Chúng ta vẫn thường tham gia các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận trong DeFi như IDO, mint NFT, airdrop, quản trị,.. và các dự án thường yêu cầu người dùng đạt được một số điều kiện nhất định bằng cách snapshot. Vậy snapshot là gì? Các ứng dụng của snapshot trong blockchain có phổ biến hay không?
SnapShot Là Gì?
Trong lĩnh vực công nghệ, "snapshot" thường được sử dụng để ám chỉ việc tạo ra một bản sao lưu hay bản chụp lại trạng thái của hệ thống, dữ liệu hoặc phần mềm tại một thời điểm nhất định. Snapshot cơ sở dữ liệu bao gồm tất cả các dữ liệu, bảng, chỉ số và quyền truy cập hiện có. Các snapshot cơ sở dữ liệu giúp bảo vệ dữ liệu và cho phép khôi phục lại cơ sở dữ liệu về một trạng thái trước đó nếu có sự cố, lỗi hoặc cần phục hồi dữ liệu.
Trong blockchain, snapshot là một thuật ngữ để chỉ hành động ghi lại toàn bộ trạng thái của blockchain tại một block cụ thế. Các thông tin sẽ lưu lại là toàn bộ dự liệu của blockchain đó từ trước block được xác định như địa chỉ ví, số lượng giao dịch, số dư,..
Tầm Quan Trọng Của SnapShot Trong Blockchain
Snapshot rất quan trọng và là một thành phần không thể thiếu trong blockchain:
- Lưu trữ lịch sử: Snapshot giúp lưu trữ một phiên bản hệ thống blockchain tại một thời điểm nhất định. Điều này cho phép người dùng xem lại lịch sử giao dịch và trạng thái của tài khoản đến thời điểm đó. Nó tạo ra sự minh bạch và khả năng kiểm tra lại các hoạt động trên mạng.
- Tăng tốc độ đồng bộ hóa: Khi một node mới tham gia vào mạng blockchain, nó cần phải đồng bộ dữ liệu từ đầu. Nếu không có snapshot, quá trình này sẽ mất rất nhiều thời gian và tài nguyên. Nhưng với snapshot, node mới chỉ cần tải và xác minh dữ liệu từ thời điểm của snapshot đến hiện tại. Điều này giúp tăng tốc quá trình đồng bộ hóa và giảm độ trễ trong việc tham gia mạng.
- Tạo điểm khôi phục: Khi xảy ra sự cố hoặc tấn công, một snapshot có thể được sử dụng để khôi phục lại trạng thái trước đó của hệ thống. Nếu dữ liệu bị mất hoặc hỏng, snapshot là một nguồn dự phòng giúp tái tạo lại trạng thái hệ thống.
Các Ứng Dụng Của SnapShot Là Gì?
Xác định đối tượng tham gia IDO
IDO là một hoạt động mà dự án mở bán sớm token sớm tới cộng đồng thông qua một nền tảng DEX, thông thường sẽ có 2 cách snapshot để xấc định những người đủ điều kiện tham gia một IDO như sau:
- Xác định bằng whitelist: Đây là cách xác định người đủ điều kiện tham gia IDO bằng cách snapshot số lượng token của DEX mà người dùng nắm giữ tại một block nhất định từ đó chọn ra những người đủ điều kiện cho WL.
- Xác định bằng số tiền cam kết: Khác với hình thức WL, cách xác định bằng số tiền cam kết thường được sử dụng ở các vòng mở bán mà ai cũng có thể tham gia mua. Dự án sẽ snapshot số tiền mà người dùng cam kết ở thời điểm kết thúc IDO từ đó phân phối token theo tỉ lệ cam kết của mỗi địa chỉ.
Xác định đối tượng đủ điều kiện airdrop
Tương tự như IDO thì airdrop cũng là một hình thức phân phối token đến những người có đóng góp cho dự án trong quá khứ. Những người này có thể là một thành viên đóng góp, sử dụng sản phẩm của dự án trong thời gian đầu hoặc cũng có thể là một người đã nắm giữ một token cũ nào đó có liên quan đến dự án.
Vì vậy các dự án thường xác định đối tượng đủ điều kiện cho airdrop như sau:
- Airdrop cho token holder: Tương tự như hình thức IDO bằng whitelist, thì dự án cũng sẽ snapshot số lượng token mà người dùng đã nắm giữ tại một block nhất định để tiến hành airdrop.
- Retroactive: Ở hình thức này, dự án sẽ xác định người dùng sử dụng sớm sản phẩm của mình bằng cách snapshot những địa chỉ đã từng tương tác với smartcontract của mình từ sớm.
Quản trị dự án
Các dự án thường phi tập trung bằng cách cho người dùng biểu quyết các quyết định quan trọng thông qua một nền tảng thứ 3 ví dụ như Snapshot.org, nền tảng này sẽ snapshot số dư token của người dùng tại một block nhất định trước khi đề xuất được đưa ra.
Hard Fork
Hard Fork là một cụm từ rất phổ biến trong blockchain khi nó sẽ tạo ra một blockchain mới với dữ liệu được lấy từ chain cũ với 2 trường hợp sử dụng chính như sau:
- Hard Fork để nâng cấp mạng lưới: Lấy ví dụ điển hình nhất đó chính là bản nâng cấp The Merge của Ethereum khi đánh dấu bước chuyển mình của blockchain này từ PoW sang PoS, tại block mà The Merge diễn ra thì cũng đã có rất nhiều bên đã Har Fork Ethereum PoW ra thành một chain mới.
- Hard Fork sau khi bị hack: Ví dụ điển hình nhất của Hard Fork đó chính là The DAO Hard Fork đã chia tách Ethereum thành 2 blockchain là Ethereum và Ethereum Classic để bảo vệ tài sản của người dùng không bị ảnh hưởng bởi vụ hack.
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin cần thiết để hiểu về snapshot là gì cũng như tầm quan trong và những ứng dụng của snapshot trong blockchain. Hak Research hy vọng mọi người sẽ tìm được nội dung hữu ích phục vụ cho quá trình research của mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024