Hyperlane là một giao thức tương tác mới, được thiết kế để liên kết các blockchain khác nhau, hỗ trợ việc chuyển giao tài sản, dữ liệu và tương tác cho các ứng dụng phi tập trung (dApp). Dự án này nổi bật với khả năng tích hợp mạnh mẽ với các chuỗi khối mô-đun và Appchain, mang lại tiềm năng mở rộng cao. Hyperlane đã thu hút sự đầu tư và được hỗ trợ bởi những quỹ lớn như Variant, Circle, và CoinFund, ghi nhận uy tín và khả năng của nó trong việc củng cố cơ sở hạ tầng blockchain. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách làm Airdrop Hyperlane nhé.
Tổng Quan Về Hyperlane
Hyperlane là gì?
Hyperlane là một giao thức chuỗi chéo được xây dựng trên nền tảng Modular Blockchain Stack, giúp kết nối và trao đổi tài sản, dữ liệu giữa các Blockchain từ Layer 1 đến Layer 3 và các Appchain. Giống như các giao thức truyền thông khác, Hyperlane sử dụng hợp đồng thông minh Mailbox để xử lý và truyền tải các giao dịch giữa các chuỗi, thông qua các API hỗ trợ trên chuỗi như Accounts API, Queries API và Messaging API.
Một trong những điểm nổi bật của Hyperlane là sự an toàn và bảo mật được đảm bảo bởi Interchain Security Module (ISM). ISM là một nhóm các Validator có nhiệm vụ xác minh tính xác thực của các tin nhắn liên chuỗi. Nhà phát triển có thể tùy ý chọn lựa số lượng Validator hoặc sử dụng các hệ thống ISM sẵn có như Wormhole ISM, Optimistic ISM, để tăng cường bảo mật cho các giao dịch.
Cơ chế hoạt động chính của Hyperlane là thông qua các Warp Routes, trong đó giao dịch của người dùng sẽ được khóa ở chuỗi gốc và sau đó được xử lý tại chuỗi đích qua các bước liên kết từ Mailbox đến Relayer và cuối cùng là ISM, đảm bảo việc giao dịch được thực hiện một cách chính xác và an toàn trên chuỗi đích.
Đội ngũ phát triển của Hyperlane bao gồm những chuyên gia hàng đầu như Yorke Rhodes IV, người sáng lập và từng là Smart Contracts Lead tại Gauntlet; Kunal Arora, một kỹ sư phần mềm tốt nghiệp từ UC San Diego; và Trevor Porter, đồng sáng lập Nodito Labs và là Senior Software Engineer tại Hyperlane, đã có kinh nghiệm phát triển tại cLabs, phát triển Blockchain Layer 1 Celo. Họ cùng nhau tạo dựng nên Hyperlane với mục tiêu làm cho việc tương tác giữa các chuỗi blockchain trở nên linh hoạt và an toàn hơn.
Tại sao lại làm Airdrop Hyperlane
- Vào tháng 9/2022 trong bối cảnh mùa đông Crypto, tại vòng Seed, Hyperlane huy động thành công $18.5M được dẫn đầu bởi Variant cùng sự tham gia của các quỹ như: Circle, CoinFund, Kraken Ventures, Figment Capital, Galaxy Ventures, Blockdaemon Ventures, NFX.
- Hyperlane là một dự án đã có sản phẩm, doanh thu và người dùng rõ ràng.
- Mô hình Hyperlane hướng tới tương đồng với LayerZero và Wormhole, nên hoàn toàn Hyperlane có thể tiếp tục kêu gọi vốn thành công trong những vòng tiếp theo.
Hướng Dẫn Làm Airdrop Hyperlane
Làm Airdrop Hyperlane với Nexus
Bước 1: Người dùng sẽ truy cập với Website dự án https://www.usenexus.org/
Bước 2: Mọi người nhập số lượng TIA mà mọi người muốn di chuyển qua lại giữa Neutron. Lưu ý: Khi chọn các Blockchain để di chuyển tài sản thì phải chọn các Blockchain hỗ trợ 2 chiều, ví dụ như Celestia và Neutron có thể chuyển qua lại, nhưng trong một số thời điểm cặp Celestia và Arbitrum lại không hỗ trợ 2 chiều.
Bước 3: Điền địa chỉ ví nhận.
Bước 4: Kiểm tra thông tin về số lượng tài sản di chuyển (Amount) và phí giao dịch (Local Gas)
Bước 5: Xác nhận và kí giao dịch
Một số những tiêu chí để người dùng bám theo:
- Số lượng transaction
- Số lượng Blockchain tương tác (Đặc biệt nên có 2 - 3 tương tác với Ethereum)
- Số lượng giao thức tương tác (các dự án trên hệ sinh thái Hyperlane)
- Volume (tránh các Volume cheat theo kiểu $0.1, $0.01,...
Làm Airdrop các dự án trong hệ sinh thái Hyperlane
- Hướng dẫn làm Airdrop Superform tại đây.
Tổng Kết
Hyperlane được coi là một trong những đối thủ tiếp theo của LayerZero và Wormhole, tuy nhiên với việc phát triển sau nên thị phần của thị trường phần lớn đã nằm trong tay LayerZero và Wormhole, liệu Hyperlane có thể bùng nổ mạnh mẽ. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Airdrop Hyperlane.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024