Khi phân tích Optimism chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Optimism đang làm truyền thông rất tốt, tốt đến mức mà người ta nghĩ rằng Optimism đang là một trong những Layer 2 có công nghệ tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tất cả đều là sai lầm khi nhìn vào quá trình phát triển của Optimism trong suốt thời gian qua với khá nhiều sạn. Vậy tại sao lại nói với Optimism khi nước sơn được đánh giá cao hơn chất gỗ thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Phân Tích Optimism: Chất Gỗ Của Optimism Có Gì?
Lí do 1: Cơ sở hạ tầng có quá nhiều lỗi
Đầu tiền vào những ngày cuối tháng 3/2024, Offchain Labs phát hiện và tiết lộ hai lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong hệ thống bằng chứng gian lận (Fraud Proof) của Optimism:
- Ngày 22/03/2024: Nhóm Offchain Labs đã phát hiện hai lỗ hổng bảo mật trong hệ thống bằng chứng gian lận của Optimism và thông báo cho đội ngũ OP Labs. Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công buộc hệ thống chấp nhận một lịch sử chuỗi gian lận hoặc từ chối một lịch sử chuỗi đúng đắn.
- Ngày 25/03: OP Labs xác nhận tính hợp lệ của các lỗ hổng và yêu cầu Offchain Labs giữ kín thông tin cho đến khi vấn đề được khắc phục.
- Ngày 25/4: Sau khi Optimism testnet được cập nhật, lỗ hổng đã được công khai.
On March 22, our Offchain Labs team disclosed privately two serious vulnerabilities in the Optimism fraud proof system. Details: https://t.co/cIY4z48mV4
— Ed Felten (@EdFelten) April 26, 2024
Hai lỗ hổng bảo mật mà Offchain Labs phát hiện trong hệ thống bằng chứng gian lận (fraud proof) của Optimism là:
- Chấp nhận một lịch sử chuỗi gian lận (Fraudulent Chain History Acceptance): Lỗ hổng này cho phép một kẻ tấn công có thể buộc hệ thống bằng chứng gian lận của Optimism chấp nhận một lịch sử chuỗi (blockchain history) gian lận. Điều này xảy ra do cách hệ thống xử lý thời gian, trong đó một kẻ tấn công có thể tích lũy "credit" thời gian một cách không xứng đáng, dẫn đến việc hệ thống chấp nhận một chuỗi không hợp lệ.
- Từ chối một lịch sử chuỗi đúng đắn (Correct Chain History Rejection): Lỗ hổng thứ hai cho phép một kẻ tấn công có thể ngăn chặn hệ thống bằng chứng gian lận của Optimism chấp nhận một lịch sử chuỗi đúng đắn. Kẻ tấn công có thể lợi dụng việc trì hoãn thời gian và cách hệ thống xử lý các bộ đếm thời gian để từ chối một chuỗi chính xác mà lẽ ra phải được chấp nhận.a
Cả hai lỗ hổng này đều liên quan đến cách hệ thống quản lý và xử lý thời gian trong giao thức bằng chứng gian lận, đặc biệt là trong các tình huống có nhiều người chơi tham gia.
Tiếp theo, đến ngày 19/08/2024 trong quá trình audit thì các bên như Spearbit, Cantina và Code4rena đã phát hiện ra nhiều lỗ hổng nghiêm trọng trên mạng lưới Optimism trong đó có 2 lỗ hổng với rủi ro cao , 3 lỗ hổng với rủi ro trung bình và 7 lỗ hổng với rủi ro thấp.
- Cantina 3.1.1: Allocation overflow cho phép thực thi mã tùy ý. Lỗi này liên quan đến việc gọi hàm Mmap mà không kiểm tra giới hạn bộ nhớ, cho phép con trỏ bộ nhớ quay về số 0 và truy cập toàn bộ bộ nhớ của chương trình bảo vệ lỗi, bao gồm cả phần dữ liệu và mã. Điều này có thể dẫn đến việc thực thi mã tùy ý trong máy ảo, phá vỡ các đảm bảo về tính đúng đắn của máy ảo.
