Play to airdrop đang là từ khóa nổi lên trong thời gian vừa qua, nó trực tiếp kéo cả thị trường GameFi quay trở lại trước sự bất ngờ của nhiều người. Vậy Play to airdrop xuất hiện từ bao giờ và cơ hội của chúng ta là gì? Hãy cùng HakResearch đi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Play To Airdrop Bắt Nguồn Từ Đâu?
Play to airdrop được sinh ra như thế nào?
Nếu mọi người nhìn lại vào giai đoạn tháng 11-12/2023 thì từ khóa Airdrop đã được Pixel giới thiệu trong gian đoạn sớm của game. Mặc dù trước đó nữa Xterio cũng ra mắt Minigame của trò chơi Age of Dino và cũng với từ khóa Play to Airdrop (P2A) nhưng lại bị cộng đồng phớt lờ.
Có một từ khóa khác cũng được các dự án trong mảng GameFi sử dụng thay cho P2A đó là "Proof of Play", tuy nhiên lại một lần nữa cộng đồng lại bỏ qua trong bối cảnh đó là sự bùng nổ của cơn sóng Airdorp lan tỏa khắp các mảng và các hệ sinh thái.
- Solana: Với các kèo như Backpack, MarginFi, Tensor, MagicEden, Mateora...
- Ethereum: Sự bùng nổ của cơn sốt points với sự dẫn đâu của các giao thức Liquid Restaking và Native Liquid Restaking như Renzo, Puffer, EtherFi, Kelp DAO...
- Infrastructure: Layer Zero, Starknet, zkSync, Blast...
Qúa nhiều cơ hội ở các mảng khác khiến cho GameFi bị lãng quên. Trong thời điểm đó khái niệm chơi game nhận airdrop cũng rất mơ hồ trong thị trường Crypto, mọi người chỉ nhớ đến những game có thể earn với mô hình play to earn.
Rõ ràng đó là khi mà người dùng chưa được giáo dục (Educate) về một hình thức làm airdrop mới khiến cho từ khóa play to airdrop bị đưa vào quên lãng.
Sự trở lại của xu hướng Play to airdrop
Cơn sóng play to airdrop thực sự trở lại dựa trên 2 yếu tố chính:
Pirate Nation đã nhắc mọi người rằng "Đừng bỏ qua Play to Airdrop"
- Pirate Nation: Tựa game Fully on chain được a16z đầu tư đã sử dụng 15% token PIRATE để airdrop cho những người tham gia chơi trong season 1. Số tiền này không chỉ dừng ở vài trăm đô mà có những ví nhận được cả chục ngàn đô. Tiêu chí airdrop theo tier cũng được sử dụng khiến cho nó trở nên rất công bằng, ai chơi nhiều nhận nhiều point thì sẽ được nhiều PIRATE. Nó tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ khi những người tham gia liên tục chia sẻ khoản lợi nhuận airdrop không lồ mà dự án đã trao thưởng.
- Airdrop/Retroactive "hẹo": zkSync và đỉnh điểm là Layer Zero đều là những cái tên mang tới nỗi thất vọng cho cộng đồng airdrop thủ. Người ta kì vọng vào zkSync sẽ không đi vào "vết xe đổ" của Starknet tuy nhiên thực tế lại không như là mơ và kết quả như nào chúng ta cũng đã rõ. Bên cạnh đó với các đợt lọc Sybill cực kì gắt từ team của Layer Zero, người dùng đã mơ về khoản airdrop khổng lồ, mặc dù đúng là có sự công bằng và minh bạch trong cách Layer Zero triển khai airdrop tuy nhiên vì allocation quá bé khiến cho mỗi ví nhận được không đáng bao nhiêu.
Bên cạnh 2 lí do trên chúng ta còn một số lí do cộng hưởng sau:
The Backwoods thổi bùng xu hướng Play to Airdrop
- The Beacon, Backwoods ra mắt quá đúng thời điểm với lối chơi lôi cuốn lại còn "FREE" khiến cho những người người săn airdrop vốn đã sạch túi như tìm được chân ái mới trong cuộc chơi airdrop. Hai dự án trên đã trực tiếp đẩy từ khóa "Play to Airdrop" đến với cộng đồng 1 lần nữa, và với tâm lý sợ bỏ lỡ Pirate Nation thứ 2 khiến cho xu hướng này được FOMO trở lại.
- Nối tiếp đó là hàng tá tựa game cũng ra mắt chiến dịch cho phép người dùng chơi để nhận airdrop. Nổi bật chúng ta có thể kể đến Super Champs trên mạng lưới Base, XOCIETY trên Sui Network, Ronin cũng ra mắt nhiều game mới như Lumiterra, Forgotten Runiverse...
