Derivatives là gì? Tại sao đây lại được coi là một trong những công cụ sinh lời mạnh mẽ nhất cho giới đầu tư trong mùa đông của thị trường Crypto. Cùng Hak Research tìm hiểu về Derivatives là gì thông qua số thứ 7 của series DeFi Panorama 101.
Derivatives Là Gì?
Derivatives hay còn gọi là phái sinh ở trong thị trường DeFi là một loại hợp đồng dựa vào giá trị của 2 hoặc nhiều tài sản Crypto khác nhau cho phép người dùng sử dụng nó mà không sở hữu tài sản. Nó cho phép người dùng sử dụng đòn bẩy để tối đa hóa lợi nhuận khi tham gia đầu tư.
Mục đích ra đời của Derivatives
Trong một thị trường tăng giá như năm 2021 thì người dùng chỉ cần thực hiện một quy trình đơn giản để kiếm lợi nhuận là mua Crypto ở giá thấp sau đó bán chúng ở giá cao. Tuy nhiên khi thị trường bước vào mùa đông như năm 2022 thì phương án trên không còn hiệu quả nữa vì hầu hết các loại tài sản Crypto trong thời điểm này đều có một xu hướng chung là giảm giá.
Derivatives ra đời với mục đích giúp người dùng trong thị trường Crypto này kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi giá lên mà còn có thể sinh lời khi thị trường đi xuống.
Derivatives trong thị trường DeFi được chia làm 2 dạng chính đó là Perpetual (hợp đồng tương lai) và Options (hợp đồng quyền chọn), cùng Hak Research tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết.
Sau sự sụp đổ của sàn giao dịch tập trung FTX và một số lùm xùm xung quoanh tài sản dự trữ của các sàn khác thì người dùng bắt đầu tìm đến các sàn giao dịch phái sinh trong thị trường DeFi hơn để đảm bảo cho tài sản của mình không bị ai quản lý, nhờ đó các nền tảng giao dịch phái sinh đã có một đợt bùng nổ vào cuối 2022 và đầu năm 2023.
Tổng Quan Về Perpetual Trong DeFi
Perpetual hay còn gọi là hợp đồng tương lai cho phép người sử dụng dự đoán giá trị tương lai của một tài sản Crypto từ đó sử dụng đòn bẩy và mang lại lợi nhuận nhờ việc Long (dự đoán giá tăng) hoặc Short (dự đoán giá giảm).
Cơ chế hoạt động của Perptual trong DeFi
Hai cơ chế phổ biến nhất thời điểm hiện tại của Perpetual trong thị trường DeFi đó chính là mô hình Order Book và mô hình Liquidity Pool.
Cơ chế Order Book
Về cơ bản cơ chế Order Book trong thị trường DeFi khá tương tự như trên các sàn giao dịch CEX khi mà người dùng khi sẽ đặt lệnh và dùng đòn bẩy với một số tiền vay từ sàn để giao dịch.
Ví dụ về Order Book: Giá hiện tại của ETH đang là 1800 và Quốc Huy dự đoán rằng ETH sẽ giảm từ giá hiện nên tiến hành mở lệnh Short $100 với đòn bẩy x20.
- Sau khi đặt lệnh như trên thì Huy sẽ tiến hành thế chấp $100 để mở lệnh và vay từ sàn một lượng tài sản theo công thức là (x - 1) * Y trong đó x là đòn bẩy và Y là số tiền thế chấp, với đòn bẩy x20 có nghĩ là Huy đang vay $1900.
- Các khoảng phí mà Huy sẽ phải chịu đó chính là phí mở và đóng vị thế cùng với phí funding tùy thuộc vào thời điểm đó bên Long hay bên Short đang nhiều hơn.
- Nếu giá thực tế đi ngược lại với dự đoán của Huy và chạm đến ngưỡng thanh lý thì sàn sẽ tự động thanh lý tài sản của Huy đến bù đắp vào lại khoảng lỗ.
Cơ chế Liquidity Pool
Khác với cơ chế Order Book thì cơ chế Liquidity Pool chỉ có thể sử dụng trong thị trường DeFi, trader và Liquidity Provider hay còn được hiểu là người cung cấp thanh khoản sẽ là 2 đối tượng chính tham gia mô hình này.
Dự án sẽ tạo ra các pool thanh khoản riêng biệt để mọi người cung cấp thanh khoản vào pool đó và đây sẽ là tài sản mà các trader vay, giá của các cặp giao dịch sẽ biến động dựa theo nguồn Oracle từ một bên thứ ba như ChainLink.
