
Trong thời gian gần đây, Dokyo đã ra mắt 1 sự kiện đáng chú ý cho phép người dùng burn NFT để nhận về token CRASH. Vậy là sau một thời gian dài im lặng thì cuối cùng Dokyo đã đưa ra một thông tin cực kì đáng chú ý và liệu điều này có giúp dự án quay trở lại hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Tổng Quan Về Dokyo
Dokyo là một bộ sưu tập bao gồm 5.555 NFT độc đáo, được phát hành trên blockchain Avalanche vào tháng 09/2023. Chủ đề của Dokyo lấy cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản với ý nghĩa tên gọi là courage nghĩa là lòng dũng cảm và same hometown nghĩa là cũng một quê hương, thể hiện qua các nhân vật đeo mặt nạ mang phong cách anime.

Tổng quan về Dokyo
Bộ sưu tập này được phát triển bởi đội ngũ bao gồm 0xBrando và Kotaro với sự hỗ trợ từ Murasaki BV và Ava Labs. Trong đó:
- Murasaki là người thiết kế chính của bộ sưu tập, sử dụng quy trình thủ công kết hợp với công cụ tạo ảnh ngẫu nhiên như HashLips Art Engine. Quá trình phát triển kéo dài hơn 5 tháng, được kiểm duyệt để đảm bảo phong cách nhất quán và chất lượng hình ảnh cao.
- 0xBrando là nhà sáng lập của Dokyo. Trước khi tham gia vào lĩnh vực NFT và Blockchain thì anh từng làm một thợ cắt tóc. Điều này cho thấy 0xBrando có một nền tảng không liên quan trực tiếp đến công nghệ hoặc nghệ thuật số nhưng có thể đã phát triển kỹ năng sáng tạo và giao tiếp với khách hàng, điều mà anh áp dụng vào việc xây dựng cộng đồng và thương hiệu cho Dokyo. 0xBrando là người đặt nền móng cho Dokyo, dẫn dắt dự án từ ý tưởng ban đầu đến khi ra mắt. Anh đã làm việc chặt chẽ với Murasaki để phát triển bộ sưu tập NFT, đảm bảo tính xác thực của văn hóa Nhật Bản trong thiết kế.
- Kotaro là giám đốc sáng tạo tại Dokyo. Kotaro có nền tảng sáng tạo mạnh mẽ, đặc biệt trong việc phát triển các dự án nghệ thuật và thương hiệu. Anh là người chịu trách nhiệm chính trong việc định hình hướng đi nghệ thuật và câu chuyện của Dokyo.
0xBrando và Kotaro đã gặp nhau tại sự kiện Avalanche Summit ở Barcelona vào tháng 05/2023 nơi họ chia sẻ đam mê với văn hóa Nhật Bản và ý tưởng về một dự án NFT mang phong cách Nhật Bản. Cuộc gặp này đã dẫn đến sự hợp tác với Murasaki và Ava Labs để phát triển Dokyo.
Phân Tích Dokyo: Từ Giai Đoạn Hoàng Kim Đến Mất Hút Trên Thị Trường
Giai đoạn hoàng kim
Dokyo ra mắt trên thị trường vào tháng 09/2023 và toàn bộ NFT được mở bán thông qua 2 vòng Whitelist với giá mint là 8.88 AVAX và vòng Public với giá mint là 10 AVAX. Ngay sau đó, Dokyo đã liên tục đạt được những thành công và nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong thị trường NFT.
Trong khoảng thời gian tháng 09/2023 đến đầu năm 2024, giá sàn của bộ sưu tập Dokyo đã tăng liên tục từ 10 AVAX lên mức đỉnh điểm 55 AVAX vào đầu năm 2024. Trong khi đó, khối lượng giao dịch của Dokyo cũng tăng liên tục và giữ ở một mức cao trong giai đoạn này. Đặc biệt là vào ngày 24/11/2023, Dokyo còn vượt qua cả BAYC với hơn 1.4 triệu USD giao dịch trong 24 giờ. Những ngày tiếp theo thì Dokyo cũng liên tục góp mặt trong top 5 bộ sưu tập NFT có khối lượng giao dịch cao nhất trên thị trường.

