DeFi có thể tiếp cận với T-Bill là sản phẩm tài chính lãi suất hấp dẫn, có mức độ an toàn và tỷ lệ thanh khoản cao nhất trên thế giới. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tổng quan và đánh giá TProtocol V2 nhé.
Để hiểu hơn về TProtocol, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về TProtocol
Giới thiệu sơ bộ về TProtocol
TProtocol là giao thức RWA, cho phép người dùng DeFi với số vốn nhỏ có thể tiếp cận với T-Bill là trái phiếu chỉnh phú Mỹ với mức lãi suất hấp dẫn, an toàn và thanh khoản cao. Thông thường, các nhà đầu tư cần tối thiểu $10.000 để tham gia. Cơ chế hoạt động của TProtocol tương đối đơn giản như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi USDC vào giao thức.
- Bước 2: Giao thức sẽ mint ra TBT đại diện cho T-Bill của người dùng. Lãi suất của người dùng sẽ được tính ngay tại thời điểm TBT được mint ra. trong khi đó, TProtocol sẽ gửi USDC cho đối tác của mình là nền tảng phát hành T-Bill dưới dạng Token. Phí giao dịch là 0.1%.
- Bước 3: Người dùng có thể khóa TBT để mint ra wTBT với tỷ lệ 1 - 1 không phất phí. wTBT có thể được sử dụng để kiếm lợi nhuận trong DeFi như làm tài sản thế chấp, cung cấp thanh khoản,...
- Bước 4: Người dùng có thể đổi TBT lấy lại USDC bất kì lúc nào với mức phí giao dịch là 0.3%.
Thông qua một vài bước cơ bản, người dùng toàn cầu có thể tiếp cận một loại tài sản thường chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyện nghiệp với số lượng vốn lớn tại thị trường Mỹ. Không chỉ vậy, với sự kế hợp với DeFi giúp người dùng có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn như vậy.
Những vấn đề cần cải thiện với TProtocol V1
Một trong những vấn đề lớn nhất của TProtocol V1 đó chính là việc những người dùng mới đã quá quen thuộc với không gian DeFi không thực sự hiểu về các tài sản Real World Assets, trong bối cảnh những tài sản đó ở quá xa và người dùng rất khó để có một tư duy tiếp cận kiếm lợi nhuận. Không chỉ vậy, TProtocol V1 cũng chưa tạo được nhiều use case cho các RWA của mình từ đó thúc đẩy toàn ngành RWA phát triển mạnh mẽ trong không gian DeFi.
Tổng Quan Và Đánh Giá TProtocol V2
Tổng quan về TProtocol V2
Trong phiên bản TProtocol V2 đã giới thiệu một sản phẩm hoàn toàn mới đó chính là TLending. Nếu như AAVE, Compound là nền tảng Lending & Borrowing với các tài sản thế chấp là Crypto như BTC, ETH, USDC, USDT,... thì TLeding lại là một nền tảng Lending & Borrowing dành cho các tài sản thế chấp là các Real World Assets (Tài sản trong thế giới thực). Cách tiếp cận này của TProtocol giúp nền tảng mở ra một thị trường mới đầy tiềm năng mà chưa dự án nào khai thác.
Để đảm bảo an toàn, bảo mật cho mỗi loại tài sản trong Pool giao dịch thì TLending đã giới thiệu mô hình Separated Pool (Pool riêng biệt có nhiều nét tương đồng với Isolated Pool). Tài sản đầu tiên được chấp nhận trong TLending đó là sTBT - là T-Bill được Tokenize bởi giao thức Matrixdock. Nền tảng hoạt động cơ bản như sau:
- Người dùng gửi USDC vào giao thức để nhận lãi suất cố định khoảng 5% mỗi năm điều này đến từ việc USDC sẽ được sử dụng để mua sTBT. Lợi nhuận sẽ được trả bằng USDC.
- Người dùng có thể gửi sTBT vào giao thức làm tài sản thế chấp để vay ra USDC. Sử dụng USDC đó để kiếm thêm lợi nhuận trong DeFi.
Một sự khác biệt lớn nhất giữa TLending và các giao thức như AAVE hay Compound đó chính là tỷ lệ sử dụng vốn lên đến 100%. sTBT mới chỉ là sản phẩm thế chấp đầu tiên của TLending, nền tảng dự kiến sẽ tích hợp thêm nhiều loại tài sản trong thế giới thực hơn nữa trong tương lai từ đó mang lại sự đa dạng cho giao thức và người dùng cũng có thêm nhiều tùy chọn khác nhau.
Đánh giá TProtocol V2
Có thể thấy rằng TLending là một sản phẩm Lending & Borrowing cực kì mới mẻ trong không gian DeFi với tài sản thế chấp đến từ thế giới thực, đây chính là những sự đổi mới mà người dùng đang tìm kiếm. Trái phiếu chính phủ Mỹ có thể là khởi đầu cho các dạng tài sản khác nhau vàng, bạc (các kim loại quý hiếm) hay rộng lớn hơn là các tài sản về Bất động sản.
Với TLending, TProtocol V2 đã giải quyết được một vấn đề lớn trong trải nghiệm người dùng:
- Người dùng không cần quan tâm quá nhiều về cách thức hoạt động của dự án. Người dùng chỉ cần biết rằng TProtocol cung cấp khoản lợi nhuận 5% bền vững, an toàn và lâu dài cho Stablecoin so với việc gửi Stablecoin vào các giao thức DeFi hiện nay thì còn số 5% quá hấp dẫn.
- Gia tăng use case cho sTBT, điều này kích thích người dùng tham gia sử dụng sản phẩm Real World Assets với mức tỷ lệ sử dụng vốn 100% lại làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn. Sẽ thế nào bạn sử dụng $100K USDC để mint sTBT, sau đó sử dụng $100K sTBT làm tài sản thế chấp với tỷ lệ 100% trong TLending.
- Mở ra một ngành Lending & Borrowing hoàn toàn mới với những tài sản thế chấp còn mới mẻ. Điều này kích thích DeFi phát triển hơn nữa trong tương lai.
Kết Thúc
TProtocol V2 đánh dấu một bước ngoặt trong thị trường Crypto khi cho phép các loại tài sản RWA làm tài sản thế chấp trong không gian DeFi. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về tổng quan và đánh giá TProtocol V2
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024