Cơ chế hoạt động của mô hình Liquidity Pool sẽ diễn ra như sau:
- Người dùng mở lệnh trên nền tảng bằng một khoản tiền thế chấp mà nền tảng hỗ trợ ví dụ như USDC, ETH, DAI,... tài sản này sau đó sẽ được gửi vào pool.
- Nền tảng sẽ ghi nhận mức vào lệnh và sẽ tiến hành swap tài sản thế chấp thành token mà người dùng đang mở lệnh.
- Nếu người dùng lỗ, tài sản thế chấp sẽ được chuyển vào pool để đền bù cho các Liquidity Provider. Nếu người dùng có lời, một lượng tài sản của các Liquidity Provider sẽ được được lấy ra và chuyển về ví người dùng.
- Các khoảng phí mà người dùng phải trả như phí đóng, mở lệnh và phí duy trì sẽ được chuyển về cho các Liquidity Provider dựa vào lượng tài sản mà họ cung cấp thanh khoản.
Các dự án nổi bật trong mảng Perpetual
dYdX là dự án nổi bật nhất với cơ chế Order Book với quá trình phát triển dự án bắt đầu từ những năm 2017 và khối lượng giao dịch trên nền tảng mỗi ngày có lúc đạt đến con số hàng tỉ đô.
Đội ngũ của dYdX trước đây sử dụng công nghệ của StarkEX để phát triển một Layer 2 trên Ethereum, tuy nhiên đến hiện tại thì dự án đang có định hướng chuyển thành một Layer 1 và phát triển thông qua Cosmos SDK.
GMX được là dự án đi đầu của mô hình phát triển Perp DEX thông qua Liquidity Pool với TVL ở thời điểm đạt đến con số hơn $660M.
Đội ngũ của GMX ban đầu định hướng sẽ phát triển sản phẩm của mình trên BNB Chain tuy nhiên sau đó đã chuyển hướng phát triển sang Arbitrum và Avalanche, đây là một bước đi đúng đắn góp phần lớn vào sự thành công của GMX thời điểm hiện tại.
Những điểm yếu của Perpetual trong DeFi
Tuy có nhiều lợi thế với đặc biệt nhất là cơ chế pool thanh khoản tuy nhiên Perpetual vẫn còn một số điểm yếu như:
- Người dùng cần phải ký quá nhiều giao dịch dẫn đến việc phải chịu thêm các khoản phí Gas từ mạng lưới.
- Tốc độ giao dịch chưa cao và phụ thuộc nhiều vào Blockchain mà dự án hoạt động.
- Các dự án Order Book rất khó phát triển khi thanh khoản trong thị trường rất kém.
Tổng Quan Về Options Trong DeFi
Options hay còn được hiểu là hợp đồng quyền chọn cho phép người dùng mua hoặc bán một loại tài sản nào đó với một mức giá cụ thể và thời gian xác định trong tương lai.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đó chính là việc hợp người mua đồng quyền chọn có thể chọn thực hiện hoặc không thay vì bắt buộc thực hiện như hợp đồng tương lai.
Những tính năng nổi bật của Options trong DeFi
Bảo vệ tài sản
Đây có lẽ là tính năng phổ biết nhất ở thời điểm hiện tại được các quỹ đầu tư hay tổ chức sử dụng để bảo vệ khoản đầu tư tài sản mà mình nắm giữ.
Ví dụ: Quỹ đầu tư Paradigm mua 1000 ETH tại mức giá $2000 đô cho mỗi ETH và kỳ vọng giá trị của tài sản này sẽ tăng trưởng trong tương lai, tuy nhiên để phòng ngừa rủi ro thì quỹ đầu tư Paradigm mở một hợp đồng bán 1000 ETH tại mức giá $2000 và có hiệu lực sau đó 1 tháng. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
- Trường hợp giá ETH tăng lên trên $2000 thì khoản đầu tư của Paradigm sẽ có lợi nhuận như dự kiến, quỹ đầu tư này chỉ cần hủy hợp đồng và chịu một khoản phí nhỏ.
- Trường hợp giá ETH giảm xuống dưới $2000 thì Paradigm chỉ cần chấp nhận quyền bán và bán tất cả ETH mà không phải chịu bất kỳ một khoản lỗ nào.
Đầu tư sinh lợi nhuận
Tương tự như những cộng cụ tài chính khác thì Options cũng có thể được tận dụng để đầu tư và sinh lợi nhuận, nhà đầu tư có thể sử dụng Options như một dạng đòn bẩy vốn mà không quá lo sợ đến việc bị thanh lý như các sản phẩm Perpetual.
