
Solana Là Gì?
Lịch sử hình thành
Solana với tên pháp lý Solana Labs, Inc được thành lập vào năm 2017 bởi Co Founder là Anatoly Yakovenko, Greg Fitzgerald, Raj Gokal, Stephen Akridge và Zed Zed tại San Francisco, California.
Các yếu tố hình thành nên Solana
Solana là Blockchain với cơ chế đồng thuận Proof Of Stake có kết hợp với Proof Of History. Proof Of History chính là điểm nhấn giúp tốc độ giáo dịch trên Solana về lý thuyết có thể đạt đến hàng trăm ngàn TPS với chi phí giao dịch gần như bằng 0. Vậy Proof Of History là gì? Cơ chế hoạt động của Proof Of History như thế nào?
Cơ chế đồng thuật Proof Of History của Solana là gì?
Nhiều người dùng lầm tưởng rằng Proof Of History (POH) chính là cơ chế đồng thuận của Solana tương tự như Proof Of Work của Bitcoin, Proof Of Stake của Ethereum,... nhưng sự thật thì không phải như vậy. Proof Of History là một thuật trong nằm trong đồng thuận của Solana giúp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng tại mempool của Bitcoin hay Ethereum nhờ giải quyết được vấn đề đó mà Solana có tốc độ ánh sáng.
Và vấn đề đó chính là sắp xếp lại cách xác nhận thứ tự giao dịch khi được đưa vào Mempool từ đó giải quyết vấn đề Timestamp. Timestamp ở đây nghĩa là "dấu thời gian". Sự quan trọng của Timestamp nằm ở việc đánh dấu, đồng bộ hóa dữ liệu trong quá trình xác minh tính hợp lệ của giao dịch.
Còn bản thân Solana sử dụng cơ chế đồng thuận Proof Of Stake nhưng đã có sự tinh chỉnh bên trong nhờ Proof Of History.
Proof Of History là gì? Proof Of History có thể giúp Solana như thế nào?
Nói một cách đơn giản nhờ có Proof Of History (POH) mà các Nodes trên mạng lưới của Solana có thể tạo thành công các khối tiếp theo mà không cần quan tâm với toàn bộ các khối trước đó.
Ví dụ:
Quy trình để thêm các giao dịch vào 1 khối thành công trên Bitcoin. Đầu tiên toàn bộ giao dịch sẽ gửi đến một Mempool mà không có thời gian, ngày giờ, chính xác chỉ có thông tin đi đâu về đâu và Fee giao dịch. Thì tất nhiên các Miners sẽ chọn giao dịch có phí cao nhất ưu tiên sắp xếp lên đầu kèm với đó là điền các thông tin như ngày, giờ thì mới hoàn chỉnh cho vào khối. Điều này làm cho quá trình trở nên khá loằng ngoằng.
Với Proof Of History (POH) thì các bước đó sẽ được đơn giản và tối giản hóa các Validator có thể thêm 1 lượng lớn giao dịch và khối mà không thông qua quá trình rườm ra như Bitcoin nên tốc độ giao dịch nhanh hơn rất nhiều. Bên cạnh đó trên lý thuyết Solana có thể tăng tốc độ giao dịch lên đến 700.000 TPS một con số rất khó tin trong thị trường Crypto.
Hệ sinh thái của Solana
Quá trình phát triển
Trong quá trình phát triển có những yếu tố giúp Solana rất thành công như ngày hôm nay và từ điều này có thể là bộ khung để áp vào nhiều hệ sinh thái khác:
- Chủ động xây dựng các mảnh ghép quan trọng về cơ sở hạ tầng đặc biệt là Oracle vì thời điểm Solana xây dựng đang là mùa hè DeFi mà với DeFi thì Oracle là quan trọng nhất. Solana đã chủ động xây dựng Pyth Network thay vì thuê dịch vụ của Chainlink ngay từ ban đầu.
