Trong bối cảnh hệ sinh thái Web3 đang phát triển nhanh chóng, việc xây dựng niềm tin và xác minh danh tính trở thành một trong những bài toán cốt lõi. Trong khi nhiều nền tảng lựa chọn tiếp cận theo hướng tập trung vào tài sản hoặc tương tác, Ethos Network lại mang đến một cách tiếp cận mới mẻ: xây dựng một lớp uy tín phi tập trung, có thể đo lường và xác minh được. Bài viết này sẽ phân tích Ethos Network dưới góc độ hệ thống hạ tầng danh tiếng, nhằm đánh giá tiềm năng trở thành một công cụ mặc định cho các ứng dụng Web3 trong tương lai.

Những Yếu Tố Làm Nên Sự Thành Công Của Kaito

Sản phẩm đầu tiên của thị trường Crypto

Có thể nói rằng Kaito là một trong những sản phẩm tiên phong trong thị trường Crypto với những sản phẩm, tính năng theo thiên hướng Social hoàn toàn khác biệt. Một số những tính năng thú vị mà Kaito mang lại cho thị trường Crypto bao gồm:

  • MetaSearch chuyên biệt cho Web3: Tìm kiếm nội dung từ hàng trăm nguồn như Twitter, Telegram, Discord, DAO Forum, Research, tin tức và podcast – tất cả trong một giao diện duy nhất.
  • AI phân tích tâm lý cộng đồng: Theo dõi các cuộc thảo luận và biến động cảm xúc trên mạng xã hội để đưa ra tín hiệu thị trường liên quan đến token hoặc dự án.
  • Thông báo theo thời gian thực: Người dùng có thể cài đặt cảnh báo về các hoạt động on-chain, tin tức đột xuất hoặc chuyển động dòng tiền lớn.
  • Bảng điều khiển cá nhân hóa: Cho phép theo dõi token, chủ đề hoặc địa chỉ ví mà người dùng quan tâm theo thời gian thực.
  • Chương trình Yaps Points: Cơ chế khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung hoặc dữ liệu có giá trị trong hệ sinh thái Web3, từ đó có thể nhận phần thưởng hoặc quyền truy cập đặc biệt.

Ra đời năm 2022 bởi Yu Hu (cựu quản lý danh mục tại quỹ Citadel), Kaito đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều quỹ lớn như Dragonfly Capital, Sequoia China, Spartan Group, cho thấy tiềm năng phát triển dài hạn của nền tảng.

Mô hình hoạt động & Những điểm thú vị của Kaito

Một trong những điểm khác biệt nhất của Kaito chính là chương trình Yaps Points. Chương trình Yaps Points là một cơ chế khuyến khích nội dung do người dùng tạo ra, được triển khai bởi nền tảng dữ liệu Web3 Kaito. Mục tiêu chính của chương trình là tận dụng sức mạnh cộng đồng để lan tỏa thông tin chất lượng trong không gian Crypto, đồng thời tạo động lực cho người dùng cá nhân đóng góp vào hệ sinh thái dữ liệu.

Chương trình Yaps Points ra đời trong bối cảnh thông tin về thị trường Crypto phân tán khắp các nền tảng – từ mạng xã hội như Twitter (X), đến forum DAO, nghiên cứu, Podcast,... Vì vậy, Yaps Points được thiết kế để:

  • Khuyến khích người dùng chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu hoặc phân tích giá trị.
  • Ghi nhận và thưởng cho các hành vi đóng góp có tác động tích cực đến cộng đồng.
  • Tạo ra cơ sở dữ liệu mở dựa trên đóng góp cộng đồng, do AI đánh giá và tổng hợp.

Cơ chế hoạt động của chương trình Yaps Point bao gồm các bước cơ bản.

Bước 1: Kết nối tài khoản. Người dùng cần liên kết tài khoản mạng xã hội (đặc biệt là Twitter/X) với hệ thống Kaito để bắt đầu tham gia chương trình.

Bước 2: Đăng nội dung. Bất kỳ nội dung nào liên quan đến chủ đề Web3/Crypto, khi được đăng lên mạng xã hội kèm hashtag hoặc mention Kaito, đều được AI của nền tảng ghi nhận.

Bước 3: Hệ thông sẽ phân tích & đánh giá nội dung. Hệ thống AI đánh giá mỗi bài đăng dựa trên ba tiêu chí bao gồm:

  • Tần suất: Người dùng đăng nội dung bao lâu một lần.
  • Tương tác: Bao nhiêu lượt thích, chia sẻ, bình luận hoặc lưu bài viết.
  • Chất lượng nội dung: Nội dung có giá trị phân tích, dựa trên insight, hay chỉ đơn thuần là tin đồn.

Bước 4: Tích lũy điểm và nhận phần thưởng. Người dùng tích điểm Yaps thông qua hoạt động liên tục. Điểm này có thể quy đổi thành:

  • Quyền truy cập vào các tính năng nâng cao của Kaito.
  • Cơ hội nhận Airdrop hoặc phần thưởng Token trong tương lai.
  • Tham gia whitelist hoặc sự kiện đặc quyền của dự án.

