Xu hướng GameFi đang dần được hâm nóng từ những cái tên như The Beacon, hệ sinh thái Ronin cũng góp mặt với Moku, Lumiterra, Pixel chapter 2 hay động thái ra mắt zkEVM để củng cố cơ sở hạ tầng. Avalanche cũng là một hệ sinh thái đã chuyển mình và đẩy mạnh sự phát triển của Gaming, tuy nhiên chúng ta lại không chứng kiến được quá nhiều dự án Web3 Games tạo ra tiếng vang trên Avalanche kể từ lần xuất hiện của Shrapnel.
Trong bài viết lần này hãy cùng mình đi cập nhật về tổng quan sự phát triển của mảng Web3 Games trên Avalanche để tìm xem cơ hội cho chúng ta ở đâu khi xu hướng Web3 Games đang trực chờ bùng nổ, cùng bắt đầu ngay nhé!
Tổng Quan Về Mảng Gaming Trên Hệ Sinh Thái Avalanche
Hướng đi khác biệt trong việc phát triển Web3 Games trên Avalanche
Nếu như ở trên Arbitrum hay Ronin chúng ta sẽ thấy các tựa game có xu hướng thân thiện với phần đông người dùng cả về lối chơi, thì trên Avax lại khiến cho mình rất bất ngờ về định hướng cũng như các game được xây dựng ở trên đây.
Web3 Games trên Avalanche được đầu tư rất nhiều về mặt hình ảnh, lối chơi, cốt truyện, nhân vật và đòi hỏi thiết bị cần một số cấu hình nhất định để chơi game.
- Sharpnel: Game AAA bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) được coi là cái tên đầu tiên tạo ra sự chú ý đến cho Gaming trên Avalanche.
- Off The Grid: Game này hardcore không kém, thuộc thể loại Battle Royale (giống PUBG, Fornite), theo dự án thì game sẽ được chơi trên PC, PS5 và Xbox.
- Pulsar: Là tựa game MMO kết hợp Real Time Strategy (RTS) lấy bối trong vũ trụ Pulsar, nơi người chơi khám phá và khai thác tài nguyên, xây dựng quân đội và chiến đấu với các quái vật. Game cũng phải trên PC và cần có cấu hinh nhất định vì đồ họa cũng là thứ đáng chu ý của game.
- Nexus: Game bắn súng MOBA 5vs5 với đồ họa cao và đã có mặt trên Epic Store.
- Metados: Game thuộc thể loại Battle Royale có chế độ chiến đấu Squad, game đã nhận được tài trợ từ Avalanche, Microsoft, Google. Đặc biệt đội ngũ phát triển của game đã từng làm trong rất nhiều bom tấn trước đây như Mordan Combat 5, Heroes & Empires, Captain Strike...
- Raini Lords of Light: Tựa game chiến lược thẻ bài đã có mặt trên Epic Store.
- Ramble Kong Leage: Game bóng rổ 3vs3 đã và đang thúc đẩy sự phát triển hình ảnh những King Kong chơi bóng rổ cực kì mạnh, họ đã sản xuất hoodie mang thương hiệu RKL của mình, được mặc bơi các siêu sao bóng rổ bên giải NBA. Sắp tới game sẽ ra mắt trên Google Play và App Store.
- Battle for Giostone: Lại là một tựa game MOBA khác trên Avalanche với hướng đi khá khác biệt khi không cần quá nhiều tướng, mà chỉ có 6 Heroes với 72 kĩ năng, người chơi có thể tự custom kĩ năng của Heroes và 1 Heroes chỉ được kết hợp 4 kĩ năng với nhau. 1 trận đấu sẽ kéo dài 30 phút, và đội nào phá hủy nhà chính của đối phương trước sẽ dành chiến thắng.
- Providence: Tựa game bắn súng góc nhìn thứ 3 kết hợp với yếu tố sinh tồn, đồ họa chỉnh chu khỏi bàn, game đã được phát triển hơn 2 năm bởi Dynasty Studio - 1 Studio với rất nhiều cá nhân tài năng trải dài trong nhiều lĩnh vực từ đồ họa, gaming, vận hành doanh nghiệp cực kì hứa hẹn trong thời gian tới.
- Blood Loop: Game bắn súng 5vs5 Heroes cũng được đầu tư rất nhiều về mặt đồ họa, lối chơi với các nhân vật rất đa dạng, bối cảnh trận chiến cũng như Heroes khá giống với Valorant trong Web2.
- DomiOnline: Game MMO RPG với đồ họa rất chỉnh chu. Khi tham gia game người chơi sẽ được khám phá một thế giới lấy bối cảnh ở thời trung cổ, các khu rừng, thung lũng, hang động chiến đấu với quái vật và nhận về kho báu cũng như sức mạnh tiềm ẩn.
