Khi phân tích Arbitrum một cách toàn diện về công nghệ, về hệ sinh thái, về chiến lược phát triển, về đội ngũ phát triển,... thì chúng ta có một chút niềm tin về việc Arbitrum sẽ tiếp bước Ethereum & Solana. Bài viết này sẽ tiến hành phân tích một cách chi tiết về Arbitrum dựa trên các yếu tố công nghệ, chiến lược phát triển, và năng lực của đội ngũ điều hành, nhằm đánh giá tiềm năng thành công dài hạn của nền tảng này.
Để hiểu hơn về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Những Tiêu Chí Giúp 1 Nền Tảng Thành Công Trong Dài Hạn
Số lượng các Blockchain Layer 1 & Layer 2 sau mỗi lần thị trường bùng nổ đều có sự gia tăng mạnh mẽ, mặc dù số lượng tăng nhanh như vậy nhưng chất lượng lại không theo kịp. Trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gia tăng thì xác suất thành công của một Blockchain Layer 1 & Layer 2 cũng giảm đi rất nhiều, bên cạnh đó là điều kiện để một nền tảng thành công cũng ngày càng nhiều hơn.
Có một số những tiêu chí nhất định để giúp một Blockchain nền tảng thành công bao gồm:
- Công nghệ đủ tốt hoặc thường xuyên được nâng cấp, cập nhật để có thể đi cùng thị trường trong dài hạn.
- Chiến lược phát triển tốt bao gồm chiến lược định hướng hệ sinh thái, chiến lược thu hút các nhà phát triển,...
- Nền tảng đã chứng minh được năng lực ít nhất một lần trong quá khứ thông qua việc tạo nên sự bùng nổ cho hệ sinh thái của mình.
Thực tế một Blockchain phải hội tụ cả ba yếu tố trên thì mới có khả năng dẫn dắt thị trường, tính đến thời điểm hiện tại cũng chỉ có Solana & Ethereum là làm được được này. Nhìn vào câu chuyện của Solana chúng ta dễ dang thấy rằng:
- Solana sở hữu một công nghệ đủ tốt để có thể hỗ trợ cho hàng trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu người dùng trong cùng thời điểm. Mặc dù không hoạt động trơn tru ngay từ đầu nhưng với việc luôn luôn nâng cấp và phát triển mạng lưới đã giúp cho mạng lưới Solana ngày càng trở nên vững chắc hơn.
- Solana có một chiến lược cực kì hay là thường xuyên đổ rất nhiều tiền thông qua các sự kiến Hackathon Global, Hackathon Offline,... để thu hút các nhà phát triển đến với hệ sinh thái của mình. Không những vậy, Solana còn thành công xây dựng được một cộng đồng các nhà phát triển với những văn hóa khác biệt so với Ethereum.
- Trước khi vững vàng như ở hiện tại, Solana cũng là một trong những Blockchain dẫn đầu xu hướng DeFi và sau này là NFT, thời gian gần đây là câu chuyện dePIN.
Phân Tích Arbitrum: Sẽ Là Nền Tảng Thành Công Tiếp Theo
Arbitrum dẫn đầu về công nghệ trong ngành Layer 2s
Có thể thấy rằng đến thời điểm hiện tại xét về mặt công nghệ thì Arbitrum đang triển khai trải dài trên 3 mảng khác nhau bao gồm:
- Công nghệ Optimistic Rollup với Arbitrum One sau đó nâng cấp thành Nitro và sắp tới đây sẽ là bản cập nhật Stylus.
- Công nghệ AnyTrust (sử dụng lưu trữ dữ liệu Off-chain) với Arbitrum Nova.
- Công nghệ Arbitrum Orbit đóng vai trò là bộ công cụ giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng một Layer 3 cho riêng mình..
Có thể thấy rằng ngay trong những giai đoạn đầu phát triển Offchain Labs đã thấy những nhu cầu khác nhau từ phía các nhà phát triển với những sản phẩm khác nhau. Optimistic Rollup thiên về bảo mật nên sẽ hướng đến các nhà phát triển xây dựng các DApp, Protocol thiên về DeFi còn với những nhà phát triển trong ngành NFT, GameFi thì Arbitrum Nova với công nghệ AnyTrust thiên về khả năng mở rộng cao với phí giao dịch thấp hơn nhiều so với Optimistic Rollup. Tuy nhiên, Arbitrum Nova không thành công như mong đợi có thể nói là khá thất bại chính vì vậy trong suốt giai đoạn 2022 - 2023 thì đội ngũ Offchain Labs thiên về việc nâng cấp, tối ưu cho mạng lưới Arbitrum One.
