Trong bối cảnh thị trường NFT liên tục thay đổi và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không ít dự án đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn ngay từ khi ra mắt. Dokkaebi - một dự án NFT từng nhận được nhiều kỳ vọng trên hệ sinh thái Avalanche, đã trải qua thất bại toàn diện khi không thể tạo được sức hút với cộng đồng dù sở hữu những lợi thế ban đầu. Tuy nhiên, thay vì chấp nhận dừng lại, đội ngũ phát triển đã lựa chọn con đường tái sinh thương hiệu, tạo nên một cú lột xác ngoạn mục, biến Dokkaebi thành Dokis – bộ sưu tập NFT hoàn toàn mới với phong cách trẻ trung, hiện đại và dễ viral hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích Dokis để thấy rõ hành trình chuyển mình ấn tượng từ một thương hiệu thất bại thành một biểu tượng tiềm năng của văn hóa số trong kỷ nguyên Web3 và Web2 giao thoa.
NFT Dokkaebi Đã Thất Bại Như Nào Khi Ra Mắt
Thời điểm NFT Dokkaebi ra mắt trên hệ sinh thái Avalanche cũng là thời điểm hệ sinh thái Avalanche nhận được sự quan tâm đông đảo của thị trường về mảnh ghép NFT (để hiểu thêm về bối cảnh NFT trên Avalanche vào thời điểm tháng 2/2024 mọi người có thể đọc lại bài viết Buổi Bình Minh Của NFT Trên Hệ Sinh Thái Avalanche), nhưng để tựu chung lại thì chúng ta có một số những động lực tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường NFT dựa trên những luận điểm như:
- Hạ tầng blockchain mạnh mẽ, phí giao dịch rẻ, tốc độ xử lý nhanh, đồng thời có cầu nối Avalanche-Ethereum Bridge (AEB) giúp người dùng dễ dàng chuyển tài sản NFT giữa Avalanche và Ethereum, thu hút dòng tiền từ hệ sinh thái lớn.
- Avalanche Foundation đầu tư nghiêm túc cho mảng NFT qua các chương trình như Avaissance (tài trợ nghệ sĩ, hỗ trợ dự án), hợp tác Shopify để đưa NFT lên nền tảng thương mại điện tử lớn, kéo người dùng Web2 tiếp cận NFT dễ dàng hơn.
- Chi phí sở hữu NFT trên Avalanche hiện tại rẻ hơn rất nhiều so với Ethereum, Solana hay Bitcoin, tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn với tiềm năng lợi nhuận cao khi hệ sinh thái mở rộng, đặc biệt thu hút cả nhà đầu tư mới và vốn nhỏ.
- Avalanche đang đa dạng hóa hệ sinh thái, không chỉ tập trung vào DeFi mà còn đẩy mạnh Gaming, Real World Assets (RWA) và đặc biệt là NFT, đảm bảo dòng tiền và sự chú ý không chỉ tập trung vào một mảng, tạo nền tảng phát triển bền vững.
- Sự góp mặt của nhiều NFT Marketplace lớn như Hyperspace (hàng đầu trên Avalanche), OpenSea (marketplace lâu đời nhất) và Joepegs (do Trader Joe phát triển) giúp tăng tính thanh khoản, củng cố niềm tin và dễ dàng thu hút người dùng mới.
- Nhiều bộ sưu tập NFT chất lượng như Dokyo, Smol Joe và Joe Hat đang nổi bật với cộng đồng mạnh, giá trị tăng trưởng ấn tượng, liên tục lọt top giao dịch, tạo hiệu ứng FOMO lan tỏa khắp cộng đồng NFT và kéo thêm nhà đầu tư mới vào Avalanche.
- Các chương trình Earn Point từ Hyperspace – thưởng lớn cho người dùng giao dịch NFT – được triển khai liên tục theo mùa, vừa kích thích giao dịch, vừa tạo dòng tiền mới đổ vào, duy trì nhiệt cho toàn bộ thị trường NFT trên Avalanche.