- Liên tục tổ chức các Hackathon tầm cơ Global. So với các Layer 1 mỗi lần Hackathon chỉ vài trăm ngàn đô nếu làm triệu đô thì 1 năm - 2 năm mới làm một lần thì Solana là 2 Hackathon mỗi năm mỗi Hackathon trị giá từ 3 - $5M.
- 15/02/2021: Solana Foundation đã kết hợp với Serum tổ chức Hackathon đầu tiên với tổng giá trị giải thưởng lên đến $400K.
- 15/05/2021: Solana tổ chức Solana Season với tổng giá trị giải thưởng lên đến $5M. Sự kiện thu hút 13.000 Developers và 350 đội nhóm tham gia.
- 31/08/2021: Solana tổ chức Ignition - A Global Solana Hackathon với tổng giá trị giải thưởng lên đến $5M. Sự kiện thu hút 6.000 Developers với 568 dự án được hoàn thành và đăng kí khi sự kiện kết thúc.
- 02/02/2022: Solana tổ chức Solana Riptide Hackathon với tổng giải thưởng lên đến $5M. Sự kiện thu hút 7.000 Developers với 550 dự án được hoàn thành và đăng kí khi sự kiện kết thúc.
- 11/07/2022: Solana tổ chức Solana Summer Camp Hackathon với tổng giải thưởng lên đến $5M. Sự kiện thu hút 18.000 Developers với 750 dự án được hoàn thành và đăng kí khi sự kiện kết thúc.
Ngoài những sự kiện hackthon do Solana Foundation chính thức tổ chức thì còn rất nhiều các Hackthon nhỏ khác mà Solana Foundation tài trợ. Từ những Hackthon này hệ sinh thái của Solana bắt đầu được hình thành các mảnh ghép đầu tiên về DeFi, NFT, Web3, Gaming,...
- Sự xuất hiện của Tether (USDT) và Circle (USDC) đây có lẽ là bước ngoặt của hệ sinh thái của Solana trong thời điểm tháng 9/2020. Với USDC, USDT hệ sinh thái Solana chính thức bước vào giai đoạn bùng nổ.
Các mảnh ghép tạo nên hệ sinh thái Solana là gì?
Với các Hackathon ở trên số lượng dự án trên Solana bùng nổ và có thể thấy Solana là nơi duy nhất ngoại trừ Ethereum lần đầu tiên tạo xa xu hướng cho thị trường. Có 2 điểm mà Solana đã kéo cả thị trường trong khi thị trường đang giảm rõ rệt.
- Thị trường NFT & NFT Marketplace.
- Đặc biệt là StepN dự án phát triển trên Solana đã làm bùng nổ xu hướng Move 2 Earn.
Điểm qua các dự án nổi bật trên hệ sinh thái Solana:
- Về DeFi:
- DEX: Orca, Raydium, Atrix, Serum, Jupiter, Mercurial Finance, Aldrin, Lifinity, Crema Finance, Saros, GooseFX, Cyclos, Solanax,...
- Lending & Borrowing: Jet Protocol, Solend, Apricot, Hubble, UXD, Port Finance, Larix, Ratio Finance, Oxygen, Soda Protocol,...
- Liquid Staking: Marinade Finance, Lido Finance, aSol, Eversol, Stafi,...
- Option: PsyOption Katana, Frikkton, Ribbon,...
- Yield Farming: Moonfarm, Tulip Protocol, Quary, Francium,...
- Về Gaming: Star Atlas, DeFi Land, Genopet, Aurory, Panzerdogs, Cryoptowar, CryptoPets, Portals, Meta Waifus, BR1 Metaverse, Gamerplex, Decimated,...
- Về NFT & NFT Marketplace: Magic Eden, Solsea, Digital Eyes, Exchange.Art, Naga Kingdom, HDOKI, Space Falcon, Solido Gamesm,...
- Về Web3: Audius, Grape Protocol, Panzer Dogs, Kala Network, Woof Solana, PIP, Sovân, Kitty Coin, Tweth, Sator, Chingari, Uhive, Chillchat, Communi3, HeirCompany,...