🚀 The Arbitrum Nitro Devnet is now live! 🚀
— Arbitrum (💙,🧡) (@arbitrum) April 6, 2022
Users: faster & cheaper txs are coming. 💸
Devs: WASM & Geth are coming. 🧑💻
Brief yourselves below. https://t.co/YpGX3byv9E
Arbitrum One chính thức gặp vấn đề khi Arbitrum triển khai sự kiện Oddysey (sự kiện người dùng sẽ trải nghiệm hệ sinh thái Arbitrum để nhận về NFT & Vai trò trong kênh Discord dự án), với việc người dùng kì vọng vào một Mega Airdrop nên đã có một số lượng người dùng khổng lồ dẫn tới mạng lưới Arbtrum bị tắc nghẽn và phí giao dịch bị đẩy lên quá cao. Chính điều này đã làm cho đội ngũ Offchain Labs quyết định dừng sự kiện Oddysey để nâng cấp mạng lưới từ Arbitrum One lên Arbitrum Nitro. Xung quanh bản cập nhật Nitro chỉ xoay quanh việc tối ưu dữ liệu gửi về Ethereum từ đó giảm phí giao dịch trên mạng lưới.
Arbitrum Nitro chính thức được triển khai vào tháng 8/2022. Có thể thấy rằng ngay trong thị trường Downtrend như đội ngũ Offchain Labs vẫn phát triển mạnh mẽ.
Today is Arbitrum Day
— Offchain Labs (@OffchainLabs) August 31, 2023
Last year we took one giant leap with the launch of Arbitrum Nitro.
Today we’re excited to announce that we are taking another big leap with the release of the code and public testnet for Arbitrum Stylus. 🖊👇https://t.co/NaxOuir5WH
1 năm sau vào tháng 8/2023, Offchain Labs đã giới thiệu tới cộng đồng bản nâng cấp tiếp theo là Stylus với nhiều đặc điểm nổi bật như:
- Nếu như Nitro đã cải thiện 30% của One thì Stylus tiếp tục làm được điều tương tự đối với Nitro.
- Stylus tập trung vào khả năng mở rộng theo chiều ngang khi hỗ trợ thêm môi trường thực thi WASM với các ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới như C, C++ và Rust. Đây là một trong những kíp nổ để làm cho hệ sinh thái Arbitrum sẽ lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.
Ngay khi giới thiệu độ ngũ Offchain Labs kì vọng sẽ cho Stylus chính thức mainnet vào tháng 12/2024 tuy nhiên không hiểu lí do vì sao mà Stylus đã bị delay đến tận tháng 8/2024.
Tiến bộ về công nghệ của Offchain Labs chưa dừng lại ở đó, một số những thông tin về quá trình phát triển của Offchain Labs bao gồm:
- Tháng 10/2023: Arbitrum chính thức giới thiệu đến cộng đồng bộ công cụ Orbit giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng Layer 3 cho riêng mình. Ngay tại thời điểm ra mắt đã có tới hơn 10 dự án Layer 3 khác nhau như Superposition, XAI, Syndr,...
- Tháng 4/2024: Arbitrum đã chính thức triển khai cơ chế xác thực BOLD. Với BOLD bất kì ai cũng có thể gửi bằng chứng gian lận (Fraud Proof) từ đó giải quyết một khía cạnh về tính phi tập trung mạng lưới.
- Tháng 8/2024: Arbitrum đã chính thức chia sẽ về lộ trình phát triển mới của mình với nhiều đổi mới như công nghệ ZK, phi tạp trung mạng lưới,... Mọi người có thể tham khảo chi tiết tại đây.
Nhận định: Theo góc nhìn của cá nhân mình thì có thể công nghệ không có ảnh hưởng tới dự án trong ngắn hạn. Tuy nhiên để một xu hướng, một dự án có thể phát triển trong dài hạn thì công nghệ thực sự quan trọng, công nghệ ở đây không phải là công nghệ nằm trên giấy mà phải là những công nghệ khả thi đã áp dụng hoặc có khả năng áp dụng trong khoảng thời gian phù hợp. Trong thị trường Crypto vốn dĩ có rất nhiều dự án sử dụng những công nghệ tối tân, khác biệt để che mắt người dùng nhưng bên cạnh đó cũng có những dự án đưa ra những công nghệ khả thi. Các ví dụ điển hình nhất có thể kể tới như Ethereum với Layer 2, Solana, bộ công cụ Cosmos SDK,...
