Khi phân tích Yield Aggregator thì chúng ta dễ dàng thấy rằng mảnh ghép này đang có những dấu hiệu quay trở lại với thị trường Crypto, đặc biệt trong bối cảnh số lượng Blockchain ngày càng nhiều thì các nền tảng Yield Aggregator cũng đang có những sự chuyển mình vô cùng tích cực để nắm bắt kịp thời xu hướng thị trường đang diễn ra.
Phân Tích Yield Aggregator: Các Dự Án Có Dấu Hiệu Trở Lại?
Bối cảnh thị trường & Những sự thay đổi của mảnh ghép Yield Aggregator
Trong mùa hè DeFi 2020 - 2021 thì những dự án về Yield Farming chúng ta dường như đã trở nên quá quen thuộc, hầu hết tại thời điểm đó một dự án Yield Aggregator sẽ tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau trong hệ sinh thái đó như cung cấp thanh khoản, Lending & Borrowing, Staking,... để tối ưu lợi nhuận từ đó chia sẻ với những người gửi tiền vào giao thức. Tại thời điểm đó nguồn lợi nhuận đến chủ yếu bởi các chương trình Liquidity Mining của các dự án và khi các chương trình này dần kết thúc thì nguồn lợi nhuận dần cạn kiệt từ đó các mảnh ghép Yield Aggregator dần đi vào quên lãng.
Tính đến thời điểm hiện tại thì câu chuyện đã khác với sự ra đời của nhiều giải pháp Cross-chain uy tín, an toàn & bảo mật như LayerZero hay Wormhole thì các dự án Yield Aggregator bắt đầu kết hợp với các dự án Cross-chain này để giúp người dùng có thể kiếm lợi nhuận trên nhiều Blockchain khác nhau. Ví dụ người dùng gửi tiền ở Arbitrum nhưng vẫn có thể kiếm lợi nhuận trên Base, Optimism, Linea, Scroll, BNB Chain, Avalanche,...
Bối cảnh thị trường ngày nay cũng đã khác với giai đoạn 2020 - 2021 rất nhiều khi mà:
- Real Yield: DeFi 2024 đã trưởng thành hơn rất nhiều so với 2020 - 2021, đã có nhiều dự án với các sản phẩm thật đã tạo ra được doanh thu thật. Một số ví dụ điển hình như Uniswap, GMX, AAVE,...
- Liquidity Mining: Cuộc chơi Liquidity Mining giờ đây đã được thay tên bằng Incentives tuy nhiên sự khác biệt là Incentives đến từ các Layer 1, Layer 2. Với Incentives đến từ các Layer 1, Layer 2 thì nó có phần bền vững hơn nhiều so với chương trình Liquidity Mining của các dự án nhỏ lẻ.
- Airdrop: Airdrop cũng là một trong những mảnh ghép giúp người dùng tạo ra lợi nhuận đặc biệt với các chương trình Earn Point.
- Airdrop thúc đẩy Real Yield: Về bản chất Airdrop thúc đẩy người dùng tương tác on-chain nhiều hơn từ đó tạo ra nguồn thu khổng lồ cho các dự án.
Những dấu hiệu cho thấy Yield Aggregator có thể trở lại
Đầu tiên, chúng ta thấy sự xuất hiện của các quỹ đầu tư đặc biệt là những quỹ đầu tư hàng đầu thị trường bên cạnh các mảnh ghép như Infastructure, AI, Web3 Games,... thì thời gian gần đây đã có 2 dự án Yield Aggregator liên tục kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư lớn bao gồm:
- 03/08/2024: Quantlytica kêu gọi thành công $1.08M với sự tham gia của Polygon, DWF Ventures, Eureka Partners,...
- 17/08/2024: Nucles kêu gọi thành công $7M với sự dẫn đầu của Gemi Cryptos bên cạnh đó là sự tham gia của Portal Ventures, Robot Ventures, NGC Ventures, Manifold,...
- 20/08/2024: Corn kêu gọi thành công $6.7M với sự dẫn đầu của Polychain Capital bên cạnh đó là sự tham gia của Binance Labs, Framework Ventures, ABCDE Labs,...
- Ngoài ra một dự án cũng đang được cộng đồng chú ý như vào đầu năm 2024 thì Superform Labs kêu gọi thành công $6.5M được dẫn đầu bởi Polychain đi kèm với đó là sự tham gia của Maven 11, CMT Digital, Circle Ventures và rất nhiều các Angel Investor nổi tiếng.
Có thể nói rằng dòng tiền của các quỹ đầu tư thường thể hiện niềm tin của vào một ngành và tại một thời điểm nào đó, với việc Polychain đầu tư khá nhiều vào các dự án Yield Aggregator bên cạnh đó là Binance Labs thật sự là một dấu hiệu tích cực.
Song song với đó, như mình chia sẻ ở trên thì ở thời điểm hiện tại có rất nhiều nguồn lợi nhuận khác nhau trong thị trường thật sự hấp dẫn và với sự phát triển mạnh mẽ của các giải pháp Cross-chain làm cho việc khai thác lượi nhuận ở trên các Blockchain khác nhau là quá dễ dàng. Nên việc các dự án Yield Aggregator được quan tâm trở lại là dễ hiểu.