Định hình ban đầu thì Dokkaebi là một bộ sưu tập NFT trên hệ sinh thái Avalanche, được thiết kế dành cho cộng đồng yêu thích văn hóa Hàn Quốc và các game thủ. Dự án này nhằm tạo ra một không gian thân thiện, nơi mọi người có thể tụ họp và chia sẻ niềm đam mê về văn hóa và trò chơi. Một trong những lí do mà Dokkaebi thu hút sự quan tâm của cộng đồng chính là Dokkaebi là một phần của chương trình Avaissance Art Incubation của Avalanche, nhằm hỗ trợ các nghệ sĩ và dự án nghệ thuật trên nền tảng này.
Chiến lược ban đầu của Dokkaebi chính là phát triển IP thông qua việc xây dựng thương hiệu bằng các kênh truyền thông phổ biến như Tik Tok, Youtube, Instagram,... chiến lược này có sự tương đồng với Pudgy Penguins.
Ảnh phía trên là phiên bản truyền thông của NFT Dokkaebi đã được thiết kế, chỉnh sửa phù hợp để viral. Tuy nhiên chiến lược này của đội ngũ phát triển Dokkaebi đã không hiệu quả khi mà lượt view, tương tác, bình luận,... gần như bằng 0 của toàn bộ thế giới đối với các nội dung mà Dokkaebi đưa lên các kênh truyền thông của mình. Mặc dù rất chăm chỉ đăng các video, hình ảnh như kết quả mà đội ngũ nhận về chỉ là con số 0 trong trình. Đến đây có thể nói rằng chiến lược đầu tiên trong phát triển IP của Dokkaebi đã thất bại.
Phân Tích NFT Dokkaebi: Trở Lại Từ Đống Tro Tàn
Chiến lược trở lại của NFT Dokkaebi & Thành tựu
Đội ngũ Dokkaebi sau thời gian dài nghiên cứu và làm việc đã dẫn tới nhiều quyết định khác nhau. Đầu tiên, đội ngũ quyết định thay đổi thương thiệu Dokkaebi trở thành Dokis, có thể nói rằng văn hóa Dokkaebi ở Hàn Quốc đã không thật sự chinh phục được thế giới nên họ cần thay đổi nhưng họ cũng không muốn rời quá xa phiên bản đầu tiên của mình nên cái tên Dokis đã được lựa chọn.
Tiếp theo sự quan trọng nhất trong việc triển khai IP chính là hình ảnh. Nhận thấy hình ảnh truyền thông của Dokkaebi không hiệu quả nên đội ngũ phát triển gần như đã lựa chọn một hình ảnh hoản toàn mới. Một số những đặc điểm của Dokis mới bao gồm:
- Hình dạng: Dokis có thân hình tròn trịa, mũm mĩm, giống như một quả bóng bông di động, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi ngay từ cái nhìn đầu tiên.
- Kích thước: Nhỏ nhắn, vừa tay, trông như một thú nhồi bông nhỏ mà ai cũng muốn ôm.
- Khuôn mặt: Mắt to tròn long lanh, thể hiện sự ngây thơ và tò mò. Trong khi đó, miệng nhỏ, dễ thương, có thể biến đổi linh hoạt theo các trạng thái cảm xúc khác nhau (vui vẻ, bối rối, nghiêm túc…).
- Phong cách: Pha trộn giữa linh vật hoạt hình, pet ảo và chút phong cách chibi sẽ phù hợp với các nội dung meme, video ngắn hài hước bên cạnh đó là dễ Dễ "biến hóa" thành nhiều phiên bản như: giáo sư Dokis (ảnh bạn gửi), Dokis streamer, Dokis nấu ăn,...
Vậy là chúng ta có một Dokis là bộ sưu tập NFT mang phong cách dễ thương (cute) pha chút tinh nghịch, được thiết kế theo dạng linh vật hoạt hình với ngoại hình tròn trịa, đôi mắt to tròn ngây thơ và những biểu cảm hài hước, vui nhộn. Phong cách này đặc biệt phù hợp với nhóm đối tượng trẻ, từ 16 đến khoảng 30 tuổi, đặc biệt là thế hệ Gen Z và Millennials. Những người thuộc nhóm tuổi này thường có xu hướng yêu thích các nhân vật chibi, thú cưng ảo và những hình tượng dễ thương dễ viral trên mạng xã hội. Với thiết kế tối giản nhưng tạo cảm giác gần gũi, Dokis dễ dàng gây thiện cảm với bất kỳ ai, ngay cả những người không quá am hiểu về NFT.