Với Arbitrum chúng ta đánh giá công nghệ của dự án dựa trên đội ngũ phát triển và chính những gì dự án đã thể hiện trong khoảng thời gian dài. Nhìn vòa đội ngũ của Arbitrum chúng ta thấy một Ed Felten từng làm Kỹ sư trưởng tại Federal Trade Commission (Ủy ban Thương mại Liên bang) thuộc Chính Phủ và làm lãnh đạo cấp cao là Phó Giám Đốc Công Nghệ Hoa Kỳ tại Nhà Trắng Mỹ.
Bên cạnh đó dựa trên những bản nâng cấp, những công nghệ mà Arbitrum trình làng thì rõ ràng đội ngũ của Offchain Labs thật sự làm được những gì mà họ từng chia sẻ.
Arbitrum thu hút nhà phát triển bằng những cách riêng của mình
Khác với Solana, Arbitrum là một EVM Chain nên việc thường xuyên tổ chức các Hackathon Global thật sự là không cần thiết và tốn kém. Một điểm tinh tế và khác biệt ngay từ đầu được tạo ra bởi Arbitrum và ảnh hưởng tới vị thế hiện tại của họ chính là việc cạnh tranh với Optimism. Trong những ngày đầu mainnet các nhà phát triển hẳn là vô cùng hứng thú với các Layer 2 như Arbitrum hay Optimism, tuy nhiên nếu như Optimism yêu cầu các nhà phát triển phải KYC để có thể xây dựng trên Optimism thì Arbitrum là mở cửa cho tất cả, bên cạnh đó chiến lược của Optimism là đặt cược vào các giao thức Multichain như AAVE, Curve Finance, Perpetual, Uniswap,...
Chính vì vậy một số lượng khổng lồ các nhà phát triển đã di chuyển tới Arbitrum. Sự khác biệt tạo nên ở đây, số lượng các nhà phát triển đông đảo dẫn tới một cộng đồng các nhà phát triển đông đảo, tích cực và gắn kết, không những vậy với việc có nhiều nhà phát triển làm cho thư viện của Arbitrum trở nên khổng lồ và đa dạng chính vì vậy cho tới mãi về sau khi một nhà phát triển phân vân giữa Arbitrum và Optimism thì câu trả lời chắc chắn 90% sẽ là Arbitrum.
Bên cạnh đó, Arbitrum cũng có nhiều các hoạt động để thu hút các nhà phát triển bao gồm:
- Các chương trình Grant để trao thưởng đến các dự án mới hoặc Incentives nhằm công nhận sự đóng góp của các dự án.
- Các chương trình Mini Hackathon bên cạnh các sự kiện lớn của thị trường Crypto.
- ...
Theo góc nhìn của mình thì Arbitrum Foudation không lựa chọn tài chính là công cụ chủ yếu để thu hút các nhà phát triển bởi nó tiêu tốn quá nhiều nguồn lực, mà thường sẽ chỉ các thu hút các nhà phát triển đến vì tiền chứ không phải những Builder thực sự. Arbitrum Foudation lựa chọn một số cách tiếp cận như:
- Xây dựng một cộng đồng các nhà phát triển tích cực và gắn kết. Giúp các nhà phát triển mới có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin và những người đi trước để xây dựng thành công DApp, Protocol của mình.
- Hỗ trợ tối đa cho các dự án xây dựng trên Arbitrum như tư vấn về cơ chế hoạt động, kêu gọi vốn, tương tác với các dự án trong hệ sinh thái.
- Xây dựng một thư viện khổng lồ với đa dạng các công cụ, tools,... giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng thành công DApp, Protocol của mình.
- ...
Arbitrum duy trì được sức hút hậu Airdrop thông qua chiến lược phát triển hệ sinh thái
Đối với mảnh ghép DeFi
Để có thể phân tích 2 biểu đồ trên về số lượng các địa chỉ ví trên Arbitrum & số lượng các giao dịch (transactions) hàng ngày trên Arbitrum chúng ta cần xác định được thời điểm Arbitrum triển khai sự kiện TGE vào tháng 3/2023. Vào thời điểm TGE trên mạng Arbitrum có khoảng 3.1M địa chỉ ví với tốc độ tăng trưởng rơi vào khoảng dưới 15.000 địa chỉ mới mỗi ngày, song song với đó số lượng transaction trên Arbitrum cũng rơi vào khoảng 400K trans mỗi ngày.