Vấn đề tồn tại với Solana là gì?
Vấn đề chính của Solana hiện nay đó chính là mạnh lưới liên tục bị tắc nghẽn dẫn đến bị Shutdown các Validator phải cùng nhau khởi động lại mạng lưới điều này gây ra những sự lo lắng nhất định cho người dùng vì tài sản nếu trên các nền tảng Lending có thể bị thanh lý mà không phản ứng được. Để giải quyết vấn đề nhức nhối này, Solana dự kiến sẽ có những sự thay đổi:
- Quic: Là giao thức do Google phát triển sẽ thay thế cho giao thức dữ liệu người dùng hiện có của Solana. QUIC bao gồm các khả năng kiểm soát luồng, nơi mạng lưới có thể đẩy lùi được các Bot xâm phạm và Spam các giao dịch số lượng lớn.
- Stake Weighted QoS
- Fee Markets: Với cập nhật này người dùng có thể chủ động yêu cầu mức phí mình sẽ trả cho mỗi giao dịch tương tự trên mạng lưới của Ethereum. Điều này kì vọng người dùng sẽ chi trả các mức phí khác nhau và không Spam các giao dịch dẫn đến tắc nghẽn mạng lưới.
Lộ Trình Phát Triển
Solana đưa ra đề xuất cải tiến SIMD-96
SIMD-96 là một đề xuất cải tiến trên Blockchain Solana, được thông qua ngày 27 tháng 5 năm 2024, nỗ lực thay đổi cách phân phối phí ưu tiên. Trước đây, 50% phí ưu tiên mà người dùng phải trả để ưu tiên giao dịch được thưởng cho người xác thực, còn lại 50% bị đốt (đốt) để giảm nguồn cung cấp mã thông báo SOL. Tuy nhiên, một số Validator đã thực hiện các giao dịch phụ, nhận thêm SOL trực tiếp từ người dùng để giao dịch ưu tiên, gây mất minh bạch. SIMD-96 giải quyết vấn đề này bằng cách trao 100% phí ưu tiên cho người xác nhận, loại bỏ phần đốt, khuyến khích họ xử lý giao dịch dựa trên cơ chế chính thức. Việc phát triển bắt đầu với bản cập nhật Client Agave (phiên bản tối thiểu 2.0), dự kiến hoàn thành vào quý 3 năm 2024 và đến ngày 9 tháng 3 năm 2025, quá trình này có thể đã hoàn thành hoặc gần hoàn thiện.
Tác động của SIMD-96 ảnh hưởng đến nhiều cạnh trên Solana. Đối với người xác nhận, họ nhận được nhiều phần thưởng hơn từ phí ưu tiên, có thể thúc đẩy cạnh tranh để nâng cao hiệu suất mạng. Đối với token SOL, việc đốt cháy 50% phí ưu tiên làm tăng tỷ lệ lạm phát ròng khoảng 0,2%, nhưng mức tăng này được đánh giá là không đáng kể về mặt kinh tế. Người dùng không chịu thay đổi trực tiếp về chi phí giao dịch, nhưng mạng lưới có thể hoạt động hiệu quả hơn nếu người xác thực được khuyến khích đúng cách. Ngoài ra, SIMD-0123 được đề xuất để chia sẻ phí ưu tiên trực tiếp với người đặt cược, nhưng trạng thái phát triển của nó vẫn chưa được xác định tại thời điểm hiện tại. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu đến nghiên cứu vào tháng 5 năm 2024 và cần cập nhật thêm để xác định tình hình mới nhất.