- Bên cạnh đó Mocaverse cũng là dự án cho phép người dùng làm nhiệm vụ thông qua việc chơi game để đổi lấy RP. RP là tiêu chí mà Mocaverse dùng để phát airdrop đến cộng đồng. Một ví ít nhất cũng nhạn được 2275 MOCA, đây là một con số không hề tồi tuy nhiên trong bối cảnh thị trường hiện tại khiến cho giá MOCA không được như ý muốn. Đây cũng là mà một bằng chứng nữa cho việc play to airdrop có thể thay đổi vị thế của rất nhiều người.
Thời gian của chúng ta thì có hạn mà game thì lại quá nhiều, thậm chí các dự án game ra mắt theo ngày, vậy chúng ta phải chơi thế nào cho tối ưu trong xu hướng play to airdrop như hiện tại? Cùng HakResearch tìm hiểu ở phía dưới nhé.
Các Tiêu Chí Đánh Giá 1 Dự Án Play To Airdrop Tiềm Năng
Chọn đúng nền văn mình không hề dễ
Theo mình để mọi người chọn được 1 dự án play to airdrop là thực sự khó chứ không hề dễ, đặc biệt trong bối cảnh mà người người nhà nhà đều FOMO như hiện tại thì điều này lại càng khó hơn. Để mình lấy một vài ví dụ cho mọi người dễ hình dung.
- Backwoods hiện tại có hơn 225 nghìn người đăng kí chơi và 90 nghìn người chơi hằng ngày trong khi chỉ có 5% cho airdrop? 6666 NFT phần lớn được người chơi mang đi stake và chơi để kiếm điểm, người dùng sở hữu NFT sẽ nhận được gấp đôi điểm so với không sở hữu NFT. Trong trường hợp bạn có NFT thì nó còn đỡ hoặc nếu không có thì phải chơi từ rất rất sớm và duy trì đều đặn 4 ván đều về đích ở Wave 30 thì mới có cơ hội. 5% là một con số quá bé cho lượng người chơi phía trên và nếu dự án không mở thêm allocation thì có lẽ #bwscam sẽ tới sớm thôi. Chưa kể chúng ta chưa biết ngày dự án phát airdrop và nếu cứ kéo dài thêm khiến người chơi free không nhận được số tiền tương ứng với công sức mình bỏ ra sẽ dẫn tới một làn sóng phẫn nộ.
- Super Champs là 1 tựa game trên Base với hơn 5 triệu lượt tải, 200.000 người dùng on-chain cũng đang là 1 dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm và chú ý từ cộng đồng. Tuy nhiên trong season 1 của mình dự án chỉ có 4% dành cho airdrop, trong đó 1% là dành cho NFT Holder có nghĩa là chỉ có 3% được phân phát cho cộng đồng. Token CHAMP với tổng cung là 1 tỷ thì các bạn có hình dung được độ "lỏ" sau khi kết thúc season1 hay không?
- SpellBorne tựa game MMORPG đã raise được $1,35M triển khai chiến dịch play to airdrop với phần thưởng ở mùa 1 là 10% token. Nghe qua thì có vẻ rất oke nhưng khi đọc kĩ thì 10% sẽ được chia cho người chơi game, content creator, và storage reward và tỉ lệ như ra làm sao không được nói rõ. MMORPG là thể loại tốn rất nhiều thời gian khi chơi game, dự án cũng chỉ raise được hơn $1,35M vậy với thời gian bỏ ra để cày game thì liệu nó có xứng đáng khi phần thưởng đã bị chia 3?
Những phân tích phía trên không phải để FUD bất kì dự án nào mà chỉ để cho các bạn thấy để thực sự chọn được một tựa game chất lượng và khả năng nhận được phần thưởng xứng đáng không hề dễ.
Các dự án công bố tokenomics sớm thì còn dễ, từ đó chúng ta có thể đánh giá được còn nếu phía dự án không công bố thì việc chúng ta nhận lại thành quả không bao nhiêu nó luôn hiện hữu.
Cách Chọn Dự Án Play To Airdrop Tiềm Năng
Theo mình để chọn được dự án tiềm năng thì chúng ta sẽ bắt đấu bằng việc chọn hệ sinh thái Gaming phù hợp trước. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều Blockchain Gaming với vô vàn tựa game nhưng sau đây là những đúc kết của mình sau một thời gian quán sát:
- Immutable: Rất nhiều game xịn, điển hình là Illuvium - Một trong những tựa game Web 3 có đồ họa đẹp nhất. Metal Core, Treeverse cũng là những dự án có lối chơi hay, team xịn đáng để follow. Immutable cũng đã ra mắt gói Incentive trị giá $50M IMX, đây sẽ là nguồn động lực thúc đẩy các tựa game trên hệ sinh thái này.
