Kể từ khi thị trường GameFi sụp đổ và trở nên suy thoái trong mô hình Play to Earn (chơi để kiếm tiền), đã có rất nhiều ý kiến bất đồng về mô hình tokenomics của GameFi ở thời điểm đó. Trong bài viết này, hãy cùng Hak Research tìm hiểu về mô hình tokenomics của GameFi ở thời điểm hiện tại và xem liệu nó có mang đến khác biệt nào so với các mô hình trong quá khứ không nhé.
Trước khi vào bài viết, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau để hiểu hơn nhé.
Tổng Quan Về GameFi
GameFi hay còn gọi là “Game Finance” là một thuật ngữ được nhắc đến lần đầu bởi người sáng lập Yearn Finance Andre Cronje để chỉ các dự án Gaming có sự kết hợp của yếu tố DeFi trong đó. Người chơi có thể kiếm được tiền điện tử và phần thưởng NFT bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ hay chiến đấu với những người chơi khác.
Kể từ khi Axie Infinity nổi lên, các khái niệm về GameFi và Play To Earn đã nhanh chóng trở nên ngày càng phổ biến và các trò chơi nhân giống cùng loại (chẳng hạn như Farmers World, StepN,...) cũng xuất hiện. Nhưng mô hình mã thông báo kép với 2 token trong đó một token dùng để quản trị và một token dùng để trả thưởng đã được chứng minh là không bền vững và tạo nên một vòng xoáy tử thần đi xuống của các dự án GameFi.
Vòng đời của những trò chơi như vậy thường rất ngắn, chỉ kéo dài vài tuần đến vài tháng. Ở thời điểm hiện tại, mô hình 2 token dường như đã không còn được áp dụng ở hầu hết các dự án GameFi và thay vào đó chỉ là mô hình 1 token duy nhất. Ngoài ra, định nghĩa về GameFi giờ đây cũng bắt đầu thay đổi thành game Web3 (Fully Onchain Games) và Game Web2.5 (chẳng hạn như Game 3A và các dòng GameFi trước đây như Axie Infinity, The Sandbox, ….). Sự khác biệt giữa chúng tùy thuộc vào mức độ và phương pháp sử dụng công nghệ Blockchain. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về hai thể loại GameFi này.
Fully Onchain Games - Định nghĩa lại khái niệm Game Web3
Đầu tiên là Fully Onchain Games - một thể loại game đã định nghĩa lại khái niệm Game Web3 trên thị trường với các đặc điểm nổi bật như sau:
- Dữ liệu đến từ Blockchain: Blockchain không chỉ là một nơi lưu trữ dữ liệu phụ trợ cũng không chỉ là một “bản sao” của dữ liệu được lưu trữ trong các máy chủ chuyên dụng. Tất cả dữ liệu có ý nghĩa đều có thể truy cập được trên Blockchain, không chỉ là dữ liệu về quyền sở hữu tài sản của người dùng. Bằng cách này, các Fully Onchain Games có thể tận dụng tối đa lợi thể của Blockchain để lưu trữ dữ liệu minh bạch và khả năng tương tác không phụ thuộc vào bên thứ ba.
- Logic và các quy tắc trong trò chơi được thực hiện thông qua Smart Contract.
- Sự phát triển trong trò chơi tuân theo xu hướng mở: Tất cả các mã nguồn trong trò chơi đều là mã nguồn mở và ai cũng có thể truy cập. Vì vậy, các nhà phát triển bên thứ ba hoàn toàn có thể triển khai lại game, tùy chỉnh hoặc thậm chí phân nhánh trải nghiệm trong trò chơi theo mong muốn của riêng họ.
- Trò chơi tồn tại mãi mãi trên Blockchain: Bởi vì tất cả mọi thứ liên quan đến trò chơi đều là mã nguồn mở và được triển khai trên Blockchain nên ngay cả khi nhà phát triển cốt lõi không còn phát triển nữa thì trò chơi vẫn tồn tại và hoạt động một cách bình thường.
- Các loại trò chơi được hỗ trợ: Vì là trò chơi hoàn toàn trên Blockchain nên Fully Onchain Games chỉ phù hợp với một số thể loại không yêu cầu môi trường có độ trễ thấp chẳng hạn như: RGP theo lượt, puzzle ACT, thẻ bài, cờ bạc hay thế giới mở.
Game Web2.5 - Phần còn lại của thế giới GameFi
Game Web2.5 là hình thức chuyển tiếp giữa trò chơi truyền thống (Game Web2) và Fully Onchain Games (Game Web3). Điểm chung của các tựa game Web2.5 là kết hợp các tính năng của trò chơi truyền thống với một số yếu tố Blockchain.
Những trò chơi này có thể bao gồm các yếu tố phi tập trung chẳng hạn như sử dụng Blockchain để quản lí tài sản trong game hoặc các giao dịch của người chơi trong game nhưng các phần còn lại khác như Logic của trò chơi, trạng thái và môi trường vận hành thường được tập trung hóa.