Solana đưa ra đề xuất cải tiến SIMD-228
SIMD-228 là một đề xuất nâng cấp mạng Solana nhằm thay thế cơ chế lạm phát cố định hiện tại bằng mô hình điều chỉnh theo thị trường. Hiện tại, Solana có tỷ lệ lạm phát hàng năm là 4,682%, giảm 15% mỗi Epoch-Year (khoảng 180 epoch). Cơ chế này khuyến khích người dùng Stake SOL để tham gia bảo mật mạng lưới. SIMD-228 sẽ điều chỉnh tỷ lệ lạm phát dựa trên tỷ lệ Staking, giảm lượng phát hành khi tỷ lệ Staking cao và tăng khi tỷ lệ Staking thấp. Mục tiêu của cơ chế này là tối ưu hóa lạm phát, giảm áp lực bán và cải thiện bảo mật mạng bằng cách điều chỉnh phần thưởng theo nhu cầu thực tế.
Những người ủng hộ SIMD-228 cho rằng cơ chế lạm phát hiện tại được thiết lập từ giai đoạn đầu của Solana và không phản ánh đúng điều kiện thị trường. Mô hình động sẽ giúp cân bằng cung cầu SOL, thu hút nhà đầu tư dài hạn và tổ chức. Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại rằng SIMD-228 có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của validator nhỏ, dẫn đến tình trạng tập trung hóa. Mặc dù doanh thu của Validator có thể giảm, nhưng chi phí vận hành như phí biểu quyết (khoảng 2 SOL mỗi Epoch) vẫn là gánh nặng lớn. Việc giảm phí này có thể giúp hạn chế tác động tiêu cực đến các Validator nhỏ. Ngoài ra, việc giảm phần thưởng Staking có thể làm giảm động lực tham gia của người dùng nhỏ lẻ, dẫn đến sự thống trị của các tổ chức lớn. Dù vậy, những người ủng hộ nhấn mạnh rằng phi tập trung không chỉ phụ thuộc vào số lượng Validator mà còn vào sự phân bổ Stake, vị trí địa lý và tính độc lập của các Validator trong mạng lưới.
BlackRock mở rộng quỹ tiền tệ Blockchain sang Solana
Vào ngày 26/03/2025, BlackRock đã chính thức mở rộng quỹ tiền tệ ứng dụng công nghệ Blockchain sang mạng Solana, thông qua hợp tác với nền tảng token hóa tài sản Securitize. Trước đó, quỹ này được triển khai trên Ethereum và đầu tư vào các công cụ tài chính ngắn hạn như tín phiếu kho bạc Mỹ, với mục tiêu cung cấp tài sản rủi ro thấp cho nhà đầu tư tổ chức trên nền tảng On-chain.
Việc tích hợp Solana cho phép BlackRock tận dụng tốc độ xử lý cao và chi phí giao dịch thấp, đồng thời phản ánh xu hướng tăng cường kết nối giữa tài chính truyền thống và công nghệ Blockchain. Đây là bước đi chiến lược nhằm mở rộng tính thanh khoản, minh bạch và khả năng tiếp cận của quỹ đến các hệ sinh thái Blockchain khác ngoài Ethereum.
Solana ra mắt Confidential Balances – chuẩn token mã hóa bằng ZK phục vụ tổ chức
Vào ngày 08/04/2025, Solana đã triển khai Confidential Balances trên mạng chính, đây là bộ Token Extension đầu tiên sử dụng công nghệ Zero-Knowledge (ZK) giúp mã hóa dữ liệu token nhằm đáp ứng yêu cầu bảo mật của các tổ chức mà vẫn duy trì tốc độ xử lý dưới 1 giây. Confidential Balances bao gồm ba phần mở rộng cho phép thiết lập quyền riêng tư tùy chỉnh như: mã hóa số dư và giao dịch, ẩn tổng cung token khi thực hiện Mint/Burn, và xử lý phí một cách riêng biệt. Cơ chế bảo mật được xây dựng trên nền tảng ZK Proofs và mã hóa ElGamal.
