
Khi nói đến BTC APR thì sẽ nhiều người sẽ đặt ra một số câu hỏi như thu nhập được thanh toán bằng BTC hay Altcoin hay chúng ta sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào, khả năng mất vốn là bao nhiêu,... Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng Hak Research tìm hiểu về các nguồn kiếm lợi nhuận từ BTC cũng như nơi mới để kiếm tiền từ BTC là Yield Basis trong bài viết này nhé.
Tổng Quan Về BTC Yield
Ở thời điểm hiện tại, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều dự án kiếm cung cấp cách thức kiếm lợi nhuận từ BTC thông qua các mô hình trong hệ sinh thái DeFi, CeFi và các chiến lược Yield phức tạp. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Tổng quan về BTC Yield
Quant Trading - Một trò chơi tổng bằng không
Quant Trading (giao dịch định lượng) là chiến lược sử dụng mô hình toán học, thuật toán và dữ liệu thị trường để khai thác cơ hội sinh lợi trừ chênh lệch giá, Funding Rate, sự kiện thị trường hoặc các tín hiệu kĩ thuật. Đây là một dạng Zero-sun game trong đó người thắng là người có chiến thuật vượt trội so với phần còn lại.
Sau đây là một số cách để kiếm lợi nhuận:
1. Funding Rate Arbitrage:
Đây là chiến lược tận dụng sự bất cân bằng giữa funding rate của các vị thế Long và Short trên thị trường Perpetual Futures (ví dụ: Binance Futures, Bybit, OKX). Khi funding rate âm/dương quá cao → vào vị thế đối ứng để nhận funding.
Ví dụ: Funding rate trên BTC perpetual là +0.02%/8h (~66% APR). Chúng ta có thể tận dụng chiến lược Short perpetual + Long spot BTC để kiếm chênh lệch từ funding mà không lo rủi ro giá.
Với Funding Rate Arbitrage thì chiến lược này có thể đem lại nguồn APY từ 10% - 50% đối với BTC trong cách thời điểm Funding biến động mạnh. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại rất nhiều rủi ro như: Funding Rate bất ngờ đảo chiều, trượt giá giữa Spot và Futures hay chi phí vốn cao cần cả BTC và Stablecoin trên sàn.
2. Spot-Futures Basis Arbitrage
Đây là chiến lược tận dụng chênh lệch giá giữa thị trường Spot và thị trường hợp đồng tương lai (Futures). Trong thị trường Bull thì giá của Futures thường cao hơn Spot và ngược lại trong Bear thì thường thấp hơn.
Sau đây là một ví dụ về chiến lược này:
Giá BTC Spot hiện tại đang được giao dịch quanh mức 60.000 USD trong đó giá hợp đồng Futures (3 tháng) đang được giao dịch quanh mức 61.200 USD. Vì vậy chiến lược ở đây là mua BTC Spot và Short BTC Future hợp đồng 3 tháng nhằm khóa lợi nhuận chênh lệch. Trong trường hợp này khoản chênh lệch là 1.200 USD tương đương 2% so với Spot.
Cả 2 vị thế tạo thành một chiến lược market-neutral tức là người dùng không quan tâm giá BTC sẽ tăng hay giảm vì họ đã khóa mức giá chênh lệch. Khi đến ngày đáo hạn cả Spot và Futures đều hội tụ về cùng 1 mức. Điều này giúp người dùng vẫn giữ được mức lợi nhuận 2% trong 3 tháng tức là 1.200 USD/BTC.
3. Cross-Exchange Arbitrage
Chiến lược này tận dụng chênh lệch giá BTC giữa các sàn Cex (Binance, Coinbase, OKX,...). Người dùng sẽ giao dịch chéo bằng việc mua ở nơi rẻ và bán nơi đắt hơn.
Ví dụ: Giá BTC trên Binance đang là 60.100 USD và giá BTC trên Coinbase là 60.400 USD thì chúng ta có thể mua trên Binance và sau đó chuyển về Coinbase để ăn chênh lệch giá. Để tránh rủi ro trong trường hợp chuyển BTC từ Binance về Coinbase quá lâu mất từ 15 - 30 phút và khi chuyển đến thì khoản chênh lệch giá đã không còn thì chúng ta thể mở 1 lệnh Short BTC trước trên Coinbase Futures và khi đó chúng ta vẫn giữ nguyên được mức lợi nhuận chênh lệch.
Mức Yield của chiến lược này rất thấp nhưng chúng ta có thể lặp lại nhiều lần và trong chiến lược kiếm lợi nhuận này thì mọi người cũng cần chú ý đến mức phí nạp rút vì nó cũng là khoản chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận nhận được.
Ngoài 3 chiến lược trên thì còn một số chiến lược khác như Event Driven Trading - chiến lược giao dịch dựa trên sự kiện có thể đoán trước hoặc có tính bất ngờ như: Sự kiện CPI, FED hạ lãi suất,... hãy Lending Arbitrage - Vay BTC từ nơi có lãi suất thấp và gửi vào nơi có lãi suất cao hơn.