- Ronin: Vua của Blockchain Gaming ở thời điểm hiện tại, các dự án để triển khai trên Ronin cần phải trình bày rõ ràng về lộ trình phát triển, lợi ích của việc hold NFT, cách thức bán NFT, tầm nhìn của cộng đồng... Game trên Ronin có thể tuy ít nhưng toàn hàng chất.
- Arbitrum: Với sự dẫn đầu của Treasure DAO và đặc biệt là The Beacon cùng $225M được dùng để phát triển Gaming. Arbitrum có thể trở thành đối trọng cứng của Ronin tại mùa này.
- Avalanche: Gaming trên Avalanche đều được đầu tư rất chỉnh chu về hình ảnh, lối chơi, đồ họa, cốt truyện. Các game đều tỏ ra đồng đều về mặt chất lượng, các Studio lớn ở Web 2 cũng sử dụng cơ sở hạ tầng của Avalanche để xây dựng sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó chúng ta còn có Starknet với các tựa game Fully on chain đang trong quá trình xây dựng, hệ sinh thái của Xterio với bom tấn như Overworld cũng đang trực chờ bủng nổ.
Tuy nhiên đối với mình khi người dùng tìm tới các Web 3 là để phục vụ mục đích kiếm tiền chứ không dừng lại ở giải trí đơn thuần. Vậy nên mình sẽ tập trùng vào các hệ sinh thái có văn hóa airdrop to, game dễ tiếp cận, dễ chơi, dễ hiểu, định hướng từ Foundation, cộng đồng mạnh.
Sau những tiêu chí trên thì kết luận của mình là như sau:
- Immutable: Qúa nhiều game (hơn 150 game), các game xịn và được Foundation hỗ trợ nhiệt tình như illuvium, Treeverse, Metal Core thì đòi hỏi cấu hình cao và khó tiếp cận phần đông người dùng. Game trên Immutable cũng tập trung nhiều vào lối chơi còn yếu tố Finance dường như không quá hấp dẫn đối với mình.
- Avalanche: Game trên Avax cũng đòi hỏi cấu hình cao khi các tựa game với tiêu chuẩn Triple A rất nhiều, và phần lớn là các Studio Web 2 xây dựng, đây có thể là định hướng của Foundation khi họ sử dụng Blockchain để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng ở game truyền thống và đề cao trỉa nghiệm người chơi chứ không chỉ là các dự án game ngắn hạn với nhiều yếu tố money game. Mọi người có thể đọc thêm "Web3 Games Trên Avalanche: Tầm Nhìn Dài Hạn Với Hướng Đi Khác Biệt"
- Ronin: Cộng đồng mạnh, game muốn được triển khai trên Ronin cần phải được sàng lọc kĩ với các tiêu chí ở trên. Văn hóa play to airdrop/whitelist (airdrop to) được duy trì ở nhiều tựa game như Pixel, Wild Forest, Kaidro, Aperion... Chưa kể các tựa game trên Ronin rất dễ tiếp cận, dễ chơi, dễ hiểu và đều được sự support nhiệt tình từ Foundation. Đây là một lợi thế của việc chọn lọc dự án, giúp cho các trò chơi trên Ronin đều phát triển một cách đồng đều.
- Arbitrum: Các dự án vẫn đang trong quá trình play to airdrop tuy nhiên hệ sinh thái Gaming trên Arbitrum được thừa hưởng động lực từ nguồn Incentive dồi dào, game cũng không đòi hỏi quá nhiều tài nguyên từ người chơi. Sự chuẩn bị về mảng Gaming cũng đã được Foudation định hướng từ sớm chứ không phải mới đây vậy nên chúng ta không nên bỏ lỡ mảnh đất màu mỡ này.
Việc chọn game theo hệ sinh thái sẽ giúp bạn lọc được phần nào những dự án chất lượng từ đó tối ưu được khoảng thời gian bỏ ra để chơi game.