Confidential Balances đã sẵn sàng triển khai trong nhiều trường hợp sử dụng khác nhau như Backend Rust phía máy chủ, tích hợp WaaS cho các giải pháp lưu ký, và các dApp xử lý token một cách riêng tư. Các thư viện JavaScript cho tạo bằng chứng phía Client phục vụ ví tự lưu ký đang được phát triển, dự kiến ra mắt năm 2025. Bộ extension này có thể ứng dụng trong các hệ thống tài chính như thanh toán bảng lương mã hóa, chuyển tiền B2B an toàn, ví và dApp bảo vệ quyền riêng tư trên Solana. Các nhà phát triển cũng được khuyến khích sử dụng Confidential Balances trong Breakout Hackathon do Colosseum tổ chức.
3iQ Ra Mắt ETF Staking Solana Đầu Tiên Trên Thế Giới
Ngày 16/04/2025, 3iQ Corp., công ty quản lý tài sản kỹ thuật số có trụ sở tại Canada, đã nộp bản cáo bạch sơ bộ lên Ủy ban Chứng khoán Ontario và các cơ quan quản lý khác tại Canada để niêm yết 3iQ Solana Staking ETF và 3iQ XRP ETF trên Sở Giao dịch Chứng khoán Toronto. Nếu được phê duyệt đây sẽ là các quỹ ETF đầu tiên trên thế giới cung cấp khả năng Staking với tài sản kỹ thuật số Solana.
Để triển khai hoạt động Staking cho quỹ Solana, 3iQ đã chọn Sol Strategies, một công ty công khai tại Canada chuyên đầu tư và cung cấp hạ tầng cho hệ sinh thái Blockchain Solana, làm đối tác Staking. Theo biên bản ghi nhớ không ràng buộc ký ngày 7 tháng 2 năm 2025, Sol Strategies cam kết đầu tư số tiền nhỏ hơn giữa $15M hoặc 33,33% tổng tài sản của quỹ vào ngày ra mắt, với thời gian nắm giữ tối thiểu ba tháng. Sol Strategies hiện đang vận hành ba Validator với tổng số 1,64 triệu SOL được ủy quyền và đã triển khai hai Validator Firedancer, nhằm nâng cao hiệu suất, bảo mật và phân quyền cho mạng lưới Solana.
Solana giới thiệu Solana Attestation Service (SAS)
Ngày 24/05/2025, Solana ra mắt Solana Attestation Service (SAS), một giao thức mã nguồn mở không cần cấp phép, cho phép các tổ chức phát hành các xác thực (Attestation) có thể kiểm chứng, liên kết dữ liệu Offchain như thông tin KYC, quyền truy cập theo khu vực, hoặc trạng thái kiểm duyệt với ví người dùng trên chuỗi Solana. Các xác thực này được ký số, có thể xác minh và tái sử dụng trên nhiều ứng dụng mà không tiết lộ dữ liệu nhạy cảm hay yêu cầu xác minh lặp lại. SAS cung cấp một lớp tin cậy trung lập, hỗ trợ các ứng dụng xây dựng hệ thống tuân thủ, kiểm soát truy cập, danh tiếng và danh tính có thể lập trình trên toàn hệ sinh thái Solana .
SAS hỗ trợ nhiều trường hợp sử dụng, bao gồm: xác thực KYC một lần và tái sử dụng trên nhiều nền tảng; kiểm soát truy cập dựa trên khu vực địa lý; chống tấn công Sybil bằng cách xác minh tính duy nhất của người dùng; xác minh tư cách nhà đầu tư cho các nền tảng tài sản thực; xây dựng hệ thống danh tiếng cho DAO; và xác thực thiết bị hoặc vị trí cho các ứng dụng DePIN.