Chương trình Yaps Point đã thành công khi  có nhiều dự án đã có chương trình Airdrop cho các Yappers bao gồm:

  • Initia là một trong những dự án đầu tiên thực hiện Airdrop chính thức dành cho cộng đồng Yappers của Kaito. Vào đầu năm 2024, dự án đã trao token INIT cho 4.000 người dùng đứng đầu bảng xếp hạng điểm Yaps.
  • Wayfinder đã triển khai Airdrop dành riêng cho những Yappers chia sẻ nội dung về chủ đề AI và ứng dụng Prompt Engineering trong Web3.
  • Morpheus là dự án tập trung vào mảng AI và lý thuyết trò chơi trong Web3. Airdrop token MOR được phân phối vào cuối quý I/2024 cho các Yappers tham gia thảo luận và phản hồi nội dung có liên quan trên mạng xã hội, đặc biệt là những bài viết phân tích sâu về khía cạnh kỹ thuật và tính tương tác trong gameplay.
  • Story Protocol không tổ chức Airdrop công khai, nhưng đã chọn lọc một số Yappers có ảnh hưởng trong mảng sáng tạo nội dung NFT, IP provenance và tài sản số. Những người này được ghi nhận vì những phân tích có chiều sâu, được cộng đồng đánh giá cao, và nhiều khả năng sẽ là đối tượng ưu tiên trong các chiến dịch thưởng token giai đoạn sau.

Phân Tích Ethos Network: Những Điểm Tạo Nên Tiềm Năng Của Kaito

Mô hình đầu tiên của thị trường Crypto

Ethos Network là một trong những dự án Crypto đầu tiên cho phép người dùng đánh giá về tất cả những tài khoản, comment trên nền tảng Twitter. Hình dung cơ bản về cách hoạt động của Ethos bao gồm các bước cơ bản như:

Bước 1: Người dùng tham gia vào Ethos. Để tham gia vào Ethos trong những giai đoạn đầu tiên người dùng cần có lời mời từ những người dùng đã có trên Ethos Network.

Bước 2: Người dùng bắt đầu xây dựng danh tính cá nhân. Người dùng có thể gia tăng mức độ uy tín của mình thông qua những đánh giá của người khác hoặc người dùng có thể đi đánh giá các tài khoản khác trên nền tảng Twitter để nhận được Ethos Point của nền tảng. Các tài khoản Twitter có thể được đánh giá từ từ “không đáng tin” đến “mẫu mực”  dựa trên lượng Ethos Score. Ethos Score của mỗi tài khoản sẽ phụ thuộc vào:

  1. Review Impact: Đây là chỉ số phản ánh mức độ ảnh hưởng từ các đánh giá người dùng đã nhận được. Tác động có thể mang tính tích cực, tiêu cực hoặc trung lập, tùy thuộc vào nội dung các bài đánh giá trên hồ sơ đó.
  2. Vote Impact: Yếu tố này đo lường tác động dựa trên số lượng lượt bầu chọn (upvote/downvote) mà các bài đánh giá của hồ sơ đó nhận được từ cộng đồng Ethos. Càng nhiều tương tác tích cực, điểm số ảnh hưởng càng cao.
  3. Number of Vouchers Impact: Thể hiện mức độ tín nhiệm mà hồ sơ nhận được từ những người dùng khác, thông qua số lượng người đã thực hiện hành động “vouch” – tức xác nhận uy tín – cho hồ sơ đó.
  4. Mutual Vouch Bonus: Đây là điểm thưởng bổ sung nếu hồ sơ được vouch bởi những người mà họ cũng đã từng vouch lại. Sự xác nhận hai chiều này tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn so với chỉ nhận vouch đơn lẻ.
  5. Vouched Ethereum Impact: Tác động này phản ánh tổng số lượng ETH mà người dùng khác đã dùng để vouch cho hồ sơ đó. Giá trị ETH được vouch càng lớn thì mức độ tín nhiệm càng cao.
  6. Twitter Account Age: Một chỉ số liên quan đến độ “già” của tài khoản Twitter đã liên kết với hồ sơ. Những tài khoản Twitter mới có thể gây ra tác động tiêu cực nhẹ do độ tin cậy thấp hơn so với tài khoản hoạt động lâu năm.
  7. Ethereum Address Age: Tương tự với Twitter, đây là chỉ số dựa trên tuổi đời của địa chỉ Ethereum liên kết. Một địa chỉ lâu năm thường được đánh giá là ổn định và có uy tín cao hơn.

Vouch là gì? Người dùng có thể đặt cược Ethereum để vouch cho ai đó. Càng nhiều vouch từ những người có uy tín, điểm số Ethos của người đó càng cao. Nếu bị phát hiện có hành vi gian lận, số tiền staking có thể bị phạt thông qua cơ chế Slash.

