Tokenomic là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bạn tham gia đầu tư dự án crypto. Có một câu nói rằng: "Chúng ta không đầu tư vào dự án mà chúng ta đầu tư vào token". Nếu mà dự án có tốt đến mấy mà mô hình tokenomic quá lạm phát thì giá token cũng sẽ nhanh chóng giảm chóng mặt.
Tuy nhiên trên thị trường hiện tại có rất nhiều các dự án cực kì tốt, có doanh thu đều đặn từ các sản phẩm của mình nhưng tokenomic lại cực kì tệ. Vậy đối với những trường hợp như thế này chúng ta cần phải làm gì thì trong bài viết này mình sẽ đưa ra các tiêu chí để đầu tư dự án crypto mà token không có use case.
Cùng theo chân Hak Research nhé!
Tiêu Chí Để Đầu Tư 1 Dự Án Crypto Mà Token Không Có Use Case
Giới thiệu và các khái niệm cơ bản của Tokenomics
Tokenomics là cụm từ kết hợp giữa 2 từ là "token" và "economics". Hiểu một cách đơn giản Tokenomics là nền kinh tế token của dự án bao gồm các yếu tố :
- Các thông tin cơ bản của token như tên dự án, mã token, blockchain, loại token, smartcontract, tổng cung hiện tại, tổng cung tối đa,...
- Token Allocation: là phân bổ token cho các bên khác nhau như Core Team, Advisor, Community, Airdrop, Incentive, Marketing, Public Sales, Investor,... Mỗi một dự án sẽ phân bố token theo những cách khác nhau để phủ hợp với dự án của mình.
- Token Release: là cách token được trả dần cho các bên có mặt trong phần token allocation.
- Token Use Case: là các tiện ích của token có thể hiểu một cách đơn giản thì người dùng có thể làm gì với token khi mà nắm giữ nó
Và trong bài viết này mình sẽ quan điểm của cá nhân mình về việc tìm ra các tiêu chí để đầu tư 1 dự án crypto mà token không có use case. Và khi chúng ta quyết định đầu một dự án mà token của chính dự án đó không có use case điều này đồng nghĩa với việc người mua, holder không có động lực nắm giữ thì chúng ta cần phải tìm hiểu thật kĩ các tiêu chí sau đây:
- Tìm hiểu sâu về dự án và ngành.
- Quan sát chi tiết về tokenomics của dự án.
- Phân tích on-chain.
Tìm hiểu sâu về dự án và ngành
Bước đầu tiên khi chúng ta cần tìm hiểu trước khi đầu tư một dự án mà token của dự án không có use case chính là tìm hiểu thật sâu về dự án, mảng của dự án đó đang triển khai và phải tự trả lời một số câu hỏi. Đầu tiên là các câu hỏi về dự án bao gồm:
- Dự án đó là về mảng gì?
- Dự án đó mang lại sản phẩm gì cho thị trường?
- Cơ chế hoạt động của dự án đó như thế nào?
- Sự khác biệt của dự án đó so với đối thủ cùng ngành?
- Đội ngũ phát triển của dự án có minh bạch và có tài năng hay không? Background của họ như thế nào? Đã từng làm ở đâu? Tham gia thị trường crypto từ thời điểm nào, bắt đầu đầu với dự án nào và các dự án đó tình hình hiện tại ra sao?
- Dự án được đầu tư bởi những quỹ đầu tư nào? Có quỹ đầu tư đó thuộc tier nào trong thị trường? Dự án đã kêu gọi tới vòng nào (Private, Pre Seed, Seed, Series A, Series B,...). Việc xác định được các vòng giúp chúng ta định hình được dự án đang ở giai đoạn nào. Ví dụ: Một dự án đã kêu gọi tới vòng Series A thường là các dự án đã có, sản phẩm, doanh thu, khách hàng,...
- Dự án đã triển khai sản phẩm của mình chưa? Các thông số như TVL, Volume, Người dùng, Doanh thu,... sau khi dự án ra mắt sản phẩm như thế nào?
- Động lực tăng trưởng của dự án trong tương lai như thế nào?
Sau khi trả lời các câu hỏi này bản thân mỗi người phải tự đưa ra các đánh giá, dự phóng cá nhân về dự án để có những đánh giá bước đầu sau đó tới những bước đánh giá tiếp theo. Tiếp theo chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi liên quan đến ngành mà dự án đang triển khai như:
- Dự án đó là ngành gì trong thị trường crypto? Có thể là AMM, Lending & Borrowing, Yield Farming, Launchpad,...
- Đặc điểm tổng quan của ngành đó là gì?
- Các ngành đó đóng vai trò như thế nào trong bức tranh chung của thị trường?
- Các ngành đó hoạt động như thế nào?
- Các ngành đó có tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai không? Bởi vì nếu ngành phát triển và mở rộng thì dự án vẫn còn có khả năng phát triển còn nếu mà ngành ngày càng đi xuống thì một dự án có tốt đến mấy thì cũng không thể gồng gánh được cả ngành. Vì vậy, dự án phải thuộc một ngành tiềm năng và có xu hướng tăng trưởng trong tương lai. Hoặc có những ngành tăng trưởng và đi xuống phụ thuộc vào xu thế thị trường chung thì chúng ta phải tìm hiểu thật kĩ để xác định, dự phóng thời điểm ngành tăng trưởng trở lại để có kế hoạch đầu tư chính xác.
- Các dự án đầu ngành đang như thế nào? Có thu hút và giữ chân được người dùng không? Có tiếp tục cải tiến sản phẩm không? Có tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm mới có tính innovation không?
