Taker Protocol là gì? Taker Protocol là một nền tảng NFT Lending phi tập trung giúp người dùng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách sử dụng NFT của mình làm tài sản thế chấp. Vậy dự án này có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trước khi vào bài viết mọi người có thể tìm hiểu thêm một số dự án sau để có thể hiểu hơn về mảng NFT Lending nhé
Taker Protocol Là Gì?
Tổng quan về Taker Protocol
Taker Protocol là một nền tảng NFT phi tập trung được triển khai trên nền tảng Ethereum. Đối với các chủ sở hữu NFT, họ có thể sử dụng NFT của mình làm tài sản thế chấp để vay thanh khoản ngay lập tức trên Taker Protocol. Trong khi đó, đối với người cho vay, họ có thể cho vay ETH của mình để kiếm về thu nhập thụ động.
Taker Protocol cũng cho phép người dùng sử dụng nhiều NFT làm tài sản thế chấp. Ngoài ra, Taker Protocol phân loại NFT thành hai nhóm cho vay bao gồm: Blue Chip NFT và Growth NFT dựa trên các NFT thế chấp giúp người cho vay có nhiều sự lựa chọn cũng như tính toán được mức độ rủi ro khi cho vay.
Taker Protocol được phát triển nhằm giải quyết 4 vấn đề sau:
- Nhu cầu cho vay NFT chưa được đáp ứng: Dù NFT hiện tại khá phổ biến nhưng nhiều người nắm giữ NFT chủ yếu tập trung vào các hoạt động đầu cơ tăng giá. Đáp ứng nhu cầu cho vay đối với NFT là rất quan trọng vì nó có thể góp phần đáng kể vào sự ổn định giá cả. Đây chính là lý do tại sao Taker Protocol được tạo ra.
- Nhu cầu cho vay chưa được giải quyết đối với các NFT không phải blue-chip: Các nền tảng NFT Lending hiện tại chủ yếu tập trung các NFT blue-chip có giá cao. Tuy nhiên, có nhu cầu lớn hơn nhiều đối với các dịch vụ cho vay đối với NFT không phải blue-chip. Taker Protocol đang cố gắng cân bằng các vấn đề về rủi ro và đáp ứng nhu cầu cho vay đối với nhiều loại tài sản NFT, vượt ra ngoài lĩnh vực tài sản blue-chip.
- Các lựa chọn tài sản thế chấp hạn chế: Khi nói đến người đi vay, việc đánh giá khả năng trả nợ của họ là điều tối quan trọng. Đối với người vay sử dụng nhiều tài sản thế chấp, Taker Protocol xem xét khả năng trả nợ tổng thể của họ. Điều này giúp giảm thiểu khả năng thanh lí chỉ dựa trên biến động giá của một bộ sưu tập NFT cụ thể.
- Quy trình thanh lý không hiệu quả: Một số nền tảng NFT Lending hiện tại vẫn dựa vào quy trình thanh lý dựa trên đấu giá, điều này có thể không tối ưu về hiệu quả sử dụng vốn. Taker Protocol cho phép thanh lý trực tiếp các tài sản thế chấp không lành mạnh từ những người đi vay, đảm bảo sự an toàn cho người cho vay.
Cơ chế hoạt động của Taker Protocol
Cơ chế hoạt động của Taker Protocol diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Người cho vay gửi ETH của mình lên nền tảng Taker Protocol để kiếm về thu nhập thụ đồng. Họ có thể chọn gửi ETH của mình vào Pool Blue Chip NFT để kiếm về lợi nhuận an toàn hơn hay thích rủi ro và lợi nhuận cao hơn thì có thể gửi tiền vào Pool Growth NFT.
Bước 2: Người đi vay trong Taker Protocol gửi tài sản NFT của họ vào các Pool phù hợp để nhận các khoản vay ngay lập tức. Họ có thể sử dụng tài sản thế chấp hỗn độn để tăng giá trị khoản vay cũng như giảm rủi do thanh lí.
Bước 3: Người đi vay có thể hoàn trả khoản vay bất cứ lúc nào để nhận lại tài sản thế chấp.
Thanh lí: Taker Protocol sử dụng chỉ số Health Level để tính toán mức độ rủi do của khoản vay. Khi chỉ số này giảm dưới ngưỡng thanh lí toàn bộ tài sản thế chấp của người đi vay sẽ bị thanh lí.
Sự khác biệt của Taker Protocol là gì?
Taker Protcol cung cấp nhiều tính năng và giải pháp dành cho người dùng sử dụng nền tảng. Một số tính năng nổi bật bao gồm:
- Cho vay tức thời: Taker Protocol cung cấp các khoản vay tức thời chỉ cần người đi vay gửi tài sản thế chấp vào nền tảng là có thể vay được một lượng ETH ngay lập tức.
- Cho vay đối với NFT không phải Blue-chip: Taker Protocol hỗ trợ nhiều loại tài sản thế chấp không phải Blue Chip giúp tiếp cận rộng rãi với nhiều nhóm người dùng hơn.
- Cách ly rủi do: Để đảm bảo cách ly rủi do, ETH do người cho vay cung cấp không được chia sẻ giữa Pool Blue Chip NFT và Growth NFT. Ngoài ra, Pool Growth NFT cũng có các tham số lãi suất khác so với Pool Blue Chip NFT.
- Tài sản thế chấp hỗn hợp: Mặc dù Pool Blue Chip NFT và Growth NFT có các nhóm tài sản thế chấp riêng biệt nhưng trong mỗi Pool các tài sản thế chấp có thể được trộn lẫn. Ví dụ: Người dùng có thể sử dụng tài sản thế chấp là cả BAYC và MAYC trong cùng một khoản vay ở Pool blue-chip NFT.
Investor
20/09/2021: Taker Protocol thông báo kêu gọi thành công $3M USD được dẫn dắt bởi Electric Capital. Ngoài ra còn có sự tham gia của các nhà đầu tư khác như: Dragonfly, Spartan, The LAO, DCG,...
Core Team
Update…
Tokenomic
Update…
Kênh Thông Tin Của Dự Án Taker Protocol
- Website: https://www.taker.xyz/
- Twitter: https://twitter.com/TakerProtocol
- Discord: https://discord.com/invite/taker
Tổng kết
Taker Protocol mang đến nhiều lợi ích dành cho người nắm giữ NFT khi hỗ trợ các khoản vay không phải NFT Blue Chip. Điều này giúp nhiều người có thể tiếp cận với giải pháp Lending dành cho NFT hơn cũng như giúp nhiều người đến với nền tảng Taker Protocol hơn. Trên đây là tất cả thông tin mà mình muốn giới thiệu về Taker Protocol, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Memecoin: Logic Đằng Sau Sự Gia Tăng Mạnh Mẽ - November 23, 2024
- ACT và PNUT: Niêm Yết Binance – Cơ Hội Hay Bẫy Tài Chính - November 22, 2024
- Jimmy Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Jimmy - November 21, 2024