
Zora từng được biết đến như một hạ tầng mở dành cho NFT và Media Onchain. Tuy nhiên, với sản phẩm gần đây của họ là Cointent Launchpad đang chuyển hướng Zora sang một mô hình thiên về đầu cơ tương tự như các nền tảng phát hành Memecoin như Pump.fun. Mô hình này được xem là không hiệu quả với nhiều điểm yếu và liệu có hướng đi phù hợp hơn dành cho Zora, hãy cùng Hak Research phân tích Zora trong bài viết này nhé
Zora: Từ Media Infrastructure Đến Memecoin Factory
Zora ban đầu được biết đến như một giao thức hạ tầng mở dành cho việc tạo, lưu trữ và phân phối nội dung Onchain. Thay vì là một nền tảng tập trung như OpenSea hay Foundation, Zora vận hành như một lớp cơ sở hạ tầng phi tập trung. Giao thức này cho phép bất kì ai cũng có thể mint NFT hoặc xây dựng các Content được mã hóa dưới dạng NFT mà không cần sự phê duyệt hay phụ thuộc vào một bên thú ba. Đây là điểm phân biệt rõ ràng giữa Zora và các nền tảng Web2 hoặc Web3 bán đóng.
Tuy nhiên với việc ra mắt sản sản phẩm Cointent Launchpad trên mạng Base đang khiến Zora chuyển mình thành một Memecoin Factory nơi bất kì ai cũng có thể biến bài đăng của mình thành token ERC 20. Cụ thể, mỗi bài Post được token hóa sẽ có tổng cung mặc định là 1 tỷ Token trong đó:
- 10 triệu token (1%) được phân bổ cho người tạo nội dung
- Zora thu phí 1% trên tổng khối lượng giao dịch của mỗi token như một dạng doanh thu nền tảng
Quá trình phát hành token này hoàn toàn Permissionless, không qua kiểm duyệt hay đánh giá nội dung khiến mọi bài đăng đều có thể trở thành Cointencoin. Ý tưởng này khiến nhiều người liên tưởng về sự kết hợp giữa 2 dự án nổi bật: Pump.fun và Farcaster. Theo đó, pump.fun là một nền tảng trên Solana cho phép người dùng tạo Memecoin một cách dễ dàng và chủ yếu phục vụ đầu cơ. Trong khi đó, Farcaster là một giao thức mạng xã hội phi tập trung nơi người dùng tương tác thông qua các bài đăng được lưu Onchain. Zora đã kết hợp mô hình token hóa từ pump.fun với dữ liệu dạng nội dung từ Farcaster, dẫn đến một hệ sinh thái nơi mỗi nội dung đều có thể trở thành một tài sản tài chính. Một ý tưởng khá đơn giản nhưng lại thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng và số lượng token mới được tạo hàng ngày tăng đột biến.

Ngay cả Base cũng tham gia hưởng ứng sự kiện này bằng việc bằng việc phát hành bài đăng "Base is for everyone" trên Zora. Token này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý khi đạt vốn hóa thị trường lên tới hơn 20 triệu USD tuy nhiên giá trị token sau đó đã sụt giảm tới 95% chỉ trong vài giờ, điều này khẳng định cho điểm yếu cốt lõi và nhấn mạnh bản chất đầu cơ của mô hình này.