Về tính cách, Dokis hướng đến những cá nhân có tính cách cởi mở, vui vẻ, thích tương tác cộng đồng và có sở thích sáng tạo nội dung xoay quanh các nhân vật dễ thương. Đây là nhóm người thường xuyên tham gia các trào lưu meme, thích ảnh chế, video hài hước hoặc các nội dung sáng tạo vui nhộn trên TikTok, Twitter hay Instagram. Đặc biệt, Dokis rất phù hợp với những người thích sưu tầm các linh vật đại diện (PFP - Profile Picture) vừa cute, vừa mang dấu ấn cá nhân nhưng không quá nghiêm túc hay mang tính đầu cơ tài chính quá nặng. Chính sự thân thiện, dễ biến hóa và hài hước của Dokis giúp nó trở thành một "cây cầu" tự nhiên kết nối cộng đồng Web2 và Web3.
Về sở thích, Dokis dễ dàng thu hút những ai yêu thích văn hóa hoạt hình, webtoon, anime Nhật Bản hoặc những fan K-pop, K-drama vốn luôn có tình yêu đặc biệt với các nhân vật dễ thương. Không chỉ dừng lại ở việc sở hữu một NFT, người nắm giữ Dokis còn có thể tham gia sáng tạo nội dung cộng đồng, đóng góp vào hệ sinh thái giải trí xoay quanh Dokis, từ meme đến các minigame, hoạt động sáng tạo cộng đồng. Nhóm đối tượng này cũng thường yêu thích những dự án NFT có cộng đồng gắn kết, nơi họ có thể giao lưu, trò chuyện và cùng nhau lan tỏa những nội dung vui nhộn. Điều này khiến Dokis không chỉ là một bộ sưu tập NFT, mà còn có tiềm năng trở thành một biểu tượng văn hóa cộng đồng đặc trưng trên hệ sinh thái Avalanche.
Sau khi thay đổi thương hiệu thì các video cũng có sự thay đổi như:
- Các video được thiết kế theo phong cách dễ thương + hài hước + relatable (dễ liên tưởng với cảm xúc cá nhân của Gen Z, như các câu nói về tình yêu, tình bạn, cảm xúc cá nhân).
- Nội dung đơn giản, kết hợp trend âm nhạc TikTok, dễ xem, dễ chia sẻ.
Từ đó lượt xem các video rất cao (nhiều clip hàng triệu view), chứng tỏ Dokis đã chọn đúng hướng tiếp cận, bên cạnh những video triệu view trên nền tảng Tik Tok thì số lượng người theo dõi Dokis trên nền tảng này cũng đã chạm con số hơn 100K người theo dõi. Đây là những con số vô cùng tích cực và thực sự để tạo ra được những video triệu view trên Tik Tok thật sự không phải là câu chuyện dễ dàng.
Từ đây chúng ta bắt đầu thấy Dokis đang có những dấu hiệu hồi sinh khá tích cực.
Kế hoạch phát triển tiếp theo
🔺 Doki Labs 2025 Roadmap Update ✳️
— Doki Labs (@doki_labs) February 6, 2025
Hey Dokis, we've got some exciting news to share with everyone.
Continue reading below to learn more about our new Animation Studio Partnership and Dokis NFT Launch Plans!
1/🧵 pic.twitter.com/iJpxuhy2KQ
Đầu tiên, Doki Labs chính thức công bố hợp tác chiến lược với Chavvo Studios, một studio hoạt hình danh tiếng dẫn dắt bởi Erick Tran, cựu Lead Artist từng làm việc nhiều năm cho series huyền thoại The Simpsons. Không chỉ dừng lại ở hoạt hình, Chavvo Studios còn sở hữu kinh nghiệm dày dặn trong việc phát triển thương hiệu (IP), thiết kế sản phẩm vật lý (merchandise) và cấp phép thương hiệu (licensing) cho các tên tuổi lớn như Coca-Cola, Nike, Warner Bros., Universal và EA.
