ESPRESSO SYSTEM – LAYER 1 DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ ZERO KNOWLEDGE CỰC KÌ TIỀM NĂNG
1. Team
CEO & Co Founder – Ben Fisch
– Cử nhân Toán học, Logic, Thông tin & Máy tính tại đại học Pennsylvania
– Tiến sĩ Khoa Học máy Tính tại đại học Stanford
– Nghiên cứu sinh tại Princeton Plasma Physics Lab, Weizmann Institute of Science, Columbia University
– Làm kĩ sư phần mềm tại 1010data
– CEO tại Stealth – 1 Startup về phần mềm Máy tính
– Advisor tại
+ Chia Project – nền tảng Layer 1
+ Protocol Labs – dự án về mảng cơ sở hạ tầng cho Web 3
+ Eco – nền tảng thanh toán đã raise được 94.5M từ nhiều VCs lớn
COO & Co Founder – Charles Lu
– Cử nhân, Thạc sỹ & Tiến sĩ về Khoa Học Máy Tính tại đại học Stanford
– Từng làm tại Binance Labs vào năm 2018
CSO – Jill Gunter
– Thạc sỹ Khoa Học tại OxFord và có bài luận văn đại học về chủ đề “Tiền điện từ & Kiểm soát vốn”
– Từng học tại đại học Havard
– Co Founder tại Open Money Initiative – tổ chức nghiên cứu về tiền tệ trong nền kinh tế đóng cửa – sụp đổ
– Đối tác với quỹ đầu tư Slow Ventures
Chief Scientist – Benedikt Bünz
– Cử nhân Tin học tại Zurich
– Thạc sĩ tin học và Tiến sĩ Khoa Học Máy tính tại đại học Stanford
=> Tại Stanford Benedikt Bünz nghiên cứ về bảo mật & blockchain
– Nghiên cứu sinh tại Visa
– Kĩ sư mô phỏng BandwidthX
2. Backer
ESPRESSO trải qua 2 lần kêu gọi vốn với tổng số tiền 35.1M và cả 2 đều là tại Seed Round
30/11/2020: Raise 3.1M được led bởi Polychain ngoài ra là Terra, Paxos, Coinbase Ventures, Gemini Fund, Alameda Research, Balaji S. Srinivasan – CTO Coinbase,…
07/03/2022: Raise 32M được led bởi Greylock và Electric Capital bên cạnh đó là Slow Venture, Sequoia Capital, Blockchain Capital
=> Tại sao các VCs từ 2020 lại không tiếp tục đầu tư vào dự án trong năm 2022 nhỉ?
3. Công nghệ cốt lõi của dự án Espresso
Espresso được tạo ra với 2 tầm nhìn
1. Giải quyết vấn đề tốc độ giao dịch và phí giao dịch
Espresso sử dụng công nghệ Zero Knowledge + cơ chế POS để giải quyết vấn đề tốc độ giao dịch và fee giao dịch trên mạng lưới
Công nghệ Zk thường được áp dụng với các L2 như zksync, StarkWare,.. ngoài ra cũng có nhiều L1 sử dụng công nghệ cốt lõi của Zk như MinaProtocol, Aleo,…
Hiểu nôm na, mạng lưới sẽ gom 1 lượng lớn giao dịch thành 1 giao dịch + Bằng chứng Zk
2. Hướng đến quyền riêng tư cho người dùng
Thay vì dùng công nghệ Zk để bảo vệ quyền riêng tư cho users thì Espresso phát triển một công nghệ mới đó chính là CAPE – là một ứng dụng hợp đồng thông minh được phát triển bởi Espresso Systems
CAPE đóng một số các vai trò như sau:
– User có thể mint tài sản của mình trên CAPE từ Stablecoin đến NFTs với quyền riêng tư có thể tùy chỉnh (bán hoặc toàn phần)
– CAPE cũng đóng vai trò là bridge để đưa tài sản từ Ethereum qua Espresso dưới dạng wrap và tài sản dạng wrap đó cũng có thể tùy chỉnh quyền riêng tư
– CAPE có thể hỗ trợ cho tất cả các EVL Blockchain như BNB Chain, Fantom, Celo, Polygon POS,…
=> Có thể nói Espresso cung cấp cơ sở hạ tầng ở đây là các CAPE cho các EVM Blockchain. Khả năng cao trong tương lai Espresso có thể cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng về quyền riêng cho cho các non EVM Blockchain như Solana,…
4. Tokenomic
Chưa có thông tin về việc Espresso phát hành native token của riêng mình nhưng mình nghĩ khi dự án đi vào hoạt động một cách chỉn chu thì dự án sẽ launching token của mình
5. Roadmap
– Hiện tại CAPE mới chỉ đang trong quá trình testnet trên mạng Ethereum Goerli và team chưa công bố chính thức thời gian Mainnet là khi nào
– Ngoài ra team cũng công bố bộ framework cho dự án là Jellyfish giúp các Developer dễ dàng build dự án
6. Dự phóng cá nhân
– Với đội ngũ chất lượng đến từ đại học Stanford hay Havard mình đánh giá đây là một team tốt đã đồng hành cùng nhau từ thời đại học
– Việc các VCs từ vòng 1 không tham gia vòng 2 cũng là điều mình khá lo lắng, sẽ tìm hiểu lí do
– Theo góc nhìn của mình Espresso hướng đến việc cung cấp cơ sở hạ tầng về privacy cho các HST khác thì nhiều hơn hiện tại là EVM sắp tới có thể sẽ là non EVM
– Việc xây dựng 1 HST trên Espresso cũng không được đề cập nhiều ngoài trừ bộ framework
– Thời gian vừa qua team có raise fund thêm tiền với mục đích mở rộng thêm các nhân viên để tiếp tục xây dựng dự án
– Mình thấy Espresso cũng có những nét giống với Oasis Network về tổng quan nhưng trong cách giải quyết vấn đề mở rộng và giải quyết về privacy cho user thì khác nhau. Bên cạnh đó Oasis cũng hướng về HST của mình nhiều hơn
Dự án tương tự: MinaProtocol, Oasis, SecretNetwork,…
💁 Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Thị trường crypto luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi có quyết định mua bán.