- MapleStory Universe: Trùm cuối về mảng game trên Avalanche khi dự án đã được đầu tư $100M từ Nexon - Studio Hàn Quốc đã rất thành công với các game như Fifa Online, Dungeon Fighter, Blue Archive. MapleStory Universe là sản phẩm đầu tiên trên không gian của Blockchain của Nexon, họ muốn tạo ra một phiên bản MapleStory trong không gian Web3, khi ở Web2 tựa game này đã rất thành công với lượng người dùng tích lũy lên đến 180 triệu và doanh thu tích lũy hơn 5 nghìn tỷ WON.
Bên cạnh những tựa game rất là Hardcore như vậy thì trong hệ sinh thái Web3 Games trên Avalanche cũng có những cái tên với lối chơi và đồ họa casual hơn như Portal Fantasy, DeFi KingDoms, FableBorne, Castle of Blackwater, SpellBorne, RuneSeeker, Hatchy Rampage, Petopia và tựa game đang tạo ra sức hút dạo gần đây đó là RoboKiden.
Nhìn Vào Web3 Games Trên Avalanche Chúng Ta Thấy Gì?
Sự chỉnh chu trong sản phẩm
Thật sự khin nhìn vào những game đang được xây dựng trên mạng lưới Avalanche chúng ta có thể thấy được sự chỉnh chu trong sản phẩm. Nó thể hiện qua các yếu tố sau:
- Đồ họa: Gaming trên Avalanche gần như là khác biệt hẳn so với các Blockchain gaming khác hiện tại, đồ họa được đầu tư rất bài bản, 2D có, 3D cũng có.
- Cốt truyện: Các tựa game giúp người dùng khám phá vùng đất đều có cốt truyện rõ ràng và được đầu tư rất nhiều. Câu chuyện về các vũ trụ, nhân vật được liên kết với nhau 1 cách chặt chẽ.
- Lối chơi: Không chỉ đơn thuần dừng ở việc click to earn, game trên Avalanche trải dài ở nhiều thể loại khác nhau như MOBA, RPG, Battle Royale, FPS tạo ra sự hứng thú không chỉ với các người chơi trong không gian Web3 mà nó còn tiếp cận được với người dùng Web2.
Tầm nhìn dài hạn
Với việc đổ nhiều nguồn lực để đầu tư cho các sản phẩm của mình thì có lẽ các dự án Web3 Games trên Avalanche đang nhìn về một tương lai xa hơn thay vì chỉ ăn xổi ở chu kì này. Nó có thể là các giải đấu Esports, nơi các đội tuyển thi đấu với nhau như cái cách LOL, Fornite, Valorant đang làm bá chủ trên không gian Web2 thì có lẽ Avalanche đang muốn có được 1 vị trí như vậy nhưng mà là ở không gian Web3, nơi vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Đó cũng có thể là định hướng của Avalanche Foundation đối với các dự án. Khi nhìn vào bản đồ game hiện tại trên Avalanche chúng ta thấy rất nhiều các tựa game MOBA, có tính tương tác cao giữa người chơi với nhau được xây dựng.
Khi nhìn vào Ronin hay Arbitrum chúng ta sẽ thấy được ngay rất nhiều game có lối chơi đơn giản, dễ dàng tiếp cận được phần đông nhà đầu tư và nó có phần phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn của nền tảng. Đặc biệt là Ronin khi họ có xu hướng tích hợp nhiều tựa game đã quen thuộc với người dùng Web2 với bề dày lịch sử phát triển và tên tuổi IP như Rangnarok Online, Lumiterra.
Còn đối với Avalanche với nhiều game đòi hỏi thiết bị cấu hình cao, lối chơi phức tạp yêu cầu người chơi phải bỏ thời gian ra để nghiên cứu, giành hàng giờ đồng hồ để khám phá và tất nhiên với những yêu cầu như vậy nó sẽ khó tiếp cận được số đông.
Đặc biệt hơn nữa là trên không gian Web3 nơi mà nhà đầu tư đi tìm kiếm lợi nhuận chiếm đa số, họ không thể giành hàng giờ đồng hồ ra để nghiên cứu 1 trò chơi, trong khi bên ngoài thị trường vận động 24/7, thứ mà đối tượng này tìm kiếm đó là sự dễ hiểu, dễ chơi, dễ tiếp cận và có thể có lợi nhuận liền.
Rõ ràng với việc xây dựng sản phẩm như vậy của các dự án game trên Avalanche sẽ hướng tới đối tượng là game thủ nhiều hơn, những người thực sự thích chơi game và đặt yếu tố giải trí lên hàng đầu bên cạnh lợi nhuận kiếm được khi chơi game.
Và điều đó thể hiện cho hướng đi dài hơi hơn với thị trường của Avalanche có thể là 5 năm. 10 năm tới khi mà Game Web 3 ngày càng trở nên phổ biến. Lúc đó Avalanche sẽ là cái tên sở hữu nhiều game chất lượng và người dùng Web 2 đòi hỏi sự giải trí sẽ tìm đến đầu tiên.