Đối với quan điểm của mình ở thời điểm hiện tại (7/17/2024) Ronin và Arbitrum sẽ là 2 hệ sinh thái đáng để mọi người skin in the game. Và sau khi chọn được hệ sinh thái chúng ta sẽ chọn dự án theo các tiêu chí sau:
- Dự án được Foundation hỗ trợ: Pixel, The Beacon, Aperion, Wild Forest đều là những cái tên đã gây được tiếng vàng và được dự án "chọn mặt gửi vàng". Nếu như trên Ronin các dự án đều được "Shill" một cách đồng đều thì đối với Arbitrum khi họ chọn The Beacon để kêu gọi cộng đồng tham gia P2A thì chắc chắn 1 điều đó là Foundation cũng đã nghiên cứu rất kĩ trước khi shill. Tất nhiên sẽ có FOMO và bạn phải cạnh tranh với nhiều người hơn, tuy nhiên nếu theo sát dự án thì phần thưởng sẽ luôn luôn xứng đáng.
- Đội ngũ phát triển: Mình thưởng ưu tiên đội ngũ dự án có kinh nghiệm trải đều ở tất cả các vị trí như vận hành doanh nghiệp, đồ họa, làm game, quản lý. Nhân sự trải dài ở nhiều mảng sẽ giúp cho dự án không chỉ tốt ở sản phẩm mà còn là câu chuyện kinh doanh, Marketing...
- Cách xây dựng cộng đồng: Khi bạn vào discord của The Beacon bạn sẽ thấy họ cập nhật và tương tác rất chi tiết về sản phẩm cũng như giải đáp thắc mắc của cộng đồng. Nó cho thấy sự chỉnh chu cần thiết với việc dự án đang làm và khi chúng ta thấy được sự tâm huyết của đội ngũ dự án thì chúng ta có quyền hi vọng vào sản phẩm mà họ đang phát triển.
- Cách dự án gọi vốn: Hiện tại các dự án trên Ronin như Tribesters, Puffverse, Moku, sẽ gọi vốn thông qua phát hành NFT. Gần nhất chúng ta thấy sự lùm xùm trong cách The Beacon cho mint NFT với giá khá cao 400/NFT. Gần như khi mint NFT trên Ronin tính tới thời điểm hiện tại thì tỉ lệ thua của mọi người rất thấp hay như là không có. Chúng ta thường đánh giá dự án qua thông tin gọi vốn, backer, nhưng những thứ đó gần nhưu ai cũng thấy thì nó lại không còn là cơ hội nữa, vậy nên tham gia chơi sớm, hiểu dự án và có xuất mint sẽ là điều mình ưu tiên.
- Gameplay: Lối chơi của game cũng là một thứ mà mình cân nhắc khi tham gia, đối với các game AAA thì nó sẽ đòi hỏi chúng ta phải mất rất nhiều thời gian, chất xám để nghiên cứu lối chơi. Nên nếu có "lỏ" thì sẽ rất là uổng công sức của mọi người, các tựa game giới hạn lượt chơi, quest theo tuần sẽ là những thứ mình ưu tiên.
Cơ Hội Và Rủi Ro Khi Tham Gia Play To Airdrop
Play to airdrop hay các xu hướng khác như Point, Retroactive, Stake to airdrop đều mang tới những cơ hội thay đổi vị thế cho mọi người. Và xu hướng nào cũng sẽ có 2 giai đoạn được FOMO và thanh lọc. Rất khó để chúng ta có thể biết trược được khi nào nó bùng nổ, khi nào nó kết thúc.
Vậy nên đừng cố kiểm soát những thứ không thể kiểm soát, thay vào đó chúng ta hãy có cho mình một bộ lọc để chọn ra những dự án hợp với các tiêu chí của riêng bản thân mình, phân bổ thời gian một cách hợp lý để giảm thiểu rui ro, đó mới là cách chơi đúng trong bất kì xu hướng nào chứ không chỉ giới hạn trong Play to airdrop.
Bên cạnh tập trung nguồn lực vào cho P2A thì mọi người cũng nên dành thời gian quan sát các mảng khác trong thị trường, đang có xu hướng gì hot, cộng đồng đang nói về vấn đề gì để từ đó chúng ta vẫn có một cái nhìn tổng quan để không bỏ lỡ cơ hội. Đó cũng là 1 cách để giảm thiểu rui ro khi tham gia bất kì xu hướng nào.
Tổng Kết
Trên đây là những đúc kết trong quá trình quan sát, trải nghiệm của bản thân mình đối với xu hướng Play to Airdrop. Hi vọng qua bài viết mọi người đã có những góc nhìn đa chiều hơn, từ đó chọn cho mình những dự án chất lượng để tham gia Play to airdop.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Sự Trở Lại Của Degods Hay Lại Là Một Thất Bại Khác - December 9, 2024
- TOP 5 Tựa Game AAA Nổi Bật Nhất Hiện Nay - September 17, 2024
- Phân Tích Ronin: Có Xứng Đáng Là Blockchain Gaming Hàng Đầu - September 17, 2024