Điểm Yếu Cốt Lõi Của Zora: Token Hóa Nội Dung không Phù Hợp
Mô hình Contentcoin về bản chất là một nỗ lực nhằm gắn yếu tố tài chính vào nội dung Onchain. Tuy nhiên, chính hướng tiếp cận token hóa mọi thứ lại bộc lộ nhiều điểm yếu nghiêm trọng về mặt thiết kế cơ chế lẫn giá trị thực tiễn. Dưới đây là các điểm yếu cốt lõi được phân tích theo từng khía cạnh
Không phải nội dung nào cũng cần token hóa
Trong Web2, các nền tảng như YouTube hoặc Twitter không cần token để phân phối giá trị. YouTube chẳng hạn, có mô hình chia sẻ doanh thu quảng cáo cho Creator dựa trên lượng xem, đây là một cơ chế thị trường tương đối hiệu quả. Khi áp dụng cơ chế token hóa cho mọi nội dung, Zora đang giả định rằng tất cả bài viết đều có giá trị kinh tế nhưng trong thực tế, phần lớn nội dung trên mạng xã hội chỉ mang tính tương tác ngắn hạn, không có tính thanh khoản bền vững hoặc không tạo được Narrative lâu dài.
Việc gán token cho mọi bài post là một cách tài chính hóa quá mức các hoạt động vốn dĩ không cần yếu tố tài chính. Hệ quả là tạo ra một thị trường với hàng ngàn token không có giá trị nội tại, không tạo dòng tiền và không có bất kỳ cơ chế nào để duy trì giá trị về lâu dài. Trong bối cảnh đó, nội dung mất đi tính gắn kết cộng đồng và chỉ còn là công cụ để đầu cơ.
Cơ chế khuyến khích sai lệch giữa Creator và người mua token
Trong mô hình của Zora, Creator chỉ nhận được 1% tổng cung token và không có phần thưởng liên tục nào dựa trên giá trị thực của nội dung, điều này làm suy yếu động lực tạo ra những nội dung chất lượng. Thay vào đó, Incentive chính lại nghiêng về phía người mua token từ sớm (snipers) và họ sẽ nhanh tay mua ngay sau khi token được tạo với mục tiêu bán lại trong ngắn hạn khi giá Pump. Đây là mô hình tương tự pump.fun nơi Reward không gắn liền với giá trị sản phẩm mà chủ yếu dựa vào thời điểm tham gia.
Những Snipers chỉ có một mục tiêu duy nhất là mua sớm và bán lại khi giá tăng trong khi những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội hay Creator không cần quan tâm đến việc tạo ra các bài Post tốt, họ chỉ cần Spam nhiều Post để hi vọng có một token ăn may Pump mạnh hay. Hệ quả là điều này tạo ra một hệ sinh thái khuyến khích Spam nội dung khiến làm loãng chất lượng mạng lưới và tạo ra một hệ sinh thái toàn rác với những bài đăng không có giá trị
Thanh khoản bị phân mảnh, không có cơ chế ưu tiên nội dung chất lượng
Mỗi nội dung được token hóa sẽ tạo ra một Pool thanh khoản riêng biệt. Khi có hàng ngàn nội dung được Mint thành token, thanh khoản bị chia nhỏ dẫn tới thanh khoản cực kỳ mỏng cho từng token đơn lẻ. Ngoài ra, Zora hiện không áp dụng bất kì hệ thống phân loại, xếp hạng hoặc lọc nội dung nào trước khi cho phép token hóa. Điều này khiến mọi nội dung, bài viết có 1 Like hay bài viết có 1000 Like đều có thể tạo token với thông số tương tự nhau, không có sự chênh lệch về Bonding Curve, phí hay quyền truy cập.
Trong các mô hình thị trường dự đoán như Prediction Market (chẳng hạn như Polymarket), chỉ những sự kiện có tín hiệu cao mới được cho để giao dịch và người dùng Stake vốn để phản ánh niềm tin vào kết quả. Ngược lại, việc tạo token hàng loạt cho mọi nội dung khiến người dùng không thể phân biệt được nội dung nào thực sự có giá trị, làm mất tính định hướng và niềm tin vào giá token. Khi không có tín hiệu rõ ràng, họ sẽ hành xử theo Fomo hoặc cảm tính, làm tăng độ biến động và rủi ro cho toàn bộ hệ thống.