Thông qua hợp tác này, Doki Labs đặt mục tiêu xây dựng vũ trụ Dokiverse với cốt truyện bài bản, chiều sâu nhân vật rõ ràng, giúp Dokis thoát khỏi khuôn khổ một bộ sưu tập NFT đơn thuần. Bên cạnh đó, phong cách thiết kế nhân vật cũng sẽ được nâng cấp theo hướng đại chúng hóa, dễ dàng tiếp cận không chỉ với cộng đồng Web3 mà còn mở rộng ra fan hoạt hình, văn hóa đại chúng nói chung.
Doki Labs đã chính thức công bố kế hoạch ra mắt bộ sưu tập Dokis NFT trên Abstract Chain trong vài tháng tới. Việc lựa chọn Abstract thay vì chỉ gói gọn trên Avalanche là một bước đi chiến lược, giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu Dokis ra ngoài phạm vi cộng đồng Web3 truyền thống. Abstract Chain được đánh giá là một blockchain thân thiện với người dùng đại chúng, tập trung xây dựng các trải nghiệm dễ tiếp cận cho cả những người dùng Web2 chưa từng tiếp xúc với NFT. Điều này hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn dài hạn của Doki Labs, khi dự án không muốn Dokis chỉ bó hẹp trong cộng đồng crypto mà hướng tới trở thành một thương hiệu giải trí đại chúng, dễ dàng tiếp cận từ các nền tảng phổ thông như mạng xã hội, game hay các kênh truyền thông số.
Bên cạnh việc ra mắt bộ sưu tập mới, Doki Labs cũng công bố kế hoạch Burn-to-Mint dành cho những ai đang sở hữu NFT thuộc bộ sưu tập Dokkaebi hiện tại. Cụ thể, người nắm giữ Dokkaebi NFT sẽ được quyền đốt (burn) NFT cũ để đổi lấy một suất mint miễn phí NFT mới trong bộ sưu tập Dokis. Đây là một bước đi quan trọng mang tính chiến lược kép
- Giảm nguồn cung Dokkaebi trên thị trường (dự kiến giảm 50-67%).
- Đảm bảo quyền lợi đặc biệt cho những holder trung thành từ giai đoạn đầu.
Song song đó, việc giảm cung này còn giúp tạo ra sự khan hiếm, góp phần nâng cao giá trị của những Dokkaebi còn lại, đồng thời hé lộ rằng Dokkaebi vẫn sẽ giữ vai trò trong các kế hoạch IP mở rộng bí mật của Doki Labs trong tương lai.
Góc Nhìn Cá Nhân Về Dokis
NFT Dokkaebi khi ra mắt vào thời điểm hệ sinh thái Avalanche đang đón nhận làn sóng quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng NFT, nhưng bản thân dự án lại không tận dụng được lợi thế này. Chiến lược ban đầu của Dokkaebi tập trung vào việc phát triển IP theo hướng truyền thông đa kênh (TikTok, YouTube, Instagram), tương tự cách Pudgy Penguins đã làm. Tuy nhiên, đội ngũ Dokkaebi khi đó mắc sai lầm lớn khi chưa thực sự hiểu rõ về thị hiếu người dùng quốc tế. Văn hóa Dokkaebi - yêu quái Hàn Quốc, dù thú vị, lại không tạo ra được kết nối cảm xúc mạnh với phần đông người dùng toàn cầu, đặc biệt là Gen Z - nhóm khách hàng tiềm năng chính của NFT dễ thương. Content truyền thông nghèo nàn về sự liên kết cảm xúc, phong cách hình ảnh không có điểm nhấn viral, dẫn đến sự thờ ơ của cộng đồng. Hậu quả là dù rất nỗ lực sản xuất nội dung, các kênh truyền thông của Dokkaebi gần như không có tương tác, dẫn tới thất bại toàn diện trong chiến lược IP giai đoạn đầu.