Solana Mobile mở rộng hệ sinh thái: thiết bị mới, kiến trúc phi tập trung và token SKR
Vào ngày 21/05/2025, Solana Mobile công bố thời điểm giao hàng cho thiết bị Seekers bắt đầu từ ngày 04/08/2025. Bên cạnh đó, nền tảng này đang bước vào giai đoạn phát triển mới, hướng tới một hệ sinh thái Web3 di động mở rộng với nhiều thiết bị và nhà sản xuất hơn. Hệ sinh thái này được xây dựng dựa trên kiến trúc phi tập trung và nền kinh tế do token SKR điều phối. SKR là tài sản gốc của hệ sinh thái Solana Mobile, được phân phối trực tiếp đến người dùng và các nhà phát triển tham gia hệ sinh thái. Đối với Developers, nền tảng này cho phép xây dựng ứng dụng mà không cần qua trung gian, giữ lại toàn bộ giá trị tạo ra và tiếp cận nhóm người dùng Crypto-native. Đối với Users, họ có thể sở hữu tài sản và danh tính, với trải nghiệm người dùng đơn giản và tính năng ký giao dịch chỉ bằng một chạm. Đối với các nhà sản xuất thiết bị (Hardware Makers), nền tảng mở ra cơ hội tích hợp Solana Mobile cùng với nền kinh tế liên quan vào các thiết bị mới.
Để đảm bảo tính bảo mật và đáng tin cậy khi mở rộng quy mô và phân quyền nền tảng, Solana Mobile giới thiệu kiến trúc mới mang tên Teepin. Hệ thống này kết nối phần cứng bảo mật, xác minh nền tảng và mạng lưới Guardians nhằm xây dựng một nền tảng di động mở, phi tập trung.
Solana giới thiệu Solana App Kit: Bộ công cụ phát triển ứng dụng di động tích hợp giao thức Solana

Vào ngày 31/05/2025, Solana đã giới thiệu Solana App Kit là bộ Scaffold mã nguồn mở dựa trên React Native, hỗ trợ phát triển ứng dụng di động trên IOS và Android tích hợp trực tiếp với các giao thức của Solana. Bộ công cụ này cung cấp sẵn kiến trúc Module, UI tối ưu cho thiết bị di động và các tích hợp sẵn với hơn 10 giao thức lớn như Jupiter, Raydium, Pump.fun,... giúp nhà phát triển dễ dàng xây dựng các ứng dụng như DeFi Trading App, Meme Token Platform, NFT Marketplace hoặc Wallet chỉ trong vòng 15 phút. Với cú pháp khởi tạo nhanh, bộ kit này phù hợp cho cả lập trình viên React Native muốn mở rộng sang Blockchain và lập trình viên Solana muốn xây dựng sản phẩm trên nền tảng di động mà không cần học lại toàn bộ React Native.
Về kiến trúc, Solana App Kit bao gồm hai thành phần chính: ứng dụng di động sử dụng React Native + Expo cho hiệu năng gốc và backend sử dụng TypeScript, Redux và React Navigation để quản lý trạng thái và điều hướng. Mỗi Pool giao dịch hoặc thành phần được tổ chức độc lập, dễ tuỳ chỉnh và mở rộng. Hệ thống hỗ trợ triển khai nhanh, tự động cài đặt Dependencies và thiết lập môi trường phát triển chỉ trong vài phút. Dự án được cộng đồng hỗ trợ qua Telegram, Twitter và GitHub phù hợp cho Startup, nhà phát triển độc lập và các dự án cần đẩy nhanh tốc độ ra mắt sản phẩm trên nền tảng Solana.
Core Team
Anatoly Yakovenko: Co Founder & CEO tại Solana Labs
- Anatoly có bằng Cử nhân Khoa Học Máy Tính tại trường Đại Học Illnois Urbana.
- Anatoly cùng một số thành viên xây dựng startup Alescere - công cu cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Sau đó Anatoly từ bỏ Alescere để làm Quản Lý Kí Sư tại Qualcomm - một tập đoàn chuyên sản xuất chip cho các hãng điện thoại nổi tiếng.
- Sau đó Anatoly có 2 khoảng thời gian ngắn làm kĩ sư phần mềm tại Dropbox, Mesosphere.
- Đến tháng 10/2017 trong uptrend năm đó, Anatoly cùng một số thành viên thành lập ra Solana và phát triển rực rỡ tới ngày này.
Greg Fitzgerald: Co Founder & CTO (Giám đốc về Công Nghệ)
- Không có quá nhiều thông tin về Greg nhưng một số thông tin thì Greg thường xuyên nghiên cứu về embedded systems. Greg cũng là người tạo ra cầu nối 2 chiều RPC giữa C và Lua trong hệ điều hành BREW.