Mối quan hệ và cách tạo cộng đồng khác biệt
Một điểm đặc biệt nữa trên hệ sinh thái Gaming Avalanche đó là sự đóng góp của các Content Creator. Khi bước vào Twitter của các dự án như BloodLoop, Battle for Giostone, Sharpnel, Off the Grid sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các anh chàng giống Streamer đang ngồi chơi những tựa game trên.
Streamer hay Content Creator đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nói game đến người dùng không chỉ thông qua sự duyên dáng của mình, nó còn cho thấy được là Game đang hay như thế nào, lối chơi ra sao ở những bản Alpha, Beta Test.
Một dự án cũng có hướng đi rất hay trên hệ sinh thái Avalanche đó là Ramble Kong League khi dự án đã kết nối được rất nhiều với các siêu sao bóng rổ NBA, ra mắt Hoodie và đang khai thác hình chú Kong của mình để làm sản phẩm như tất, đồ chơi vật lý, sticker, bên cạnh việc làm game.
Có rất nhiều điểm thụ vị xoay quanh cộng đồng và cách phát triển cộng đồng của các dự án trên Avalanche, họ xây dựng và kết nối rất nhiều tệp khán gián trong không gian Web2, và đôi khi người dùng ở Web2 mới là những đối tượng mà họ nhắm tới.
Đó là lượng người dùng khi tham gia vào game họ có thể đặt yếu tố giải trí lên trước rồi mới tới yếu tố về lợi nhuận, trong khi Web3 miếng bánh đã quá chật trội khi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, không chỉ đông mà còn mạnh thì việc Avalanche hướng tới tệp Web2, educate họ lên trên không gian Web 3 là một hướng đi hay và khác biệt còn về độ hiệu quả thì phải để thời gian trả lời.
Khi nhìn vào những tựa game như LoL, Fornite, người dùng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua skin chơi game và cũng chả bao giờ kì vọng là sẽ thu về lợi nhuận từ số tiền đó. Họ sẵn sàng chi tiền vì nhu cầu, vì niềm vui, điều này có lẽ đã được Avalanche Foundation định hướng để có hướng đi khác biệt trong xu hướng Web3 Games chật trội trên không gian Web 3.
Cơ Hội Nằm Ở Đâu Cho Chúng Ta Trên Avalanche
Đối với mình khi nhìn vào hệ sinh thái Web3 Games trên Avalanche sẽ có một số vấn đề như sau:
- Đầu tiên thật khó để biết tựa game nào sẽ được Avalanche "chọn mặt gửi vàng" để thúc đẩy cả hệ sinh thái đi lên. Nếu nhìn như qua Ronin ta thấy Pixel, Arbitrum có The Beacon thì trên Avalanche cái tên này có lẽ là Shrapnel. Tuy nhiên sử dụng Sharpnel để lồng ghép liên kết với các game khác trong hệ sinh thái thì quả thất rất khó khi mỗi dự án trong Avalanche đều có cá tính và màu sắc riêng khó mà hòa hợp được, khiến cho hệ sinh thái mất đi sự liên kết.
- Thứ hai là có quá nhiều dự án đòi hỏi cấu hình, và đối với mình lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu khi bước vào Crypto, vậy nên để mà ngồi nghiền ngẫm trong hàng tá dự án mà khi nhìn vào dự án nào cũng chât lượng cũng đẹp cũng xịn để rồi chọn ra 1 game tiềm năng thì sẽ rất nhiều thời gian. Việc tải và học cách chơi đã tốn nhiều thời gian rồi, nếu chọn sai dự án thì nó lại càng là 1 thảm họa khi mô hinh kinh tế trong các game khá phực tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Mình sẽ ưu tiên các tựa game dễ chơi dễ hiểu, nhẹ nhàn, tiếp cận được với số đông và trên Avalanche hiện tại mình thấy có Robo Kinden đang là ứng cử viên cho việc này.
- Cuối cùng đó là các game mặc dù đều rất hay nhưng chỉ đang dùng lại ở các bản test có giới hạn người chơi, vậy nên để game đi vào ổn định và vận hành trơn chu sẽ tốn thêm một khoảng thời gian nữa, với thời điểm hiện tại việc đi qua các hệ sinh thái đã xây dựng đẩy đủ các mảnh ghép, Foundation đang marketing mạnh và chỉ chờ bùng nổ như Ronin và Arbitrum sẽ là việc mình ưu tiên. Crypto 4 năm mới sôi động 1 lần nên chúng ta cũng cần phải tận dụng tối ưu lượng thời gian.
Tổng Kết
Hệ sinh thái Gaming trên Avalanche đang có những hương đi khác biệt so với phần còn lại của thị trường Gaming, nó có thể là hướng tới tương lai dài hạn hơn và tệp khách hàng họ hướng tới cũng không phải là các nhà đầu tư trong thị trường Cryto mà là lượng người đông đảo trong không gian Web 2.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024