Những điểm yếu của Options cần phải giải quyết
Phân mảnh thanh khoản
Đây có thể nói là vấn đề lớn nhất hiện tại của Options trong thị trường DeFi khi mỗi cặp tài sản sẽ phải cần tới 2 pool riêng biệt đó là Put Options và Call Options để tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn của người dùng, tuy nhiên nó lại khiến thanh khoản bị phân mảnh mạnh nếu các giao thức ngày càng hỗ trợ nhiều loại tài sản khác nhau.
Tệp người dùng không quá rộng rãi
Để mà so sánh với Perpetual thì Options khó sử dụng hơn và để thành thạo thì cũng cần phải mất một khoản thời gian dài để trau dồi kiến thức nên lượng người dùng thực tế của Options không quá nhiều người mới mà chỉ những nhà đầu tư chuyên nghiệ, quỹ đầu tư hay tổ chức mới thực sự sử dụng Options.
Rủi ro khi cung cấp thanh khoản
Vì người mua có quyền mua hoặc bán tùy theo tình hình thực tế của thị trường nên những người cung cấp thanh khoản hay Options Writer sẽ phải chịu rủi ro. Đây cũng là rào cản khiến cho nhiều người không mặn mà đến việc cung cấp thanh khoản trên các nền tảng Options DeFi hiện nay.
Các dự án nổi bật
Hiện tại đang có khoảng 36 dự án đang làm về mảng Options trong thị trường DeFi tuy nhiên những dự án thực sự nổi bật chỉ được đếm trên đầu ngón tay, cùng Hak Research tiếp tục tìm hiểu.
Dopex hiện tại là dự án đang dẫn đầu về mảng Options trên Arbitrum với TVL xấp xỉ $27M, ngoài ra dự án cũng đang hỗ trợ Polygon tuy nhiên tại không quá thành công trên nền tảng này.
Dopex đã giải quyết các rủi ro của người cung cấp thanh khoản trên nền tảng của mình bằng cách trả thưởng token rDPX bù vào phần bị Impermanent Loss nên có khá là nhiều người lựa chọn Dopex làm nền tảng để cung cấp thanh khoản.
Bản thân đội ngũ của dự án Dopex cũng đang xây dựng cả một hệ sinh thái phía sau để biến tầm nhìn giúp "người dùng sử dụng Options mà không biết mình vẫn đang sử dụng" thành hiện thực với các dự án như JonesDAO, Silo Finance, Orbital,...
Lyra là một sàn giao dịch quyền chọn theo cơ chế AMM được xây dựng trên hệ sinh thái và sử dụng lớp thanh khoản rất dày từ sUSD hay sETH của Synthewix.
Hiểu rõ vấn đề về việc cung cấp thanh khoản, Lyra đã tập trung phát triển những bộ công cụ như Circuit Breakers, Guadians hay Delta Hedging để đảm bảo tài sản trong Vault luôn được quản lỷ rủi ro hiệu quả nhất mà vẫn duy trì mức phần trăm lợi nhuận tối ưu cho từng Vault.
Opyn có lẽ là một trong những dự án xây dựng mảng Options sớm nhất từ những năm 2020 tới hiện tại, hiện tại hệ sinh thái của Opyn cũng đã mở rộng rất nhiều với các dự án như Ibbon Finance, Opeth, Gamma Portal, Fontis Finance, Optional Finance, Ziku Finance,...
Opyn cũng cấp các chiến lược đa dạng để các nhà đầu tư dễ dàng kiếm lợi nhuận như:
- Zen Bull ETH: Chiến lược cho những nhà đầu tư dự đoán giá ETH tăng trong ngắn hạn.
- Crab USDC: Chiến lược dành cho những nhà đầu tư dự đoán giá ETH sẽ đi ngang trong biện độ nhỏ.
- Bear Strategies: Chiến lược này sẽ được ra mắt trong tương lai dành cho những nhà đầu tư dự đoán giá ETH giảm.
Tổng Kết
Dù mới thực sự bùng nổ trong thời gian gần đây tuy nhiên tiềm năng to lớn của Derivatives trong tương lai vẫn còn rất lớn khi ngày càng nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào các sàn giao dịch tập trung và chú trọng hơn đến thị trường DeFi.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cách Kiếm Tiền Bằng Cung Cấp Thanh Khoản Và Những Rủi Ro Cần Biết - December 13, 2024
- Hướng Dẫn Tham Gia OKX Cryptopedia Babylon - December 9, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Sniper - December 9, 2024