Tuy nhiên, bối cảnh chung của thị trường lại không thật sự ủng hộ DeFi nói chung bởi nó không còn hấp dẫn người dùng quá nhiều như thời điểm mới ra mắt, tất nhiên DeFi này bao gồm cả mảnh ghép Yield Aggregator mà chúng ta đang nói tới.
Những dự án tiềm năng trong mảng Yield Aggregator
Đầu tiên chính là Superform. Superform là một nền tảng Universal Yield Marketplace, cho phép người dùng truy cập và tối ưu hóa lợi nhuận từ nhiều Protocol và DApp trên bất kỳ Blockchain nào. Superform được xây dựng với mục tiêu đơn giản hóa quy trình kiếm lợi nhuận từ các tài sản kỹ thuật số, cung cấp cho người dùng một trải nghiệm liền mạch và thuận tiện hơn thông qua việc tích hợp các công cụ và giải pháp cross-chain tiên tiến.
Nền tảng này bao gồm nhiều thành phần chính như Superform Protocol – bộ hợp đồng thông minh quản lý lợi nhuận và định tuyến cho người dùng; Superform Keepers – cơ sở hạ tầng hỗ trợ giao dịch cross-chain; và Superform App – giao diện người dùng thân thiện, cho phép tương tác trực tiếp với giao thức. Ngoài ra, Superform còn cung cấp API để các nhà phát triển có thể tích hợp dễ dàng vào hệ sinh thái của họ.
Superform không chỉ nổi bật với khả năng tương tác trên nhiều Blockchain như Ethereum, Arbitrum, Polygon và nhiều nền tảng khác, mà còn nhờ vào việc tích hợp các giải pháp cross-chain mạnh mẽ như Li.Fi, LayerZero và Wormhole. Những giải pháp này giúp Superform giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quá trình giao dịch, mang lại trải nghiệm mượt mà và an toàn hơn cho người dùng khi thực hiện các giao dịch phức tạp trên nhiều chuỗi.
Tiếp theo chính là Nucleus. Nucleus là một nền tảng Yield Aggregator tiên tiến trong hệ sinh thái crypto, với mục tiêu giúp người dùng dễ dàng kiếm lợi nhuận từ tài sản kỹ thuật số mà không cần phải lo lắng về các chiến lược DeFi phức tạp. Bằng cách tích hợp yield trực tiếp vào lớp mạng, Nucleus cho phép người dùng chuyển tài sản vào mạng lưới và tự động kiếm lợi nhuận từ nhiều loại tài sản khác nhau. Nền tảng này hứa hẹn mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho người dùng, đồng thời giúp tối ưu hóa lợi nhuận thông qua các chiến lược an toàn.
Nucleus cung cấp một bộ sản phẩm toàn diện, trong đó nổi bật là Vault Framework – hệ thống hợp đồng thông minh quản lý tài sản ký quỹ và thực hiện các chiến lược tạo Yield. Thông qua cơ sở hạ tầng Cross-chain, Nucleus cho phép chuyển tài sản và tạo Yield trên nhiều mạng lưới khác nhau, bao gồm cả các Layer 1 và Layer 2. Hệ thống của Nucleus còn sử dụng các giải pháp cầu nối an toàn để đảm bảo rằng người dùng có thể chuyển tài sản giữa các mạng lưới một cách liền mạch và không gặp trở ngại.
Điểm đặc biệt của Nucleus nằm ở khả năng tự động hóa và tối ưu hóa quy trình rút lợi nhuận thông qua hệ thống Solver-based Withdrawals. Khi người dùng muốn rút tài sản, hệ thống này sẽ tính toán và thực hiện chuyển đổi tài sản một cách hiệu quả nhất, đảm bảo người dùng nhận được đúng loại tài sản mong muốn. Với những tính năng vượt trội và cơ chế hoạt động linh hoạt, Nucleus đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng crypto và các nhà đầu tư trong thị trường.
Corn là một nền tảng Yield Aggregator cho phép người dùng có thể kiếm lợi nhuận dựa trên những tài sản nhàn rỗi của mình mà không cần quan tâm đến các chiến lược DeFi phức tạp. Các hoạt động mà Corn tham gia sẽ diễn ra trên nhiều nền tảng Blockchain khác nhau và đặc biệt trong đó chính là Bitcoin. Một điểm đặc biệt nữa là Corn cũng giúp người dùng kiếm được lợi nhuận thông qua các chương trình Airdrop của các dự án.
Tổng Kết
Trong bối cảnh nguồn lợi nhuận mới liên tục được sinh ra với sự ngày càng vững chắc của các giải pháp Cross-chain dần dần đã mang lại cơ hội cho các dự án Yield Aggregator để có thể trở lại mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hemi Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hemi Network - October 10, 2024
- Arcium Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Arcium - October 10, 2024
- Vana Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Vana - October 9, 2024