Sau khi nhìn nhận thẳng thắn thất bại, đội ngũ đã quyết định tái định vị thương hiệu hoàn toàn, từ Dokkaebi thành Dokis. Đây là bước ngoặt mang tính sống còn, bởi thương hiệu Dokkaebi gắn liền với một hình tượng văn hóa bản địa khó mở rộng ra tầm quốc tế. Cái tên Dokis vừa giữ được nét liên kết nhẹ nhàng với thương hiệu cũ, nhưng đủ mới mẻ và không bị giới hạn bởi khuôn mẫu văn hóa nào. Đặc biệt, hình ảnh nhân vật được thiết kế lại hoàn toàn – từ phong cách nửa yêu quái, nửa thần thoại sang linh vật hoạt hình tròn trịa, dễ thương, dễ viral theo phong cách chibi hiện đại. Đây là hướng đi cực kỳ hợp lý, bởi phong cách cute, ngố nhưng dễ thương không chỉ được ưa chuộng trong cộng đồng NFT mà còn phù hợp để tiếp cận đại chúng trên các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, Dokis không còn đơn thuần là NFT sưu tầm, mà dần trở thành một nhân vật thương hiệu - một mascot dễ nhớ, dễ yêu, sẵn sàng trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng.
Không chỉ thay đổi hình ảnh và cách làm truyền thông, Doki Labs còn có bước đi chiến lược quan trọng là chuyển Dokis thành IP đa nền tảng. Việc mở rộng sang Abstract Chain bên cạnh Avlanche thể hiện tư duy thoát khỏi “vùng an toàn” và sẵn sàng tiếp cận cộng đồng mới. Abstract Chain, với định hướng thân thiện với người dùng phổ thông, sẽ giúp Dokis len lỏi sâu hơn vào cộng đồng Web2, nơi tiềm năng thương mại và phát triển IP dài hạn lớn hơn nhiều so với thị trường NFT thuần túy. Kết hợp với sự hợp tác cùng Chavvo Studios, Doki Labs không giấu tham vọng đưa Dokis trở thành thương hiệu giải trí đa kênh, với sự mở rộng sang hoạt hình, game, sản phẩm vật lý và cấp phép thương hiệu. Đây không đơn thuần là sự lột xác về hình ảnh, mà là một quá trình tái sinh hoàn toàn từ tư duy sản phẩm, thị trường tới tầm nhìn thương hiệu.
Sự lột xác của Dokkaebi thành Dokis không chỉ đơn thuần là đổi tên hay làm lại hình ảnh, mà là một case study đáng giá về xây dựng IP trong kỷ nguyên Web3. Từ một thương hiệu thất bại vì đi sai hướng thị trường, Dokis đã vươn lên nhờ bỏ đi gánh nặng văn hóa khó lan tỏa, xây dựng nhân vật gần gũi hơn, khai thác đúng nền tảng (TikTok), đánh trúng tâm lý Gen Z bằng nội dung relatable và tận dụng tốt sức mạnh truyền thông xã hội. Sự kết hợp giữa thay đổi thương hiệu, truyền thông bắt trend và phát triển IP đa nền tảng đang giúp Dokis từng bước thoát khỏi “vũng lầy” cũ của Dokkaebi, để vươn lên trở thành thương hiệu NFT giải trí tiềm năng bậc nhất hệ Avalanche và thậm chí xa hơn, là biểu tượng văn hóa số đại chúng mới trong kỷ nguyên Web3 - Web2 giao thoa.
Tổng Kết
Nhìn lại toàn bộ quá trình từ khi ra mắt đến khi lột xác thành thương hiệu mới, Dokis chính là minh chứng rõ nét cho việc một dự án NFT thất bại không có nghĩa là dấu chấm hết. Thay vào đó, với sự linh hoạt trong tư duy, sẵn sàng thay đổi từ hình ảnh, tên gọi cho tới chiến lược phát triển, đội ngũ Doki Labs đã giúp Dokis từng bước chiếm lại được tình cảm của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ Gen Z. Không dừng lại ở một bộ sưu tập NFT đơn thuần, phân tích Dokis cho thấy dự án đang từng bước xây dựng nền tảng để trở thành một thương hiệu giải trí đại chúng, với tiềm năng vươn ra khỏi giới hạn của cộng đồng crypto. Chính sự kết hợp giữa đổi mới thương hiệu, nội dung sáng tạo theo trend và định hướng phát triển IP đa nền tảng đã tạo nên một case study đặc biệt, cho thấy sức sống mạnh mẽ của Dokis trên hành trình trở thành biểu tượng văn hóa số mới trong kỷ nguyên Web3.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Squads Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Squads - April 23, 2025
- NinjaTrader Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử NinjaTrader - April 23, 2025
- Incentiv Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Incentiv - April 22, 2025