Không tạo dòng tiền thực, token không có Utility
Các token được tạo từ nội dung được mã hóa trên Zora không đại diện cho bất kỳ Utility hoặc mang lại dòng tiền thực nào:
- Không có quyền biểu quyết (governance)
- Không có quyền truy cập sản phẩm/dịch vụ
- Không mang lại phần thưởng staking hay chia sẻ doanh thu
- Không thể sử dụng ngoài phạm vi pool thanh khoản ban đầu
Nói cách khác, đây là những token gần như vô dụng ngoài chức năng đầu cơ. Khi lực mua từ cộng đồng giảm, token nhanh chóng mất giá trị và trở nên không thanh khoản. Đó là lý do tại sao nhiều token đạt vốn hóa hàng triệu USD trong vài giờ nhưng sụt giảm 90–95% ngay sau đó.
Mô Hình Cải Tiến Cho Zora: Có Thể Học Được Điều Gì Từ Pump.fun Và Polymarket

Mô hình cải tiến của Zora
Pump.fun cho phép bất kì ai cũng có thể tạo token tuy nhiên ban đầu token chỉ có thể giao dịch trên Bonding Curve riêng của Pump.fun và đến khi token đạt mức vốn hóa tối thiểu thì mới có thể giao dịch trên các Dex trên Solana. Điều này có thể loại bỏ được một phần token rác và chỉ những token nào nhận được nhiều sự chú ý nhất mới trở nên phổ biến.
Đối với các dự án Prediction Market chẳng hạn như Polymarket nơi mọi thông tin không được hiển thị mà thay vào đó chỉ những sự kiện có ý nghĩa rõ ràng và giá trị thực tiễn mới có thể được giao dịch. Chẳng hạn như "Bitcoin sẽ đạt 100k trước Q4/2025". Các thị trường này được xác minh và giải quyết thông qua UMA Optimistic Oracle, mang đến độ tin cậy cao đồng thời phản ánh đúng kì vọng của cộng đồng.
Zora hiện tại đang vận hành theo mô hình token hóa đại trà khi mỗi bài Post đều trở thành token ERC 20 với nguồn cung mặc đinh. Thay vì thế thì Zora có thể cân nhắc các thay đổi sau:
- Chỉ token hóa nội dung đã được chọn lọc hoặc đạt 1 ngưỡng nhất định (ví dụ: Impressions, Engagement)
- Sử dụng Bonding Curve có độ dốc lớn hơn gắn với các chỉ số định lượng như lượt xem, lượt thích, tỷ lệ tương tác để phản ánh mức độ tín nhiệm và độ hiếm của nội dung
- Tập trung thanh khoản cho các nội dung nổi bật, tránh tình trạng Sniper Bot chiếm lợi thế trong thị trường mỏng
- Áp dụng cơ chế Stake to Vote cho nội dung: Người dùng có thể Staking để ủng hộ bài Post mà họ cho là có giá trị. Nếu bài viết vượt qua một ngưỡng xác định, nó sẽ được phép token hóa đồng thời Creator và người Stake đều được hưởng lợi. Điều này không chỉ làm rõ tín hiệu mà còn tăng tính cộng đồng trong quy định
Những cải tiến này sẽ giúp tập trung vào những Content nhận được nhiều sự chú ý và tạo ra giá trị thay vì tạo ra những Content ồ ạt và đại trà làm pha loãng thanh khoản của thị trường. Ngoài ra, điều này cũng làm tăng động lực cho các Creator tạo ra những Content chất lượng để thu hút sự chú ý của cộng đồng.
Tổng Kết
Mô hình Contentcoin được cho là không thành cho khi Zora đang vận hành ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, Zora có thể tận dụng những điểm nổi bật của Polymarket hay Pump.fun để sửa đổi và tối ưu mô hình hoạt động. Từ đó giúp Zora có thể đảm bảo sự thu hút của người dùng từ những Content trên nền tảng cũng như khuyến khích các Creator tạo ra những Content chất lượng hơn.