Bước 3: Xử lý gian lận. Người dùng có thể tố cáo hành vi không trung thực của những người review không đúng sự thật và đề xuất Slash. Nếu đủ Validator đồng ý, một phần số tiền Staking của người bị tố cáo sẽ bị cắt giảm.

Những dự phóng về mô hình của Ethos Network

Điểm mấu chốt trong sản phẩm của Ethos Network chính là việc các tài khoản ở trên nền tảng Twitter sẽ được đánh giá một cách công tâm nhất đến từ cộng đồng từ việc đánh giá này chúng ta có thể sắp xếp được các tài khoản Twitter theo các mức độ uy tín khác nhau.

Rõ ràng, Ethos có thể trở thành hệ thống đánh giá mặc định cho các nền tảng Web3 — tương tự như điểm tín dụng (Credit Score) trong tài chính truyền thống. Khi điểm số này trở nên phổ biến và được tích hợp vào các nền tảng DeFi, DAO hay trò chơi blockchain, nó sẽ đóng vai trò như một “lớp lọc mặc định” giúp:

  • Sàng lọc người dùng spam hoặc tài khoản ảo.
  • Phân loại cấp độ truy cập cho người tham gia – ví dụ: quyền biểu quyết, quyền tạo đề xuất, hoặc truy cập tài nguyên cao cấp.
  • Làm tiêu chí cho Whitelist, phân bổ Airdrop hoặc tuyển dụng cộng tác viên cho dự án.

Việc chuẩn hóa Ethos Score như một tiêu chuẩn đánh giá tín nhiệm sẽ thúc đẩy hành vi có trách nhiệm, giúp các tổ chức phi tập trung tiết kiệm chi phí kiểm duyệt và quản trị.

Tiếp theo, khi Ethos Score trở nên phổ biến, việc kết nối giữa người sở hữu điểm uy tín cao và các tổ chức có nhu cầu xác minh chất lượng cũng sẽ trở thành một thị trường mới – được gọi là Reputation Marketplace. Trong hệ sinh thái này, các cá nhân có Ethos Score cao có thể được:

  • Mời cộng tác truyền thông hoặc nghiên cứu bởi các dự án cần tiếng nói uy tín.
  • Tuyển chọn trực tiếp vào DAO, quỹ đầu tư hoặc chương trình học bổng Web3.
  • Trở thành Reviewer chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ xác thực hồ sơ có thu phí.

Ở chiều ngược lại, các tổ chức có thể tìm kiếm ứng viên phù hợp dựa trên điểm số và hồ sơ đánh giá minh bạch thay vì qua mô tả chủ quan hay follower ảo. Thị trường này sẽ tạo ra động lực kinh tế cho người dùng xây dựng uy tín nghiêm túc, đồng thời mở ra cơ hội nghề nghiệp và hợp tác phi tập trung.

Cuối cùng, một lớp ứng dụng rất tiềm năng của Ethos Network là trở thành nguồn dữ liệu đầu vào chất lượng cao cho các hệ thống AI hoạt động trong môi trường Web3. Khác với dữ liệu mạng xã hội Web2 vốn nhiễu và khó xác minh, dữ liệu của Ethos được xây dựng từ sự đánh giá trực tiếp, staking và hành vi có trách nhiệm, giúp AI học chính xác hơn. AI có thể sử dụng Ethos Score để:

  • Phân tích độ tin cậy của tài khoản mạng xã hội, từ đó xác định ai đang cung cấp thông tin đáng tin cậy.
  • Huấn luyện mô hình nhận diện thông tin sai lệch (FUD), hành vi thao túng (shilling) hoặc đánh giá spam.
  • Đề xuất nội dung, nguồn tin và người có ảnh hưởng đáng tin cậy theo thời gian thực – phục vụ nền tảng tìm kiếm, tổng hợp tin tức và công cụ giao dịch.

Việc kết nối Ethos với các công cụ AI có thể cải thiện toàn diện trải nghiệm người dùng Web3, từ truy cập thông tin đến ra quyết định đầu tư, đồng thời giảm thiểu rủi ro bị thao túng bởi bot hoặc chiến dịch FOMO giả mạo.

Tổng Kết

Từ việc định vị trở thành lớp uy tín mặc định cho Web3, mở ra thị trường danh tiếng chuyên biệt, đến khả năng tích hợp với các hệ thống AI, Ethos Network đang chứng minh mình không chỉ là một nền tảng đánh giá hồ sơ mạng xã hội. Đây là một giao thức hạ tầng có khả năng định hình lại cách mà niềm tin và danh tiếng được xây dựng trong môi trường phi tập trung. Với mô hình hoạt động sáng tạo và khả năng ứng dụng rộng, phân tích Ethos Network cho thấy tiềm năng phát triển vượt xa một dự án xã hội đơn thuần, hướng tới vai trò cốt lõi trong tương lai của Web3.