- C4 H-01: Invalid DISPUTED_L2_BLOCK_NUMBER được truyền đến VM. Kẻ tấn công có thể đưa ra một dấu vết chứa một block sau block ban đầu, gây ra tình trạng một block hợp lệ bị thay thế bởi block không hợp lệ. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi xảy ra trên độ sâu tối đa của trò chơi tranh chấp.
- Spearbit 5.1.1: Lỗi outOfGas trong precompile. Gọi hàm
loadPrecompilePreimagePart
với lượng gas ít hơn cần thiết có thể gây ra lỗi outOfGas, dẫn đến việc một phần hình ảnh hợp lệ bị ghi đè bởi lỗi này, dẫn đến kết quả không chính xác trong trò chơi tranh chấp - C4 H-02: Lỗi kéo dài thời gian thử thách. Kẻ tấn công có thể lợi dụng cơ chế kéo dài thời gian để khiến các tuyên bố của đối thủ trở nên không thể phản biện được, gây tổn thất cho những người chơi chân chính
- ...
Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Mình tin rằng nguyên nhân từ việc Optimism có quá nhiều lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng phần lớn đến từ chính đội ngũ phát triển. Có thể thấy rằng các vai trò lớn nhất tại Optimism như Jinglan Wang - Co Founder & CEO, Ben Jones - Co Founder & Director và Karl Floersch - CEO của OP Labs thật sự không có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là về công nghệ. Người có nhiều kinh nghiệm nhất chính là Karl Floersch tuy nhiên Karl cũng chỉ nổi tiếng là làm Resercher trong Ethereum Foundation trong khoảng thời gian 2.5 năm.
Lí do 2: Hệ sinh thái OP Mainnet nghèo nàn & thiếu sức sống
Nhìn vào hệ sinh thái Optimism ngày nay chúng ta có thể thấy rằng TVL của Optimism đã đạt đỉnh vào 10/08/2022 sau sự kiện Incentives mang tính cách mạng tuy nhiên từ đó đến nay đã trả qua hơn 2 năm nhưng TVL của Optimism vẫn chưa có dấu hiệu muốn phá đỉnh cũ. Hãy nhìn lại một số hệ sinh thái đối thủ của Optimism bao gồm::
- TVL Arbitrum tại đỉnh lần đầu vào tháng 8 2021 với $2.6B sau đó mặc dù trải qua một thời gian dài nhưng TVL của Arbitrum cũng đã liên tục phá đỉnh cũ trong năm 2024 nhờ cơn sóng Restaking & Liquid Restaking.
- TVL Starknet cũng đã liên tục tăng trong năm 2024 và đạt các ATH mới.
Nguyên nhân cho hệ sinh thái OP Mainnet ngày càng trở nên thiếu sức sống là do đâu? Đầu tiên đến từ định hướng chiến lược phát triển ngay từ ban đầu, trong khoảng thời gian mới triển khai Optimism chỉ cho phép các dự án với các nhà phát triển đã được KYC xây dựng DApp, Protocol trên mạng lưới của mình, song song với đó Optimism đặt niềm tin vào các DApp Multichain thay vì các Native DApp. Chính vì việc này đã làm làn sóng các nhà phát triển đổ dồn sang Arbitrum. Sau này khi văn hóa, cộng đồng, môi trường cho các nhà phát triển trên Arbitrum ngày càng tốt hơn thì việc Optimism lôi kéo lại các nhà phát triển này là không thể. Thời gian gần đây chúng ta chứng kiến sự di cư của các giao thức Restaking & Liquid Restaking sang với Arbitrum mà không phải Optimism.
Sau khi thua trong cuộc chiến xây dựng hệ sinh thái thì Optimism chuyển sang tập trung xây dựng Superchain, điều này đồng nghĩa với OP Mainnet chính thức bị bỏ rơi và chính điểm này lại càng làm cho hệ sinh thái OP Mainnet trở nên nghèo nàn và cằn cỗi. Với việc không có quá nhiều các DApp mới lạ dẫn tới trung bình mỗi ngày trên Optimism chỉ có khoảng 500K giao dịch còn với Arbitrum thì con số này rơi vào khoảng 2M giao dịch.
Phân Tích Optimism: Nước Sơn Của Optimism Có Gì?