Tuy vậy so với các Fully Onchain Games thì các Game Web2.5 có thể mang lại hiệu suất tốt hơn và khả năng sử dụng rộng hơn vì chúng không được xây dựng hoàn toàn dựa vào kiến trúc cơ bản của Blockchain. Ngoài ra, các game Web2.5 có thể hỗ trợ tất cả các thể loại trò chơi phổ biến hiện nay chẳng hạn như game MMORPG (Trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi), Game Moba hay game FPS.
Mô Hình Tokenomics Của GameFi
Mô hình Tokenomics của GameFi có thể chia đại khái thành hai loại, đó là mô hình Dual Token và Single token. Trong đó:
Mô hình Dual Token đã trở nên vô cùng phổ biến trong quá khứ với điển hình là các game Play To Earn như: Axie Infinity, …. Với mô hình Dual Token này sẽ có 2 loại token đó là token quản trị và token trả thưởng. Lấy ví dụ về một trò chơi sử dụng mô hình Dual Token này là Axie Infinity trong đó token AXS là token quản trị và được xem là tiền tệ cao cấp trong game còn token SLP là token trả thưởng khi người chơi tham gia vào game.
Mô hình Dual Token đã rất thịnh hành trong quá khứ nhưng giờ đây không còn được sử dụng nhiều vì một yếu điểm trong mô hình này sự lạm phát của token trả thưởng. Với áp lực bán ngày càng nhiều và sự sụt giảm của token trả thưởng thì người dùng Earn được càng ít theo thời gian và dự án cũng mất dần sức hút đối với người chơi.
Mô hình được sử dụng gần đây là Singer Token trong đó mô hình tokenomics của GameFi chỉ bao gồm 1 token duy nhất và chu kì kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào token này. Một số trò chơi phổ biến hiện nay như Big Time, Shrapnel hay Parallel đều sử dụng mô hình Singer Token này.
Với mô hình Singer Token chúng ta sẽ có 4 hướng phát triển dành cho mô hình kinh tế trong các dự án GameFi như sau:
- Hướng phát triển thứ nhất: Sử dụng USDT, BNB, ETH,... để mua NFT và nhận được token thông qua trò chơi. Với hướng đi này thì ngưỡng đầu vào sẽ là cố định và thu nhập của người chơi dao động theo giá token.
- Hướng phát triển thứ hai: Ngưỡng đầu vào cố định và thu nhập hàng ngày của người chơi cũng là cố định. Với mô hình này sẽ không ảnh hưởng tới thu nhập của người chơi khi giá token tăng hoặc giảm.
- Hướng phát triển thứ ba: Ngưỡng đầu vào và thu nhập dao động theo giá token. Mô hình này sẽ trở nên thu hút người dùng hơn nếu giá token tăng nhưng cũng phản tác dụng nếu giá token giảm.
- Hướng phát triển thứ tư: Ngưỡng đầu vào là biến động và thu nhập là cố định thì với mô hình này hầu như không có dự án nào áp dụng vì không thân thiện với cả dự án và người chơi game.
Ngoài Tokenomics Thì GamePlay Cũng Vô Cùng Quan Trọng
Đối với một dự án GameFi thì mô hình tokenomics là vô cùng quan trọng nhưng bên cạnh đó Gameplay cũng là yếu tố quan trọng không kém. Để một dự án GameFi trở nên hấp dẫn và thu hút được người dùng thì cần phải kết hợp hài hòa giữa Gameplay và tokenomics trong game.
Nói về Gameplay thì các dự án GameFi trong thời gian gần đây đã được cải thiện đáng kể. Trước đây vào giai đoạn bùng nổ của GameFi 2021 thì đa phần các dự án đều có Gameplay tương đối đơn giản, chỉ xoay quanh một vài hoạt động trong game thì giờ đây Gameplay đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Chúng ta có thể kể đến những tựa game nổi bật như Big Time hay Shrapnel ngoài việc cải thiện về gameplay thì còn là sự nâng cấp về đồ họa trong game. Điều này mang đến những trải nghiệm ấn tượng cho người chơi tương tự khi chơi các tựa game web2 ngoài ra còn nhận được phần thưởng là token của dự án.
Tổng kết
Nhìn chung ở thời điểm hiện tại chúng ta đang thấy sự tích cực của những tựa GameFi được ra mắt với sự chỉnh chu về mọi mặt từ tokenomics đến gameplay hay đồ họa trong game. Trên đây là tất cả thông tin mà mình muốn giới thiệu trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Memecoin: Logic Đằng Sau Sự Gia Tăng Mạnh Mẽ - November 23, 2024
- ACT và PNUT: Niêm Yết Binance – Cơ Hội Hay Bẫy Tài Chính - November 22, 2024
- Jimmy Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Jimmy - November 21, 2024