Chiến lược kiếm lợi nhuận từ DeFi
Trong DeFi, có 3 cách chính để kiếm lợi nhuận bao gồm:
- Lending: Người dùng có thể gửi BTC vào các nền tảng Lending như Aave, Compound,... Tuy nhiên mức lợi nhuận cho vay BTC thường rất thấp chỉ từ 0.02 - 0.5%/năm.
- Dex LP: Người dùng cung cấp thanh khoản các cặp như: wBTC - USDC, wBTC - ETH vào các Pool trên Uniswap, Curve, … để nhận về phí giao dịch và Reward khác nếu dự án có Incentive. Mức APR của chiến lược này giao động mạnh từ 6.8 - 40% tùy theo Volume giao dịch. Tuy nhiên chiến lược này cũng gặp nhiều rủi ro liên quan đến Impermanent Loss.
- Collateral: Người dùng cung cấp BTC vào các Layer 2 như Merlin, Core hoặc các nền tảng như Lombard Finance, Babylon, Pendle,... Tuy nhiên nguồn lợi nhuận thu được sẽ không phải là BTC mà là Altcoin, point của dự án,...
Chiến lược Yield Strategies

Chiến lược Yield Strategies
Đây là chiến lược xây dựng BTC Yield hiệu quả thông qua việc tổ chức tài sản BTC thành các sản phẩm có khả năng sinh lời từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm LST, Arbitrage và Token hóa Yield. Chẳng hạn đối với các tài sản LST trên Bitcoin như SolvBTC, PumpBTC,... thì người dùng có thể tận dụng Pendle để kiếm lợi nhuận từ việc mua YT để tăng mức đòn bẩy về khoản lợi nhuận nhận được so với tài sản gốc hay PT để fixed yield nguồn lợi nhuận với các tài sản LST hiện đang có mức APY hấp dẫn.
Người dùng cũng có thể lựa chọn Veda - một nền tảng Yield Aggregator tự động chọn và kết hợp nhiều chiến lược yield khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận ròng cho người cung cấp thanh khoản (LP), bao gồm: Lending, Yield farming, Arbitrage, Token hóa yield từ Pendle hay Babylon staking. Điều này giúp người dùng tối ưu được mức APT nhận được với tài sản BTC của mình.
Ngoài 3 chiến lược trên thì còn một số giải pháp khác trong chiến lược kiếm lợi nhuận từ BTC từ Custody - giải pháp lưu kí BTC từ các đơn vị như BitGo, Binance, Coinbase,... giúp người dùng nhận được khoản lợi nhuận từ các tổ chức này.
Phân Tích Yeild Basis: Một Giải Pháp Mới Cho Lợi Nhuận BTC
Yeild Basis là gì?
Yeild Basis là một giao thức Automated Market Maker (AMM) được thiết kế riêng cho việc tạo lợi nhuận (Yield) thật sự bằng BTC mà không phụ thuộc vào nguồn Altcoin Incentives như các mô hình phổ biến hiện nay. Yield Basis tập trung vào giải quyết 2 vấn đề lớn trong thị trường BTC Yield hiện tại:
- Impermanent Loss (IL) trong Dex LP truyền thống.
- Thiếu yield thật bằng BTC khi đa phần hiện tại đều được trả bằng token của dự án.
Quy trình hoạt động của Yield Basis

Mô hình hoạt động của Yield Basis
Quy trình hoạt động của Yield Basis diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Người dùng sẽ cung cấp BTC (hoặc wrapped BTC như wBTC, cbBTC…) vào Yield Basis. Giao thức sẽ sử dụng BTC này làm tài sản gốc để tạo LP pair.
- Bước 2: Tạo cặp LP đòn bẩy (Leveraged LP 2x): Giao thức vay thêm crvUSD có giá trị tương đương với lượng BTC đã nạp. Sau đó ghép cặp LP (BTC: crvUSD) theo tỉ lệ 1:1. Tổng giá trị LP tạo ra gấp đôi vốn ban đầu → tăng lợi nhuận thu được từ phí giao dịch.
- Bước 3: AMM thực hiện giao dịch + Tái cân bằng: Yeild Basis tạo ra một pool thanh khoản ổn định giữa wrapped BTC và crvUSD, cho phép người dùng và các quỹ giao dịch BTC ↔ crvUSD trong pool này. Phí lợi nhuận thu được sẽ chia lại cho các LP hoặc dùng để tái cân bằng, tránh rủi ro Impermanent Loss.
- Bước 4: Tái đòn bẩy: Khi người dùng giao dịch hoặc khi có chênh lệch giá thì giao thức có thể liên tục tái vay thêm crvUSD để tăng hiệu suất LP. Mỗi lần tái đòn bẩy đều đi kèm với chi phí (gọi là Releverage Loss) nhưng cũng tăng cơ hội thu thêm phí.