Dokyo tạo thành 1 làn sóng trong thị trường NFT
Việc có một bộ sưu tập NFT trên Avalanche liên tục đạt được những thành công khiến cộng đồng bất ngờ và điều này đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng trong cộng đồng NFT. Kết quả điều này đã giúp hệ sinh thái NFT trên Avalanche cực kì bùng nổ với rất nhiều bộ sưu tập mới đáng chú ý và khối lượng giao dịch cũng chứng kiến sự tăng trưởng đột biến khi tháng 11/2023 và tháng 12/2023 đều có khối lượng giao dịch vượt mức 7 triệu USD (cao hơn rất nhiều so với con số chưa đến 1 triệu USD của những tháng trước).
Điều gì đã khiến Dokyo thành công nhanh chóng đến vậy
Sự thành công của Dokyo xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng theo mình sau đây là những yếu tố chính:
- Nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Avalanche: Dokyo ra mắt trong thời điểm Avalanche đang có nhiều sự thay đổi định hướng chiến lược trong bối cảnh DeFi không còn duy trì được sức hấp dẫn đối với người dùng và một trong những mảng được Avalanche trọng tâm đầu tư vào là NFT. Điều này được thể hiện qua hàng loạt các chương trình hỗ trợ như Avalanche Avaissance hay bơm trực tiếp Incentive vào HyperSpace để thu hút thêm người dùng giao dịch NFT trên Avalanche. Dokyo với định vị là một dự án cực kì tiềm năng đã được Avalanche hỗ trợ tối đa để phát triển trong giai đoạn này.
- Chất lượng NFT và đội ngũ phát triển làm nên chuyện: Toàn bộ NFT trong bộ sưu tập đều được vẽ thủ công kết hợp với công nghệ HashLips, đảm bảo chất lượng cao, khẳng định được giá trị bộ sưu tập ngay từ đầu. Ngoài ra với một đội ngũ phát triển giỏi rất biết cách gắn kết và giúp cộng đồng trở nên sôi nổi hơn đã giúp Dokyo dần tạo chỗ đứng trên thị trường.
- Sự ủng hộ của thị trường: Dokyo rất may mắn khi ra mắt đúng vào giai đoạn thị trường đang trong đà tăng trưởng và NFT là một trong những xu hướng chính trên thị trường. Điều này giúp Dokyo dễ dàng thu hút được sự chú ý và thành công hơn.
Dấu hiệu suy giảm và mất hút trên thị trường
Sau giai đoạn đầu cực kì thành công thì bắt đầu từ giữa năm 2024, Dokyo đã dần không còn thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng. Giá sàn của bộ sưu tập đã giảm nhanh chóng từ 55 AVAX xuống chỉ còn dưới 10 AVAX chỉ trong vài tháng và khối lượng giao dịch cũng sụt giảm nhanh chóng sau đó.
Từ một bộ sưu tập NFT BlueChip hàng đầu trên Avalanche thì chỉ trong vài tháng, chúng ta đã không còn nhận ra được một Dokyo đã từng làm mưa làm gió trên thị trường. Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho sự sụp đổ này nhưng theo mình đây là 2 lí do chính:
- Dự án bơm thổi quá nhanh và thiếu usecase để giữ chân người dùng: Đây là yếu tố đầu tiên phải kể đến khi trong giai đoạn tăng trưởng trước đó chúng ta chỉ thấy giá sàn và khối lượng giao dịch tăng trưởng đột biến chứ không hề thấy những yếu tố phân tích cơ bản ủng hộ cho sự tăng trưởng này. Việc người dùng mua NFT dựa vào niềm tin thì đến một thời điểm NFT đã quá hype hoặc niềm tin không còn đủ lớn thì đương nhiên giá trị của bộ sưu tập sẽ bị giảm mạnh.
- Sự suy giảm của thị trường: Sau giai đoạn cuối năm 2023 khi mà rất nhiều bộ sưu tập NFT có sự tăng trưởng cực kì ấn tượng vượt quá giá
Tính đến thời điểm hiện tại, Dokyo gần như biến mất khỏi các cuộc thảo luận chính trên X và các nền tảng NFT lớn. Không còn ai nhắc đến và nhiều người cho rằng Dokyo đã chết rồi.
Cơ Chế Burn NFT Có Giúp Dokyo Hồi Sinh

Cơ chế burn có giúp Dokyo hồi sinh
Sau một thời gian dài im lặng thì vào ngày 28/03/2025, Dokyo đã thông báo ra mắt một chương trình Burn to Airdrop với mục tiêu kích hoạt lại sự chú ý của cộng đồng và tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của hệ sinh thái.
