Cuộc chiến Layer 2 ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nếu như ngày xưa chúng ta có tứ trụ là Arbitrum, Optimism, zkSync và Starnet thì ngày nay đã có thêm nhiều cái tên mới tham gia vào cuộc chiến như Linea, Base, Taiko, Scroll,... Nhưng trong bối cảnh các Layer 2 đang bị định giá quá cao thì đâu sẽ là những cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cơ hội đầu tư Layer 2 nhé.
Để hiểu hơn về bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Cuộc Chiến Layer 2 & Vị Thế Của Retails
Với sự bùng nổ của Arbitrum & Optimism sau khi ra mắt Token với số lượng người dùng thường xuyên, số lượng transaction mỗi ngày tăng trưởng mạnh mẽ. Đi kèm với đó là ZK Rollup đã có những độ hype nhất định trong thời gian qua với một loạt những dự án mới như Scroll, Taiko, Kakarot,... Không chỉ dừng lại ở đó những câu chuyện của Arbitrum Orbit, Superchain - Optimism, Hyperchain - zkSync và Layer 3 - Starknet lại càng thu hút người dùng hơn nữa và cuối cùng là những ông lớn đều đang tập trung cho Layer như Binance, Coinbase, A16Z, Polygon,.. Sức nóng của Layer Wars ngày càng lớn.
Tuy nhiên, chúng ta cùng nhìn nhận lại vị thế của chính mình với những nền tảng Layer 2 như:
- Trong vòng kêu gọi vốn gần nhất diễn ra vào 31/08/2021 của Arbitrum thì dự án đã được định giá ở mức $1.1B và hiện tại Full Marketcap đang rơi vào khoảng $8B có nghĩa là các VCs vòng Series B thì đang x8. Tuy nhiên, với các vòng Series A và Seed thì khả năng sẽ lớn hơn x8 rất nhiều, mình nghĩ rằng các dự án đầu tư tại Seed Round tại năm 2019 thì khả năng đã phải x30 - x50 lần.
- Trong vòng kêu gọi vốn gần nhất diễn ra vào 17/03/2022 của Arbitrum thì dự án đã được định giá ở mức $1.5B và hiện tại Full Marketcap đang rơi vào khoảng $6B có nghĩa là các VCs vòng Series B thì đang x4. Tương tự với Arbitrum thì các VCs đầu tư vào Optimism trong những vòng Series A và Seed thì đã x rất nhiều lần.
Tương tự với nhiều nền tảng Layer 2 khác như trong vòng gần nhất của Scroll được định giá $1.8B trong năm 2023 hay StarkWare cũng đang được định giá lên đến $8B. Một điều nữa là ngay cả trong bối cảnh downtrend như hiện nay vị thế của chúng ta đã không thực sự đẹp chứ chưa muốn khi thời điểm thị trường bước vào uptrend.
Rõ ràng, vị thế của những nhà đầu tư nhỏ lẻ của mình với bạn (những người đang đọc bài viết của mình) sẽ rất khó để đẹp bằng những VCs thời điểm đầu. Vậy cơ hội đầu tư Layer 2 ở đâu thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.
Một số những cơ hội có thể kể đến nếu như Layer 2 bùng nổ như:
- Hệ sinh thái của các nền tảng Layer 2.
- Cuộc chiến Data Availability.
- Cuộc chiến Share Sequencer.
- Cuộc chiến Rollup As a Service.
Cuộc chiến Data Availability
Tổng quan về vấn đề xung quanh Data Availability
Data Availability (DA) tạm dịch là tính khả dụng dữ liệu trong Blockchain, là yếu tố đảm bảo bất kì một cá nhân hay tổ chức nào đều có thể truy xuất những thông tin và dữ liệu trên Blockchain một cách công khai và mình bạch. Có thể nói rằng DA là một trong những yếu tố giúp Blockchain có thể phát triển trong trung và dài hạn cùng với thị trường.
Cùng nhìn lại các vấn đề của thị trường Crypto hiện nay như:
- Các Blockchain lâu đời như Bitcoin hay Ethereum có độ năng tăng trưởng rất nhanh sau mỗi năm đơn cữ như Bitcoin là 20%/năm và Ethereum là 30/năm.
- Các Blockchain sau này như Solana, Aptos, Sui, Monad,... thì với việc hướng tới một tốc độ giao dịch với hàng chục ngàn TPS và thời gian hoàn thành khối chưa đầy 1s thì độ lớn của các Blockchain này sẽ gia tăng một cách chóng mặt.
Nhìn sâu hơn vào câu chuyện của Ethereum thì các giải phảp Rollup như ZK Rollup và Optimistic Rollup ngày càng nhiều, trong tương lai khi tất cả các Rollup (Superchain, Layer 3 thì có Starknet, Orbit hay Hyperchain) thì số lượng các giao dịch gửi xuống Ethereum sẽ ngày càng lớn và có thể tăng trưởng theo cấp số nhân. Chính vì vậy, khả năng cao trong tương lai thì việc lưu trữ dữ liệu trên sẽ vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên đây chỉ là dự đoán chúng ta cần chờ sau Cancun Upgrade để có những phân tích chính xác hơn.