Nhưng tới hiện tại, tổng số lượng địa chỉ ví trên Arbitrum đã đạt gần mức 38M địa chỉ ví với trung bình khoảng 2M trans mỗi ngày. Để hình dung con số này lớn như nào thì chúng ta cùng điểm qua:
- Optimism mặc dù có tới 160M người dùng nhưng số lượng transaction trung bình mỗi ngày trên Optimism chỉ rơi vào khoảng 500K trans mỗi ngày bằng 1/4 so với Arbitrum.
- Blast sau khi ra mắt TGE thì số lượng địa chỉ ví không còn tăng mạnh với mức tăng trung bình chỉ khoảng 2 - 3 địa chỉ mới mỗi ngày đi kèm với đó là lượng transaction giảm mạnh về mức xoay quanh khoảng 500K trans mỗi ngày.
Vậy làm sao để Arbitrum không chỉ giữ được sức hút và còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hậu Airdrop? Thực chất câu trả lời rất dễ dàng đó là vì Arbitrum phát triển nhờ sức mạnh nội tại của họ và Airdrop chỉ giúp họ mở rộng, gia tăng được kết quả của mình, khi yếu tố Airdrop không còn Arbitrum vẫn sẽ tiếp tục phát triển như bình thường.
Nhìn về chiến lược thu hút các nhà phát triển đến với hệ sinh thái ngay từ đầu, trong giai đoạn đó DeFi vẫn là lựa chọn hàng đầu trong việc xây dựng hệ sinh thái khi đó những cái tên đầu tiên bắt đầu được khai sinh như GMX, Dopex, Jones DAO, Plutus DAO, Vesta Finance,... thuộc các mảnh ghép khác nhau. Tuy nhiên xu hướng chủ đạo trên Arbitrum trong giai đoạn 2023 được diễn ra xung quanh GMX với câu chuyện Real Yield & Perp DEX, đâu đó là câu chuyện về Launchpad với mô hình của Camelot.
Sau khi DeFi trên Arbitrum ngày càng lớn mạnh làm cho các dự án DeFi muốn phát triển trên Layer 2 thường sẽ chọn Arbitrum thay vì Optimism từ đó xu hướng Restaking & Liquid Restaking sau này cũng bùng nổ trên Arbitrum. Các dự án Liquid Staking đã gặp phải vấn đề khi thu hút người dùng chính là việc phí quá cao chính vì vậy các dự án Liquid Restaking cần di chuyển sang các Layer 2 từ đây một làn sóng như Puffer, Ether.fi, Renzo Protocol,... đã cho phép người dùng tham gia Liquid Staking trên Layer 2 với mức phí giao dịch rất rẻ.
Mặc dù làn sóng Restaking đã phần nào hạ nhiệt nhưng dư âm trên hệ sinh thái Arbitrum vẫn còn đó như Pendle đứng thứ 4 với 214M TVL, Renz Protocol đứng thứ 9 với $80M TVL hay Kelp DAO với $42M thực tế khi Restaking bùng nổ đã có thời điểm TVL của Pendle còn vượt qua cả GMX để trở thành nền tảng DeFi lớn nhất trên hệ sinh thái Arbitrum.
Đối với mảnh ghép GameFi
Sau sự thành công của DeFi thì giờ đây DeFi trên Arbitrum sẽ tự phát triển và giãn nở dựa trên một nền móng tốt (tương tự như DeFi trên Ethereum), tiếp theo Arbitrum cần tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái của mình để trở nên đa dạng hơn và đội ngũ Arbitrum Foundation lựa chọn GameFi. Có thể thấy rằng GameFi là một trong những mảnh ghép dễ dàng thu hút người dùng mới nhất bởi vì nó dễ để tiếp cận và trải nghiệm.
Đặc biệt sau thành công của Pirate Nation - tựa Games đình đám xây dựng trên bộ công cụ Arbitrum Orbit làm cho Arbitrum Foudation càng quyết tâm với quyết định này của mình. Arbitrum Foundation đã cho ra mắt chương trình Gaming Catalyst.
