Làm sao trở thành kẻ mạnh trong Crypto? Đây là câu hỏi không chỉ những người mới bước vào thị trường đặt ra, mà cả những người đã có kinh nghiệm vài năm cũng luôn trăn trở. Trong bối cảnh thị trường suy yếu, tâm lý nhà đầu tư rối loạn, và dòng tiền bị thu hẹp, việc tồn tại đã khó – chứ chưa nói đến việc bứt phá. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân và nhóm người không những sống sót qua giai đoạn này mà còn âm thầm xây dựng lợi thế dài hạn cho bản thân. Bài viết này chia sẻ góc nhìn và chiến lược thực tế từ trải nghiệm cá nhân, nhằm trả lời một cách rõ ràng nhất câu hỏi: Làm sao để không bị đào thải và trở thành kẻ mạnh khi thị trường quay lại?

Bối Cảnh Thị Trường & Những Lựa Chọn Khác Nhau

Thị trường Crypto hiện đang ở trong một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Dòng tiền suy yếu, tâm lý nhà đầu tư bất ổn, nhiều dự án tạm dừng hoặc không có đà phát triển. Trong bối cảnh này, mỗi người tham gia thị trường cần phải tự đặt câu hỏi: "Tiếp tục hay dừng lại? Và nếu tiếp tục, thì bằng cách nào?". Từ góc độ cá nhân đã trải qua từ thị trường tăng trưởng đến suy thoái trong nhiều chu kỳ, mình chia nhóm người trong thị trường hiện tại thành 3 loại:

  • Rời bỏ thị trường: Đây là nhóm rút lui khỏi thị trường, trở lại công việc truyền thống hoặc tìm cơ hội trong các lĩnh vực khác ngoài Crypto. Lựa chọn này an toàn, đặc biệt với những người không còn đủ thời gian, tài nguyên, hoặc tinh thần để theo đuổi thị trường biến động mạnh như Crypto.
  • Tồn tại thụ động: Nhóm này vẫn còn ở trong thị trường nhưng thiếu chiến lược rõ ràng. Một phần trong số họ là những người từng hoạt động tích cực nhưng hiện tại chỉ quan sát, làm việc cầm chừng hoặc phụ thuộc vào bull market để "gỡ gạc". Những người này thường hoạt động như một "Zombie" – không chết nhưng cũng không sống đúng nghĩa.
  • Chủ động tối ưu – Người tìm cách sống sót: Đây là nhóm mà mình hướng tới. Dù thị trường xấu, nhóm này vẫn tìm mọi cách để tối ưu hoá tài nguyên, thử nghiệm chiến lược mới, và duy trì dòng tiền. Những người này không chờ Bull Market, mà chủ động tạo ra giá trị trong Bear Market. Họ là những người sẽ sống sót và mạnh hơn khi thị trường phục hồi.

Mình tin rằng nhóm người thứ ba – những người không chờ thị trường tốt lên mới hành động, mà chủ động tối ưu, thử nghiệm và liên tục học hỏi trong giai đoạn khó khăn – chính là những người sẽ trở thành kẻ mạnh trong thị trường Crypto. Họ không sống sót nhờ may mắn, mà sống sót nhờ chiến lược. Chính khả năng thích nghi, khai thác cơ hội dù nhỏ nhất và duy trì sự kiên định mới là yếu tố quyết định ai sẽ nắm lợi thế khi thị trường phục hồi. Trong một hệ sinh thái nơi mọi thứ thay đổi rất nhanh, kẻ mạnh không phải là người giỏi nhất ở hiện tại, mà là người học nhanh nhất, kiên trì nhất, và hành động đều đặn nhất.

Làm Sao Trở Thành Kẻ Mạnh Trong Crypto?

Bản thân mình không phải là người có nền tảng tài chính lớn hay có lợi thế đặc biệt trong thị trường. Tất cả những gì có được hiện nay đều đến từ việc duy trì 4 chiến lược cốt lõi dưới đây – áp dụng xuyên suốt từ 2022 đến nay và liên tục điều chỉnh để phù hợp với thị trường.

Tối ưu

Mỗi người đều có giới hạn về tài sản, thời gian, và năng lượng. Giai đoạn khó khăn không cho phép chúng ta dùng tài nguyên một cách lãng phí. Vì vậy, mình tập trung vào tư duy "tối ưu" trong mọi thứ:

  • Tối ưu vốn: Không để vốn nằm yên. Ví dụ, với ETH hoặc SOL nhàn rỗi, có thể stake hoặc cung cấp thanh khoản ở các giao thức có rủi ro thấp nhưng vẫn tạo dòng tiền ổn định.
  • Tối ưu từng thao tác: Khi làm Airdrop, không phải làm 1 dự án là xong. Mình tìm cách gom các dự án có cùng cơ sở hạ tầng (như cùng dùng LayerZero, StarkNet...) để 1 txn có thể kích hoạt nhiều hệ thống.
  • Tối ưu hiệu suất lao động: Mỗi ngày đều có việc để làm, nhưng không phải việc nào cũng sinh ra kết quả. Mình loại bỏ việc "lướt X", tránh đọc tin vô ích, tập trung vào công việc mang tính tạo giá trị: phân tích dự án, thử nghiệm mô hình kiếm tiền, hoặc ghi chú các case học được.

