Trong thời gian gần đây, biểu tượng màu cam tượng trưng cho tiêu chuẩn BRC 721 xuất hiện rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội Twitter. Tiêu chuẩn BRC 721 đang được nhắc đến như là một tiêu chuẩn đầu tiên dành cho NFT trên Bitcoin. Sự xuất hiện của BRC 721 mang đến cho mọi người cơ hội khám phá thêm về sự đa dạng và giá trị của Bitcoin. Vậy tiêu chuẩn BRC 721 là gì hãy cùng đội ngũ Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
BRC 721 Là Gì?
Giới thiệu về BRC 721
BRC 721 là một tiêu chuẩn thử nghiệm để phát hành NFT trên mạng Bitcoin được phát triển dựa trên ý tưởng và nguyên tắc của BRC 20 nhằm mục đích mang lại chức năng dành cho NFT trên hệ sinh thái của Bitcoin.
Sử dụng tiêu chuẩn BRC 721 cho phép người dùng dễ dàng tạo, mint, chuyển và cập nhật các tài sản kĩ thuật số cho nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm: Nghệ thuật kĩ thuật số, đồ sưu tầm, ….
Ai là người tạo ra BRC 721?
Thời điểm hiện tại, Bitcoin Ordinals thiếu một phương pháp được tiêu chuẩn hóa để giúp các Ordinals NFT có được tính linh hoạt và thêm nhiều chức năng tương tự như những gì mà NFT trên Ethereum có được.
Để giải quyết vấn đề này, nhà phát triển Poyo đã đề xuất ra một tiêu chuẩn mới dành cho NFT trên Bitcoin có tên gọi là BRC 721 vào 09/04/2023. Poyo định hình BRC 721 là một tiêu chuẩn giúp các thị trường xác định ngay các bộ sưu tập và siêu dữ liệu được thực hiện trực tiếp trên chuỗi.
BRC 721 Hoạt Động Như Thế Nào?
Với một Bitcoin Ordinals thông thường cần lưu ảnh cho mỗi Inscription, điều này dẫn đến phí mint cao và chiếm nhiều không gian trong mạng Bitcoin. Với BRC 721, ảnh được lưu trữ ngoài chuỗi thông qua dịch vụ IPFS các thông tin khác như: Địa chỉ hình ảnh và một số thông tin khi triển khai sẽ được lưu trữ trên chuỗi điều này sẽ cải thiện rất nhiều phí mint và không gian mạng Bitcoin.
Một điểm đặc biệt nữa của BRC 721 là vì áp dụng định dạng giao thức tương tự như BRC 20 và xác định các chức năng khác nhau thông qua nội dung JSON. Điều này giúp các NFT trên Bitcoin có thể đạt được các chức năng phức tạp hơn, đưa các tài nguyên bên ngoài vào Ordinals, có khả năng mở rộng và tương tác được với nhiều lớp ứng dụng, dApp.
Ưu và Nhược Điểm Của BRC 721
Ưu điểm chính của BRC 721
- Phi tập trung và không tin cậy: BRC 721 loại bỏ sự phụ thuộc vào các dịch vụ hoặc ví tập trung điều này dẫn đến một hệ sinh thái an toàn và mạnh mẽ hơn.
- BRC 721 đơn giản hóa quy trình tạo và xác minh bộ sưu tập bằng cách cung cấp một nguồn thông tin xác thực duy nhất.
- BRC 721 sử dụng URI và Metadata được lấy cảm hứng từ tiêu chuẩn ERC 721 trên chuỗi khối Ethereum, tiêu chuẩn này đã chứng minh được độ hiệu quả và đang được sử dụng rộng rãi trên Ethereum.
Nhược điểm của BRC 721
- Tiêu chuẩn BRC 721 mới ra mắt được một thời gian và chưa được kiểm duyệt bởi cộng đồng vì vậy có thể tồn tại một số lỗi trong quá trình thực thi.
Sự Khác Biệt Giữa BRC 721 Và BRC 20
Vì BRC 721 áp dụng định dạng giao thức tương tự như BRC 20 nhưng giữa chúng có các điểm khác nhau như sau:
- Mục đích sử dụng: BRC 20 được thiết kế để sử dụng cho Fungible Token trong khi đó BRC 721 được sử dụng cho NFT.
- BRC 20 yêu cầu mint một Inscription trước khi chuyển điều này là cần thiết nhưng nó dẫn đến chi phí giao dịch cao và làm tăng dữ liệu không hợp lệ trên mạng Bitcoin. Trong khi đó, BRC 721 tận dụng tính năng ordinals inscription và có thể hoàn thành giao dịch trực tiếp, giảm đáng kể chi phí và giảm dữ liệu không hợp lệ trên mạng.
Tổng kết
BRC 721 là một tiêu chuẩn thử nghiệm dành cho NFT trên Ethereum. Tiêu chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí các None Fungible Token (NFT). Vẫn còn nhiều thách thức đối với Bitcoin NFT để có thể đạt được sự chấp nhận hàng loạt như NFT trên Ethereum. Tuy nhiên, triển vọng thị trường NFT trên BTC vẫn rất hấp dẫn với việc giới thiệu BRC 721 mang lại sự linh hoạt và khả năng mở rộng hơn cho NFT trên BTC. Trên đây là tất cả thông tin mình muốn cung cấp với mọi người về BRC 721, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Jimmy Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Jimmy - November 21, 2024
- The Band Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Band Bears - November 21, 2024
- Phân Tích Bio Protocol: Dự Án DeSci Được Đầu Tư Bởi Binance Labs - November 21, 2024