Rõ ràng, trong bối cảnh như vậy chúng ta cần những giải pháp về DA có thể thay thế Ethereum đưa tới một mức phí giao dịch rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đều là đánh đổi khi dự án lựa chọn một nền tảng khác để lưu trữ giao dịch đồng nghĩa với nền tảng đó chắc chắn sẽ không được phi tập trung và bảo mật như Ethereum.
Một số các dự án tiềm năng trong mảng Data Availability
Đã có nhiều dự án ra đời với mục đích cung cấp DA As a Service rẻ và hợp lý hơn rất nhiều so với Ethereum, nhưng các dự án vẫn cam kết một mức độ bảo mật và phi tập trung cao mặc dù không thể bằng Ethereum. Tuy nhiên, tất cả những giải pháp đều phải đánh đổi và không thể cân bằng giữa Scability - Decentralized - Security.
Một số các dự án có thể kể đến như:
- Celestia: Celestia là nền tảng đã tách Blockchain ra làm nhiều lớp trong đó có 2 lớp chính là Excecution Layer và DA & Consensus Layer. Đối với Excecution Layer đó sẽ là các Rollup Chain nằm trong hệ sinh thái của Celestia và sẽ gửi các giao dịch xuống lớp DA & Consensus. DA & Consensus Layer hoàn toàn được coi là một dịch vụ để các dự án nằm ngoài HST Celestia có thể tận dụng.
- EigenLayer: EigenLayer là nền tảng tận dụng lại các LST và các LST LP để tham gia, người dùng có thể restake các LST như stETH, rETH,... vào các nền tảng Validator trên EigenLayer. EigenDA là một trong những sản phẩm chiến lược khi ra mắt của EigenLayer, các dự án hoàn toàn có thể sử dụng EigenLayer như một lớp DA hoặc Consensus.
- Espresso Systems: Espresso cung cấp dịch vụ Data Availability một cách nhanh chóng, hiệu quả và đơn giản cho các nhà phát triển. Với công nghệ của riêng mình, Espresso DA kì vọng trở thành một DA Layer uy tín, bảo mật và phi tập trung trên thị trường.
Cuộc chiến Shared Sequencer
Tổng quan về vấn đề xung quanh Sequencer của Layer 2
Sequencer tạm dịch là trình sắp xếp các trách nhiệm thực thi các giao dịch, gom các giao dịch thành lô (batch) sau đó đăng lên Ethereum. Sequencer đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và đảm bảo sự bảo mật cho mạng lưới Layer 2. Có thể nói rằng công việc của Sequencer trên Layer 2 tương tự với các Validator trên Layer 1 nhưng các Sequencer có ít quyền lực hơn so với Validator.
Shared Sequencer là việc các nền tảng Rollup cùng nhau sử dụng chung một bộ Sequencer. Bởi vì nhiều nền tảng Rollup cùng sử dụng một bộ Sequencer khiến việc nén giao dịch trở nên tối ưu hơn từ đó dẫn tới phí giao dịch trở nên rẻ hơn vì có thể nén được tối đa, bên cạnh đó việc sử dụng thêm bộ Sequencer bên ngoài giúp mạng lưới Layer 2 trở nên phi tập trung hơn.
Một số những lợi ích khi các Rollup sử dụng chung một bộ Sequencer có thể kể đến như:
- Giảm thiểu phí giao dịch bởi vì lượng giao dịch được nén luôn ở mức tối đa.
- Các nền tảng Rollup dùng chung một bộ Sequencer có thể tương tác cross-chain với nhau một cách dễ dàng.
- Đơn giản hóa việc tương tác so với Layer 1 thay vì việc mỗi nền tảng Rollup có một bộ Sequencer cho riêng mình.
Một số các dự án tiềm năng trong mảng Shared Sequencer
Shared Sequencer là một trong những mảnh ghép tiếp tục thúc đẩy ngành Layer 2 nói chung một cách tương đối toàn diện. Một số các dự án tiềm năng trong mảng Shared Sequencer có thể kể đến như:
- Espresso Systems: Espresso Sequencer là một mạng sắp xếp trình tự (Sequencer Network) phi tập trung cho các bản tổng hợp (Rollup) được thiết kế để cung cấp tính khả dụng và đặt hàng giao dịch an toàn, thông lượng cao, độ trễ thấp. Espresso Sequencer sẽ thu hút sự tham gia của các trình xác thực Ethereum thông qua việc đặt lại. Khả năng đặt lại này của Espresso Sequencer giống như EigenLayer, mạng lưới cho phép các trình xác thực đến từ Ethereum tham gia và có thể sử dụng LST của ETH để đặt cược cho các trình xác thực này.
- Astria: Astria là nền tảng cung cấp dịch vụ Sequencer cho phép các nền tảng Layer 2 có thể chia sẻ một mạng lưới các trình sắp xếp phi tập trung duy nhất, đơn giản và không cần cấp phép để tham gia.
