Airdrop từ lâu đã trở thành một nguồn thu hấp dẫn trong thị trường Crypto, nhưng phần lớn mọi người chỉ coi đây là một khoản lợi nhuận không ổn định, mang tính may rủi. Tuy nhiên, nếu biết cách tối ưu chiến lược, chúng ta hoàn toàn có thể biến Airdrop thành thu nhập cố định hàng tháng. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ các phương pháp giúp bạn duy trì dòng tiền từ Airdrop một cách đều đặn, bất kể tình hình thị trường.
Làm Sao Để Biến Airdrop Thành Thu Nhập Cố Định?
Thị trường Crypto vốn luôn chứa đựng sự bất ổn và rõ ràng để rất nhiều nhà phát triển trong thị trường Crypto luôn cố gắng tìm ra một thứ gì đó ổn định trong thị trường khởi đầu chúng ta có Stablecoin, sau đó khi làn sóng DeFi bùng nổ đó chính là các dự án kì vọng tạo ra lợi nhuận cố định & ổn định theo thời gian. Thu nhỏ bức tranh lại thì chúng ta thấy Airdrop cũng có nhiều nét tương đồng.
Khi làm Airdrop không ai có thể khẳng định rằng dự án này sẽ triển khai TGE & Airdrop vào thời điểm nào mà hầu hết chỉ là dự đoán dựa trên những thông tin từ phía dự án, vậy làm cách nào để chúng ta có thể biến Airdrop từ một nguồn thu không cố định trở thành một nguồn thu tương đối cố định. Câu trả lời đó chính là số lượng các dự án mà bạn tham gia làm Airdrop.
Theo góc nhìn của cá nhân mình, để trung bình mỗi tháng bạn nhận được Airdrop một cách chủ động (không bao gồm các dự án Airdrop theo hướng bất ngờ) thì số lượng các dự án tại mỗi thời điểm làm phải tối thiểu từ 30 - 50 dự án khác nhau, đối với cá nhân mình con số tối thiểu tại mỗi thời điểm phải là trên 50 dự án. Từ đó, các dự án liên tục gối đầu nhau ra mắt token trong tháng, đặc biệt nếu may mắn trong một bối cảnh thị trường đẹp.
Vậy điểm quan trọng nhất ở đây chính là:
JP @JP_HakResearch• 10h
Để biến Airdrop/Retroactive thành một kênh mang lại lợi nhuận tương đối cố định hàng tháng thì trong mọi thời điểm bạn cần phải duy trì việc làm tối thiểu từ 30 - 50 dự án Airdrop khác nhau. Với mình thì con số tối thiểu này là 50 dự án.
323
959
1.932
Để thực hiện chiến lược biến Airdrop từ một nguồn thu không ổn định thành nguồn thu tương đối ổn định thì có 3 chiến lược mình muốn chia sẻ tới mọi người, trong đó có 2/3 chiến lược mình đang áp dụng.
Nhàn rỗi đi kèm với lượng vốn đủ lớn
Đây là chiến lược chính của mình ở thời điểm hiện tại. Chiến lược của mình tập trung vào các dự án làm Retroactive tốn phí và có thể kéo dài trong một thời gian tương đối dài tối thiểu từ 3 tháng trở lên. Một số các mảnh ghép mình hướng tới như:
- Các dự án nhận Point thông qua mô hình cung cấp thanh khoản ví dụ như gửi tiền vào trong các giao thức Liquid Staking, Restaking, Liquid Restaking, Lending & Borrowing, Derivatives, AMM,...
- Các dự án với các chiến lược phức tạp có thể kể tới như Layer 1, Layer 2,...
- Các dự án hướng tới mô hình giao dịch có thể là Swap, Tradding, Cross-chain,...
Đầu tiên đối với các dự án đi theo mô hình cung cấp thanh khoản thì tương đối đơn giản chỉ cần gửi tài sản vào nền tảng, ngoài ra có thể làm thêm một vài hoạt động để tối ưu lợi nhuận & Airdrop trong quá trình làm. Một số kèo mình trúng khá lớn với chiến lược này có thể kể tới gần đây nhất như là Solayer, EigenLayer, Synfutures, Parcl,...
Với các dự án thiên về chiến lược Swap, Tradding, Cross-chain,... công việc cũng rất đơn giản, mỗi tuần chỉ cần dành từ 2 - 3h cho các dự án như này, hoặc mình sử dụng hàng ngày tùy theo nhu cầu cá nhân. Cuối cùng, là những kèo với các chiến lược phức tạp như các dự án Layer 1, Layer 2 sẽ cần phải bỏ thời gian ra nghiên cứu & tối ưu. Tuy nhiên để thực hiện chiến lược này bạn cần có một nguồn vốn tương đối lớn, nhưng bù lại thời gian bỏ ra sẽ không phải quá nhiều.