Cụ thể, chương trình này cho phép người sở hữu Dokyo thực hiện burn NFT của họ để nhận về một lượng token CRASH tương ứng, được trích từ 15% tổng cung token (tương đương 150 triệu token). Mỗi loại NFT sẽ có mức phân bổ khác nhau và Dokyo càng hiếm thì lượng token nhận được càng cao. Chi tiết như sau:
- Burn 1 Holo Mask sẽ nhận về 274,558 token
- Burn 1 Acid Mask sẽ nhận về 183,038 token
- Burn 1 Ramen Mask sẽ nhận về 146,431 token
- Burn 3 Dokyo Mask sẽ nhận về 54,912 token
- Burn 1 Dokyo Mask sẽ nhận về 18,304 token
Việc Burn sớm giúp người dùng nhận được phần thưởng bổ sung từ lượng token không được claim của những người không tham gia burn. Người không burn sẽ không nhận được token CRASH và NFT của họ vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu. Ngoài ra, NFT sau khi được burn sẽ trở thành Dead Dokyo - một dạng Soulbound NFT không thể giao dịch và gắn liền với danh tính của người sở hữu trong nền tảng sắp ra mắt là Judge ANON, một hệ thống phán xử phi tập trung dành cho các tranh chấp trong DAO, NFT, thương mại điện tử và Web3 nói chung.
Vậy sự kiện này có giúp Dokyo hồi sinh và liệu chúng ta có nên burn NFT để đổi về token hay không? Hãy cùng mình phân tích nhé.
Đầu tiên, hãy phân tích liệu chúng ta có nên burn NFT để đổi lấy token hay không. Theo thông báo ở trên, Dokyo đã dành 15% tổng cung tương ứng 150 triệu token để airdrop cho những người tham gia burn NFT, vậy tổng cung của CRASH là 1 tỷ token. Giá 1 NFT Dokyo Common đang rơi vào 3.6 AVAX tương đương khoảng 78 USD.
Nếu người dùng burn 1 Dokyo Common sẽ nhận về 18k token vậy nếu FDV là 100 triệu USD thì có thể nhận về tới 1.800 USD. Còn ở mức hòa vốn thì FDV của CRASH là khoảng 5 triệu USD, ngoài ra những người tham gia burn NFT còn nhận được thêm token từ những người không tham gia burn. Ở thời điểm hiện tại, mới chỉ có 451 NFT được burn (chỉ bằng 10% so với tổng cung) và hạn burn chỉ còn chưa đầy 24 giờ vì vậy những người tham gia burn NFT chắc chắn sẽ nhận được lượng token nhiều hơn 18k rất nhiều (có thể gấp 2 đến gấp 3 lần). Vì vậy FDV ở mức hòa vốn sẽ thấp hơn rất nhiều con số 5 triệu USD.

Chỉ có khoảng 451 NFT được burn
Theo mình nghĩ việc tham gia burn NFT sẽ giúp người dùng thu về 1 khoản lợi nhuận tốt và xứng đáng để tham gia. Về việc sự kiện burn NFT có giúp Dokyo hồi sinh thì trước mắt nó vẫn phụ thuộc vào FDV của token CASH khi ra mắt trong thời gian sắp tới.
Nếu FDV đủ cao thì những người tham gia burn sẽ thu về một khoản lợi nhuận lớn và điều này tạo ra một làn sóng thu hút sự chú ý quay trở lại của các thành viên trong cộng đồng và cả trong thị trường NFT. Điều này là bước đạp để giúp Dokyo thực hiện nhiều chiến lược tiếp theo chẳng hạn các đợt airdrop tiếp theo. Nếu FDV quá thấp và những người tham gia burn NFT bị lỗ thì dường như nó là dấu chấm hết cho Dokyo vì niềm tin của cộng đồng lúc này sẽ xuống rất thấp.
Tổng kết
Dokyo đang có những động thái đầu tiên trong hành trình tái sinh sau một thời gian dài gần như biến mất khỏi radar thị trường. Cơ chế Burn-to-Airdrop là nước đi chiến lược nhằm đánh thức cộng đồng, khôi phục sự chú ý và chuẩn bị cho việc ra mắt nền tảng Judge ANON – một ứng dụng có chiều sâu trong lĩnh vực Web3.