- Radius: Tương tự như Astria cung cung cấp dịch vụ Shared Sequencer cho các nền tảng Layer 2 trên thị trường. Dự án đã kêu gọi thành công $1.7N tại vòng Pre Seed với sự tham gia của Hashed bên cạnh đó là Crypto.com, Superscrypt,...
Cuộc chiến Rollup As a Service
Tổng quan về Rollup As a Service
Rollup As a Service là một dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng những bộ framework và SDK có sẵn giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng một nền tảng Rollup phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của chính mình. Mức độ tùy chỉnh ở đây sẽ xung quanh các Layer như Execution, Consensus, Data Availabilty hay Settlement. Ví dụ như một nhà phát triển có thể xây dựng Rollup của mình theo mô hình sau:
- Execution trên chính nền tảng của mình.
- Consensus và Settlement sẽ được thực hiện trên Ethereum.
- Data Availability trên Celestia.
Với việc các nhà phát triển có thể tùy chỉnh các Layer theo ý mình từ đó sẽ xây dựng ra các nền tảng Layer 2 với những đặc điểm khác nhau và hướng tới các nhu cầu, phân khúc và hệ sinh thái khác nhau. Layer 2 đó có thể trở nên nhanh hơn và rẻ hơn các Layer 2 khác từ đó nó hướng tới thị trường NFT, Gaming, Social,... Layer 2 đó có thể hướng tới sự phi tập trung và bảo mật rồi từ đó xây dựng lên một hệ sinh thái về tài chính như DeFi, NFTFi, LSDfi,...
Có thể thấy rằng Rollup As a Service giúp cho các nhà phát triển có thể tiếp cận Layer 2 trở nên dễ dàng hơn. Rõ ràng, trong bối cảnh có nhiều Protocol & DApp trên Ethereum cần nhiều sự tối ưu mạng lưới cho sản phẩm của riêng mình thì Rollup As a Service là một giỉa pháp hữu hiệu. Rollup As a Service còn giúp các dự án có thể phát triển cả các nền tảng Layer 3 chứ không chỉ dừng lại ở Layer 2.
Các dự án tiềm năng trong ngành Rollup As a Service
Một số các dự án tiềm năng trong mảng Rollup As a Service có thể kể đến như:
- Caldera: Caldera là một trong những nền tảng RAaS phổ biến hiện nay. Caldera đã tích hợp nhiều bộ công cụ khác nhau trên thị trường như OP Stack của Optimism, Orbit Chain của Arbitrum. Không những thế Caldera đang hướng tới nền tảng Rollup All in One khi cung cấp cả dịch vụ Data Availabilty và Shared Sequencer.
- Sovereign: Có thể nói rằng Sovereign sẽ xây dựng các Sovereign SDK tương tự như cách Cosmos xây dựng các Cosmos SDK của mình, các blockchain này sẽ sử dụng công nghệ zkRollup. Một số những ưu điểm của Sovereign SDK như việc Các nhà phát triển không cần có kiến thức về mật mã để có thể sử dụng được công nghệ ZKP hay là các nhà phát triển có nhiều ngôn ngữ lập trình để lựa chọn như Rust, C++,... và có thể thực thi được trên các zkVM
- Argus: Argus hướng đến xây dựng một bộ framework SDK tên là World Engine để các nhà phát triển có thể tự mình xây dựng một blockchain riêng dành cho trò chơi Web3 của mình. Dự án kêu gọi thành công số tiền $10M được dẫn đầu bởi Haun Ventures
Hệ Sinh Thái Của Các Nền Tảng Layer 2
Thực tế, nếu như các dự án Layer 2 đang trong tình trạng overrated thì hệ sinh thái của các nền tảng Layer 2 theo góc độ của mình lại đang ở trạng thái underrated. Bởi vì để tìm các Hidden Gem với các yếu tố như chưa ra mắt Token, đã ra mắt Token nhưng vốn hóa còn thấp và các sản phẩm có nhiều điểm đặc biệt hay khác biệt thì vẫn còn tương đối nhiều.
Chúng ta cùng nhìn qua từng hệ sinh thái để thấy rõ:
Bản thân nếu dòng tiền đổ về Layer 2 thì các dự án trong hệ sinh thái sẽ có sự biến động rất mạnh như chúng ta từng thấy khi Arbitrum ra mắt và dòng tiền đổ về Arbitrum, các dự án trong hệ như Jones DAO, Plutus DAO, Vesta Finance, GMX, Treasure DAO,... đều có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Tổng Kết Về Cơ Hội Đầu Tư Layer 2
Layer 2 mới chỉ là chất xúc tác để nhiều xu hướng nhỏ hơn trong đó ra đời điển hình như Layer 3, Shared Sequencer hay DA Wars. Rõ ràng, nếu nhìn kĩ chúng ta thấy rất nhiều những cơ hội đầu tư Layer 2 ở ngay thời điểm hiện tại.
Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể tìm ra được nhiều hơn những cơ hội đầu tư Layer 2.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024