Raj Gokal: Co Founder & COO
- Raj là một cá nhân làm việc tại nhiều tổ chức với các vị trí khác nhau. Nổi bật trong đó là:
- Giám Đốc Phát Triển của Omada Health - là nền tảng kĩ thuật số phòng chống bệnh tiểu đường và bệnh tim.
- Raj cũng là nhà đồng sáng lập công ty Sano thiết bị theo dõi, phán đoán sức khỏe của người sử dụng.
- Raj cũng có hơn 1 năm gắn bó với Stealth - nền tảng tư vấn cho các công ty phát triển trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.
Stephen Akridge: Co Founder
- Stephen đã có hơn 9 năm gắn bó với Qualcomm - một tập đoàn chuyên sản xuất chip cho các hãng điện thoại nổi tiếng. Tại Qualcomm, Stephen phụ trách nhiệm vụ Quản Lý các Kĩ Sư.
Investor
Tại thời điểm kêu gọi vốn Solana ngay lập tức lọt vào một trong các thương vụ kêu gọi vốn lớn nhất trong thị trường crypto. Tại thời điểm đó, Solana lot TOP và cũng là Layer 1 duy nhất. Còn với Dapper Labs thì Flow cũng chỉ là 1 trong các sản phẩm của họ.
Solana đã trải qua rất nhiều các cuộc kêu gọi vốn khác nhau nhưng họ đều không chia sẻ thông tin tới cộng đồng. Chỉ có duy nhất một vòng là có tương đối đầy đủ thông tin là:
- 09/06/2021: Solana Labs kêu gọi thành công số tiền kỉ lục với $314M với sự tham gia của 21 các VCs khác nhau được dẫn đầu bởi Polychain và A16Z bên cạnh đó còn là Multicoin Capital, ParaFi Capital, SeaX Ventures, Jump Trading, Genesis One Capital,...
Tokenomic
Thông tin tổng quan về token Solana
- Tên token: Solana
- Mã: Sol
- Blockchain: Solana
- Tổng cung: 508.180.963
Token Allocation
- Seed Sale: 25.6%
- Founding Sale: 20.4%
- Foundation: 20.2%
- Team: 20.2%
- Public Auction Sale: 2.6%
- Stragetic Sale: 3%
- Validator Sale: 8.2%
Theo cơ chế đấu giá thì Solana đã dược mở bán ICO trên Coinlist với giá là $0.22 cho một SOL.
Token Realease
Solana sẽ được mở dần từ 2020 cho đến tận 2032. Đối với các % thì hầu hêt sẽ được unlock và trả dần trong vòng 1 năm. Chỉ riêng với phần Starking Reward sẽ được trả dần cho đến tận 2032. Tính đến thời điểm hiện tại gần như toàn bộ Sol của các VCs, Team, Foudation,... đã được trả toàn bộ.
Token Use Case
- Solana có thể đưa vào staking để kiếm thêm phần thưởng
- Solana được coi là tiền tệ khi được sử dụng trong hệ sinh thái đẻ thanh toán chi phí giao dịch trong hệ
Sàn Giao Dịch
Hiện tại Solana được giao dịch trên nhiều các sàn khác nhau như Binance, Coinbase, FTX,, Kraken, OKX, Houbi, MEXC,...
Kênh Thông Tin Về Solana
- Website: https://solana.com/vi
- Twitter: https://twitter.com/solana
- Medium: https://medium.com/solana-labs
- Telegram: https://t.me/solana
- Discord: https://discord.com/invite/pquxPsq
Tổng Kết
Solana là một blockchain hiệu suất cao, là một trong các blockchain đang có tốc độ mở rộng hệ sinh thái nhanh bậc nhất trong thị trường crypto. Tuy nhiên, Solana cũng đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng và đang cố gắng tìm cách giải quyết.