Chương trình Gaming Catalyst (GCP) của Arbitrum được thiết kế để thúc đẩy nhận thức và sự chấp nhận của Arbitrum/Orbit/Stylus trong cộng đồng xây dựng và người chơi game. Chương trình này nhằm thu hút các nhà phát triển trò chơi giỏi nhất, xây dựng các trò chơi chất lượng cao và giữ chân người dùng mới trong hệ sinh thái Arbitrum. Mục tiêu của chương trình này bao gồm:
- Tăng số lượng nhà phát triển trò chơi: Hỗ trợ và cung cấp nguồn lực cho các nhà phát triển quan tâm đến việc xây dựng trên mạng Arbitrum, bao gồm tài trợ, hướng dẫn từ các chuyên gia và hỗ trợ chiến lược.
- Phân bổ nguồn lực chiến lược: Tập trung vào các nhà phát hành và nhà phát triển đã được chứng minh cũng như các dự án độc lập đầy triển vọng để đảm bảo sự phát triển của các trò chơi chất lượng cao trên Arbitrum.
- Thu hút và giữ chân tài năng hàng đầu: Cung cấp hỗ trợ, khuyến khích và công cụ chuyên dụng cho ngành công nghiệp game để biến Arbitrum thành nền tảng hấp dẫn cho việc phát triển trò chơi.
- Mở rộng ứng dụng của Arbitrum: Mở rộng sang lĩnh vực game để tạo ra cơ hội mới và các trường hợp sử dụng cho mạng lưới, từ đó đa dạng hóa hệ sinh thái Arbitrum.
- Thúc đẩy phát triển các trò chơi chất lượng: Đảm bảo các trò chơi không chỉ thu hút mà còn giữ chân người dùng trong thời gian dài.
Chương trình sẽ diễn ra trong 3 năm với mục tiêu thiết lập Arbitrum như một lãnh đạo trong lĩnh vực gaming on-chain. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- 400 - 600 đơn đăng ký.
- 100 - 200 trò chơi được tài trợ.
- 50+ chuỗi Arbitrum Orbit mới.
Ngân sách và phân bổ của chương trình này bao gồm:
- Hỗ trợ nhà xây dựng và phát triển (160 triệu ARB): Tập trung vào việc thu hút và hỗ trợ các nhà phát triển game, bao gồm các nhà phát hành, studio đã thành lập và nhà phát triển độc lập.
- Cơ sở hạ tầng và tiện ích (40 triệu ARB): Đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phát triển game trên Arbitrum, bao gồm các giải pháp thanh toán, SDK cho các engine game, và công cụ phân tích dữ liệu.
- Chi phí quản trị và vận hành (25 triệu USD): Bao gồm chi phí đội ngũ, marketing, pháp lý, và các chi phí hoạt động khác.
Nhận định: Có thể nói rằng hệ sinh thái Arbitrum đã tạo ra những điểm nhấn mạnh mẽ trong cộng đồng trong thời gian qua nhưng nếu để nói làm được như Solana hay Ethereum thì Arbitrum cần phải làm nhiều hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên với những gì mà Arbitrum đã làm được thì Arbitrum xứng đáng là một trong những nền tảng có thể tiếp bước Ethereum và Solana trong tương lai gần.
Tổng Kết
Qua các phân tích về mặt công nghệ, chiến lược phát triển hệ sinh thái, và cách tiếp cận của Arbitrum đối với việc thu hút nhà phát triển, có thể thấy rằng Arbitrum đang xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai. Các cải tiến liên tục, từ Arbitrum One, Nitro cho đến Stylus, cho thấy sự đầu tư nghiêm túc vào việc tối ưu hóa hiệu suất và khả năng mở rộng của mạng lưới. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong chiến lược thu hút nhà phát triển và cộng đồng, kết hợp với việc duy trì mức phí giao dịch thấp, đã giúp Arbitrum tạo ra một hệ sinh thái sôi động và tích cực.
Mặc dù Arbitrum đã đạt được những thành công đáng kể, việc tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực GameFi thông qua chương trình Gaming Catalyst, sẽ là yếu tố quan trọng để nền tảng này khẳng định vị thế của mình. Để đạt được mức độ ảnh hưởng tương đương với Ethereum và Solana, Arbitrum cần tiếp tục chứng minh khả năng đổi mới và thích ứng với các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Với những bước đi hiện tại, Arbitrum đang trên con đường vững chắc để trở thành một trong những nền tảng blockchain hàng đầu trong tương lai gần.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hemi Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hemi Network - October 10, 2024
- Arcium Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Arcium - October 10, 2024
- Vana Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Vana - October 9, 2024