Vốn nhỏ thì bắt buộc phải bận rộn
Đối với những bạn vốn nhỏ thì có thể tiếp cận Airdrop theo hướng tập trung vào các dự án ở giai đoạn Tetsnet, Devnet và tham gia các dự án thông qua các nhiệm vụ trên các trang mạng xã hội tuy nhiên số lượng các kèo theo hướng này thì rất nhiều chính vì vậy mọi người có thể chọn 2 chiến lược khác biệt nếu bạn không có nhiều vốn bao gồm:
- Chiến lược 1: Làm dàn trải nhiều dự án khác nhau. Dự án nào cũng sẽ tham gia & góp mặt.
- Chiến lược 2: Lọc dự án một cách kĩ càng, tham gia một số ít các dự án, tuy nhiên khi tham gia làm Airdrop sẽ làm với số lượng ví nhiều.
Theo góc nhìn của cá nhân mình thì chiến lược thứ hai sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều bởi vì với chiến lược 1 việc theo dõi quá nhiều dự án đặc biệt là các nhiệm vụ Social sẽ rất nhiều sẽ nhanh chóng làm bạn trở nên quá tải. Chính vì vậy hãy đi sâu với chiến lược 2, tập trung dùng kiến thức để chọn lọc dự án sau đó hãy tham gia từ 4 - 10 - 20 thậm chí là vài chục ví. Với những bạn muốn làm Airdrop với hàng trăm ví thì sẽ cần nhiều hơn thông thường rất nhiều.
Hướng đến các kèo thụ động & chi phí thấp
Một trong những chiến lược mình rất yêu thích đó chính là những kèo treo máy trong mảng dePIN. Hình dung một cách dễ hiểu là bạn cung cấp phần cứng hoặc các tài nguyên dư thừa cho các dự án dePIN rồi nhận về Point, lượng Point này sẽ được chuyển đổi thành Airdrop trong tương lai. Một số các dự án nổi bật mình đang triển khai như:
- DAWN: Cung cấp nguồn băng thông dư thừa để dự án cho thuê các dự án dePIN, AI, AI Agents khác có nhu cầu sử dụng băng thông phi tập trung.
- Gradient: Là một nền tảng cho phép nhiều máy tính kết hợp với nhau để xử lý một công việc nào đó. Từ đây các dự án trong không gian Web3 có thể sử dụng Gradient với nhiều mục đích khác nhau.
- Blockmesh: Tương tự như DAWN, Blockmesh là một nền tảng chia sẻ, cho thuê phần băng thông nhàn rỗi từ người dùng từ đó giúp người dùng kiếm lợi nhuận thông qua phần dư thừa.
- Kuzco: Nền tảng cho thuê GPU chủ yếu hướng đến các dự án cần khối lượng GPU lớn để huẩn luyện các mô hình AI.
- Spheron Network: Tương tự như Kuzco thì Spheron Network cũng hướng đến mô hình cho thuê GPU.
- ...
Đối với các dự án dePIN thì có 2 chi phí mà người dùng Airdrop phải chú ý tới bao gồm:
- Chi phí tiền điện: Việc duy trì máy tính hoạt động 24/24 sẽ tiêu tốn của bạn kha khá tiền điện mỗi tháng, tuy nhiên khác với việc đào coin thì máy tính khi tham gia các dự án dePIN không cần tới các thiết bị làm mát, bên cạnh đó các máy này vẫn có thể sử dụng làm việc như bình thường.
- Chi phí hao mòn: Việc sử dụng máy tính liên tục có khả năng cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy tính, điều đó đồng nghĩa với việc hao mòn sẽ nhiều hơn so với sử dụng làm việc thông thường.
Đổi ngược lại các chi phí trên thì việc chạy Airdrop các dự án dePIN tương đối nhàn, một số dự án chỉ cần cài đặt một lần mà không cần phải quan tâm quá nhiều tuy nhiên mức độ cạnh tranh đối với các dự án dePIN treo máy là cực kì cao.
Tổng Kết
Việc biến Airdrop thành thu nhập cố định không phải là điều bất khả thi, nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì, chiến lược hợp lý và một hệ thống quản lý tốt. Dù bạn có vốn lớn để theo các kèo Retroactive, vốn nhỏ để tập trung vào nhiệm vụ Social, hay đơn giản muốn tìm kiếm các cơ hội thụ động với dePIN, thì việc duy trì số lượng dự án phù hợp là chìa khóa để đảm bảo dòng tiền đều đặn. Nếu áp dụng đúng cách, Airdrop không chỉ là một khoản thu nhập phụ, mà có thể trở thành một nguồn lợi nhuận ổn định trong thị trường Crypto đầy biến động.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Reppo Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Reppo - March 20, 2025
- Phân Tích Across: Tại Sao Paradigm Quyết Định Rót 40 Triệu Đô Vào Dự Án? - March 20, 2025
- Brilliantcrypto – Bước Tiến Mới Trong Thế Giới GameFi - March 19, 2025