Đa dạng hoá chiến lược kiếm tiền

Dựa vào một kênh thu nhập là điều rất rủi ro, nhất là trong thị trường phi tập trung và thay đổi nhanh như Crypto. Mình luôn chủ động xây dựng nhiều "pocket" để vừa tạo ra tiền, vừa kiểm tra chiến lược có hiệu quả hay không.

Một số kênh mình đang triển khai bao gồm:

  • Airdrop & Retroactive: Ưu tiên các dự án có hệ sinh thái rõ ràng, backer uy tín, và khả năng cao trả thưởng cho early user. Lọc và thử chiến lược mới mỗi tuần, ghi chú hiệu quả để tối ưu dần.
  • DeFi Strategies: Cung cấp thanh khoản trên DEX lớn, Farm Incentives, khai thác chênh lệch giá (Spread) giữa CEX và DEX để tạo dòng tiền chủ động, giảm thiểu rủi ro.
  • Node/GameFi/TaskFi: Tham gia chạy node như IO, KYVE hoặc các TaskFi có mô hình rõ ràng, chọn lọc kỹ Tokenomics và tiềm năng tăng trưởng trước khi đầu tư thời gian và công sức.
  • Cơ hội chớp nhoáng (Fast Money): Tham gia IDO chất lượng, tận dụng Depeg để Arbitrage nhanh, FSarm Galxe/NFT Campaign bằng chiến lược nhiều tài khoản – sau đó thống kê, chọn lọc mô hình hiệu quả nhất.
  • Xây dựng sản phẩm cá nhân: Phát triển Hak Research & Gem Research như hệ thống nghiên cứu độc lập, chia sẻ dữ liệu & phân tích thị trường, tạo dòng tiền ổn định và mở rộng thương hiệu cá nhân.

Phát triển bản thân

Sự thật là phần lớn cơ hội trong thị trường này đều đến từ việc bạn biết trước người khác một bước. Và để đạt được điều đó, mình đầu tư rất nhiều vào việc nâng cấp năng lực bản thân.

Những việc mình duy trì đều đặn mỗi tuần:

  • Đọc 30-40 dự án mới: Dựa vào nguồn trên X, Substack, blog kỹ thuật để hiểu narrative mới, sản phẩm mới, xu hướng công nghệ (zk, modular, socialFi...).
  • Viết phân tích 15-30 dự án: Tự tổng hợp whitepaper, sản phẩm, mô hình token, backer, đối thủ cạnh tranh,... từ đó rút ra điểm mạnh - yếu.
  • Phân tích sâu các cơ hội nhỏ: Không bỏ qua các cơ hội ít người chú ý, kể cả Farm Festnet, Retroactive, Early Usage,... Quan điểm: “Không phải cứ nhỏ là không đáng làm. Miễn là ROI hợp lý.”
  • Học lại và làm mới lại kiến thức cũ: Mỗi khi thị trường thay đổi narrative (ví dụ từ LSD sang RWA), mình sẽ review lại toàn bộ nền tảng cũ và cập nhật thêm các case mới.

Nhiều người hỏi tại sao mình có thể giữ được khối lượng công việc lớn như vậy trong nhiều năm? Câu trả lời đơn giản: Mình xây cho bản thân một hệ thống học tập và làm việc. Không phụ thuộc vào cảm xúc, chỉ cần làm đúng theo kế hoạch.

Tập trung vào những công việc mang lại giá trị thực sự

Trong thị trường nhiễu loạn thông tin, có quá nhiều thứ khiến người ta mất tập trung. Vậy nên mình cố gắng đơn giản hóa lại mọi thứ, chỉ làm những gì tạo ra kết quả rõ ràng.

  • Không đọc tin tức thị trường mỗi ngày: Thay vào đó mình đọc tài liệu, cập nhật sản phẩm mới từ chính dự án.
  • Không quan tâm quá nhiều đến vĩ mô: Mình theo dõi mức độ ảnh hưởng, nhưng không dùng nó làm lý do để trì hoãn hành động.
  • Không dành thời gian phân tích biểu đồ kỹ thuật: Chart không phải là nơi tạo ra alpha. Mình tin rằng: lợi thế cạnh tranh đến từ hiểu mô hình dự án, sản phẩm, hành vi người dùng – chứ không phải từ mô hình giá.
  • Tập trung vào công việc: Xây nội dung, viết report, farm Airdrop, chia sẻ chiến lược,... là những thứ tạo ra thu nhập và thương hiệu cá nhân. Và mình giữ kỷ luật làm việc với khối lượng cố định hằng tuần.

Tổng Kết

Thị trường Crypto sẽ luôn có chu kỳ – lên rồi lại xuống, FOMO rồi lại sợ hãi. Điều quan trọng không phải là bạn ở đây khi thị trường hưng phấn, mà là bạn còn ở lại và mạnh hơn sau mỗi đợt điều chỉnh. Làm sao trở thành kẻ mạnh trong Crypto không phải là chuyện của một ngày hay một nước đi đúng, mà là quá trình liên tục tối ưu tài nguyên, đa dạng chiến lược, phát triển kỹ năng, và tập trung vào giá trị thực. Khi bull market quay trở lại, lợi thế sẽ không thuộc về người nhanh tay nhất, mà thuộc về người đã chuẩn bị kỹ nhất. Và nếu bạn đang đọc tới đây, rất có thể bạn đã và đang đi đúng hướng.