Superchain được coi là tâm điểm
Optimism = the Superchain pic.twitter.com/yCnfouOaKO
— Optimism (@Optimism) July 30, 2024
Superchain được coi là trọng tâm phát triển của Optimism từ thời điểm ra mắt cho tới nay. Optimism cũng đang rất quyết liệt đề xây dựng một hệ sinh thái Superchain vững mạnh thông qua các hoạt động như:
- Optimism triển khai Incentive OP cho các dự án trong hệ sinh thái Superchain như Mode Network, OP Mainet, Base,...
- Optimism triển khai nâng cấp Fjord giúp cải thiện hiệu suất mạng lưới như giảm phí từ 5 - 15%, tích hợp các hình thức bảo mật truyền thống như vân tay hay Face ID,...
- Tháng 5/2024, Optimism cũng cho ra mắt tính năng xây dựng Layer 3 thông qua bộ công cụ OP Stack để cạnh tranh với Arbitrum Orbit & ZK Stack.
- Tháng 8/2024, Optimis ra mắt chuẩn token mới có tên là SuperchainERC20 - token này sẽ được chấp nhận trên tất cả các mạng lưới trong hệ sinh thái Superchain.
Kể từ thời điểm ra mắt cho tới nay Superchain đã không ngừng hoàn thiện và phát triển có thể thấy rằng trong một khoảng thời gian rất ngắn Superchain đã đạt được nhiều thành tựu mà Cosmos hay Avalanche chưa từng đạt được trong khoảng thời gian tương tự. OP Stack cũng đang trở thành bộ công cụ phổ biến nhất trong không gian Layer 2 vượt trội so với các đối thủ như Arbitrum Orbit hay ZK Stack của zkSync.
Trong ngày 24/08/2024, tập đoàn Sony cũng đã chính thức xây dựng Soneium - Layer 2 dựa trên bộ công cụ OP Stack.
Nền kinh tế trên Optimism vẫn chưa hoàn thiện
Đầu tiên vấn đề lớn mà Optimism khả năng sẽ gặp phải và không thể giải quyết đó chính là bài toán về mô hình nền kinh tế. Rõ ràng, Superchain ngày càng phát triển nhưng Optimism hay cụ thể hơn là những người nắm giữ OP lại đang không nhận được bất kì lợi ích nào từ việc phát triển này. Một trong những động thái đã lâu của Optimism đó chính là việc ra mắt Law of Chain. Với Law of Chain thì các OP Chain sẽ thừa hưởng nhiều lợi ích như được cập nhật công nghệ mới nhất mà không phải lo lắng về bảo trì, đảm bảo các dịch vụ cơ sở hạ tầng như lập chỉ mục và sắp xếp thứ tự dữ liệu luôn sẵn sàng và chi phí hợp lý,... và điều kiện chính là việc chia sẻ 15% lợi nhuận hoặc 2.5% doanh thu.
Và nếu như không có những nét đột phá thì khả năng cao những người nắm giữ OP sẽ hiểu về cảm xúc của những người nắm giữ ATOM khi mà hệ sinh thái Cosmos phát triển như vũ bão trong khi những người nắm giữ ATOM lại chẳng nhận được lợi ích gì cố định trừ những cơn mưa Airdrop gián đoạn. Kể cả vậy những người nắm giữ OP còn chưa biết Airdrop của các dự án trong hệ sinh thái Superchain có hình hài như thế nào?
Tính đến thời điểm viết bài Optimism Collective đã thu về hơn 14.000 ETH lợi nhuận từ các nền tảng xây dựng trên OP Stack như Base, Mode, Worldcoin, Zora,... Tuy nhiên, Optimism Collective hiện chưa có bất kì kế hoạch nào trong việc sử dụng doanh thu này như thế nào và sẽ bàn bạc nhiều hơn để có những quyết định trong tương lai. Hiện tại, nguồn Incentives chủ yếu để phát triển hệ sinh thái Superchain đến từ chính OP và khả năng cao khi OP có dấu hiện ít dần thì nguồn lợi nhuận trước đó của Optimism Collective sẽ chính thức được sử dụng.