- Bước 5: Phân phối Yield cho LP: Người cung cấp thanh khoản có 2 tùy chọn: Nhận phí giao dịch trực tiếp được trả bằng BTC/crvUSD hoặc Staking LP token để nhận thêm lợi nhuận từ token YB.
Nhìn vào mô hình hoạt động trên thì chúng ta thấy rõ rủi ro từ phương pháp này đến từ Impermanent Loss. Yield Basis không cố loại bỏ IL mà thay vào đó là thiết kế mô hình để hấp thụ, cân bằng và bù đắp IL một cách tối ưu.
- Đầu tiên là Leveraged LP 2x với Stablecoin, điều này làm cho hệ thống có thể kiếm soát được LP theo mô hướng cố định BTC biến động so với Stablecoin, giúp dễ dự đoán hơn so với 2 cặp tài sản biến động chẳng hạn như BTC/ETH.
- Cơ chế AMM chồng lớp - Cơ chế tái cân bằng chủ động: Yield Basis thiết kế AMM theo dạng AMM chạy bên trong một AMM khác với mục tiêu tạo ra mô hình tái cân bằng linh hoạt. Khi có biến động giá BTC, AMM bên trong sẽ tái cân bằng nhanh bằng cách sử dụng phí giao dịch và yield tích lũy để tự điều chỉnh. Đây là yếu tố chính giúp IL không bị phình to theo thời gian như Uniswap v2.
- Subsidy từ Pool Yield và Borrow Rate: Yield Basis dùng 50% phí giao dịch để bù đắp cho tổn thất từ Impermanent Loss (gọi là rebalancing subsidy). Đồng thời chi phí vay được thiết kế thấp → tối đa hóa lợi nhuận ròng. Khi Pool Yield cao → càng nhiều subsiby → càng bù IL hiệu quả.
Tương Lai Của Yield Basis Và Real Yield Trên Bitcoin
Việc tạo ra lợi nhuận thật đối với BTC là một hướng đi tiềm năng trong thời gian tới khi mà nhu cầu sử dụng của người dùng ngày càng cao. Yield Basis đang là một trong những dự án tiên phong trong việc hướng đến tạo ra một nguồn lợi nhuận thật đáng kể đối với BTC nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được những rủi ro đi kèm.
Trong tương lai việc tạo ra lợi nhuận đối với BTC sẽ ngày càng phức tạp, tập trung vào quản lí rủi ro, các sản phẩm được định giá bằng BTC và các sản phẩm được tổ chức hóa. Những người chiến thắng sẽ là những người có thể cung cấp thanh khoản sâu và lợi nhuận công bằng mà không phải chịu rủi ro quá mức đồng thời đổi mới trong khuôn khổ quản lí. Sau đây là những thách cũng như cơ hội:
- Rủi ro bị tấn công: Khi BTC được sử dụng nhiều hơn thì chúng cũng dễ phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng tinh vi từ nhiều cấp độ rủi ro như lừa đảo lưu kí, rủi ro cơ chế (thanh lí, mất vốn),...
- Sự khan hiếm của dự án chất lượng: Rõ ràng lợi nhuận thực tế tính bằng BTC cực kì hấp dẫn. Trong khi Dex LP như Yield Basis vẫn đang còn ở trong giai đoạn trứng nước thì các giao dịch định lượng (Quant Trading) vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên các nhóm hàng đầu thường không phát triển các chiến lược này thành các sản phẩm và thu hút dòng vốn bên ngoài mà họ giữ các chiến lược này nội bộ. Điều này khiến trên thị trường vẫn còn rất thiếu những dự án chất lượng có thể tạo ra lợi nhuận thực sự.
- TradFi, CeFi và DeFi hội tụ với các cơ hội IPO: Khi tính thanh khoản của BTC tiếp tục tăng lên, chúng ta đang chứng kiến sự hội tụ của TradFi, khả năng tiếp cận CeFi và sự đổi mới DeFi. Vào tháng 1 năm 2025, Coinbase đã ra mắt Morpho Labs - một khoản vay được hỗ trợ bằng BTC. Đây là dấu hiệu cho thấy CeFi đang triển khai cơ chế DeFi cho nhiều đối tượng hơn. Trong quá trình này, các công ty quản lí tài sản cấp tổ chức sẽ có cơ hội nổi lên và có khả năng niêm yết trên các sàn chứng khoán. Điều này giúp xây dựng thương hiệu mạnh, cung cấp doanh thu định kỳ mà các nhà quản lý tài sản TradFi cần và phục vụ mọi thứ từ khách hàng có giá trị tài sản ròng cao đến lương hưu và quỹ tài trợ.
Tổng kết
Real Yield đối với BTC là một khoản lợi nhuận cực kì hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, nó vẫn còn khá mới và cũng đang gặp nhiều thử thách. Trên đây là tất cả thông tin minh muốn chia sẻ trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.