Rõ ràng chúng ta thấy rằng mô hình nền kinh tế giữa Optimism & Superchain đã xuất hiện và đang vận hành tương đối hiệu quả, tuy nhiên mối quan hệ giữa các bên như Optimism, Superchain & những người nắm giữ OP thì gần như chưa được thiết lập.
Vấn đề thứ hai chính là như chia sẻ ở đầu bài biết bởi vì về bản chất các OP Chain được xây dựng dựa trên bộ khung của OP Mainnet điều này đồng nghĩa với việc các lỗi có trong OP Mainnet đều sẽ xuất hiện tại OP Chain. Hầu hết những lỗi được phát hiện trên OP Mainnet trong thời gian qua đều là những lỗi vô cùng nghiêm trọng, mặc dù đều được phát hiện sớm và sửa chữa nhưng liệu có chắc còn những lỗi chưa được phát hiện hay không?
Trong trường hợp xấu nhất khi Optimism sụp đổ thì Superchain cũng sẽ đi vào giai đoạn tương tự. Điều này không là phóng đại khi nhìn vào các mô hình Rollup As a Service hiện nay chúng ta thấy rằng trong thời gian qua nhiều nền tảng Layer 2 được xây dựng trên bộ công cụ của Caldera đã được cảnh báo khi hầu hết các tài sản của các Layer 2 này được nắm giữ bởi một địa chỉ ví Multisig do đội ngũ Caldera nắm giữ.
Tại Sao Người Dùng Lại Quan Tâm Tới Optimism?
Hệ sinh thái Superchain vững mạnh
Một trong những lí do lớn nhất để mọi người yêu thích Optimism và Superchain bởi vì hầu hết 99% các nền tảng Layer 2 hiện nay đều sử dụng bộ công cụ OP Stack trong đó có nhiều cái tên nổi tiếng như Mantle, Base, Mode Network,... Và từ đó người dùng nghĩ rằng Optimism là một trong những Layer 2 với công nghệ tốt nhất thị trường thì mới được chọn như vậy nhưng thực tế thì không phải. Optimism là lựa chọn duy nhất cho các dự án muốn nắm bắt xu hướng Layer 2 nhưng không muốn xây dựng cơ sở hạ tầng (kể cả Base cũng vậy), bởi vì ở phía đối diện Arbitrum không công khai 100% mã nguồn của mình (tương tự như Uniswap V3 & v4), ngoài ra việc chọn phát triển theo hướng ZK Rollup thì các dự án cũng không có sự lựa chọn trong giai đoạn đầu năm 2023.
Từ đó chúng ta có một góc nhìn đúng đắn đó chính là OP Stack là sự lựa chọn duy nhất cho các dự án muốn bắt xu hướng Layer 2 nhưng không có kinh nghiệm, tiềm lực để tự xây dựng một Blockchain cho riêng mình. Bản thân Coinbase cũng xuất phát từ một sàn giao dịch nên việc tự mình xây dựng một nền tảng Layer 2 là điều không thực sự khả thi.
Đường giá thú vị
Không thể phủ nhận rằng Optimism có biên độ biên động biến động về giá cả lớn hơn rất nhiều so với các dự án cùng phân khác như Arbitrum, Starknet, zkSync. Chính có sự biến động tăng giảm nhiều làm cho việc đầu tư vào Optimism "có vẻ" sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn rất nhiều so với các nền tảng Layer 2 khác chính vì vậy người dùng cho rằng chính yếu tố về công nghệ giúp cho Optimism có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Thực tế thì không phải như vậy.
Cũng nhiều người cho rằng thực tế công nghệ trong Crypto vốn chỉ là bánh vẽ được các đội ngũ phát triển dựng lên tuy nhiên theo góc nhìn của mình thì công nghệ sẽ không giúp dự án có thể pump dump về giá cả token vì đó là công việc của các Market Maker mà công nghệ sẽ giúp dự án đó đi được bao lâu và bao xa trong thị trường này.
Tổng Kết
Trên đây là quan điểm của cá nhân mình khi phân tích Optimism với cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, mong rằng mọi người sẽ có thêm thông tin về dự án Optimism.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hemi Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hemi Network - October 10, 2024
- Arcium Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Arcium - October 10, 2024
- Vana Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Vana - October 9, 2024