- Cơ chế hoạt động của các dự án đầu ngành khác nhau như thế nào? Dự án mình đầu tư là cơ chế tương tự, cơ chế cải tiến hay là một cơ chế hoàn toàn mới?
- Động lực tăng trưởng chung của ngành là gì?
Sau khi trả lời các câu hỏi quan trọng liên quan tới ngành thì mọi người tiếp tục đưa ra những đánh giá, nhận định và dự phóng cá nhân về ngành đó. Nên nhớ mỗi ngành sẽ có những đặc điểm khác nhau nên chúng ta cần phải làm chi tiết, càng tỉ mỉ bao nhiều thì khi đầu tư chúng ta sẽ càng hạn chế mất tiền bấy nhiêu.
Quan sát chi tiết về tokenomics của dự án
Khi đọc và quan sát tokenomics của dự án thì chúng ta tiếp tục quan sát các yếu tố tạo thành nền tokenomics bao gồm: Các thông tin cơ bản của token, Token Allocation, Token Release & Token Use Case. Sau khi đọc các yếu tố trên chúng ta cần phải trả lời một số câu hỏi quan trọng như sau:
- Token Allocation của dự án phân bổ như thế nào? Tokenomics phân bổ như vậy đã hợp lý chưa? Có bên nào nắm quá nhiều token không?
- Dự án được trả trong vòng bao lâu? Tỷ lệ lạm phát như thế nào? Các bên được khóa trong vòng bao lâu sau đó sẽ được trả như thế nào? Cung của dự án hiện tại là bao lâu?
- Token Use Case như mình nói ở trên thì đơn giản là người dùng, holder sẽ nhận được những ưu đãi gì khi nắm giữ token của dự án? Có được tham gia stake không? Có được chia sẻ doanh thu không? Có được bỏ phiếu để quyết định các proposal của dự án không?
- Ngoài ra là một số câu hỏi như dự án có đốt token không? Dự án có in thêm token không?
Một số tiêu chí để đánh giá token allocation và token release của dự án như sau:
- Phần của Core Team chỉ nên ở khoảng 20%. Nếu nhiều hơn thì đội ngũ phát triển có quá nhiều token và sở hữu một áp lực bán lớn. Còn nếu ít hơn thì đội ngũ không có động lực phát triển. Thường của đội ngũ phát triển sẽ được khóa khoảng 1 năm nếu đội ngũ không khóa hoặc chỉ khóa 6 tháng thì thường là các đội ngũ sẽ khó gắn bó dài hạn với dự án.
- Phần của Investor cũng thường được khóa 1 năm để cam kết đi với dự án trong dài hạn. Riêng với phần Investor chúng ta cần xác định được họ mua ở mức giá nào? Sở hữu bao nhiêu token dự án? Bao giờ được mở và được trả dần như thế nào?
- Phần của Ecosystem thường để sử dụng làm incentive, liquidity mining để thu hút người dùng rơi vào khoảng từ 30 - 50%.
- Toàn bộ token của dự án sẽ thường được trả dần trong vòng 4 năm
Phân tích on-chain dự án
Với việc áp dụng phân tích on-chain thì mình thường chú ý đến 2 đặc điểm sau của một dự án:
- Tình hình chung toàn bộ thị trường, holder đang mua, bán hay nắm giữ như thế nào? Bên nào đang nắm giữ vị thế lớn hơn? Dòng tiền thông minh có đổ về token dự án không?
- Chúng ta cần nắm được là các quỹ đầu tư, cá voi đang nắm giữ bao nhiêu token? Xét theo token release thì đã được mở khóa chưa và trả dần như thế nào?
Mọi người có thể xem các bài Phân Tích On-chain của Hak Research để có khung sườn về việc phân tích on-chain một dự án. Một số bài viết nổi bật như:
Rồi trên đây là những lí thuyết mà chúng ta đã từng trải qua và bây giờ chúng ta sẽ đi vào các case chi tiết nhé!
Ví Dụ Cụ Thể Cho Các Dự Án
Lido Finance: Nền tảng Liquid Staking hàng đầu thị trường
Phân tích cơ bản tổng quan dự án
Chắc chắn Lido Finance sẽ thuộc danh sách phân tích này bởi vì token LDO của dự án gần như không có một use case nào ngoài governance. Từ các phân tích của cá nhân mình thì mình sẽ đưa ra lí do nhận định về các ưu và nhược điểm của dự án. Về ưu điểm:
- Dự án là dự án crypto lớn nhất trong ngành Liquid Staking với TVL chiếm đến khoảng 70% của toàn hệ. Không những lớn toàn ngành và có những lời điểm Lido Finance đã vượt Maker DAO để trở thành giao thức lớn nhất trong không gian DeFi.
- Liquid Staking gắn liền với các blockchain nền tảng và có thể phát triển multichain. Bởi vì xu hướng Layer 1 sẽ luôn là một xu hướng khi thị trường tăng trưởng trở lại và các dự án không nhất thiết phải phụ thuộc vào 1 blockchain nên mảng này sẽ còn tiếp tục phát triển.
- Dự án có doanh thu và doanh thu của những luôn đứng trong top các nền tảng có doanh thu cao nhất.
- Dự án phát triển multichain đúng là xu hướng của thị trường.
- Token của dự án hiện đã unlock được hơn 80% nên áp lực xả từ các token đang khóa tạm thời có thể được bỏ qua.
Nói chung về phân tích cơ bản thì không có quá nhiều điểm chê với dự án Lido Finance nên chúng ta sẽ cùng đi qua một vài nhược điểm của dự án như:
- Ngoài Ethereum thì các sản phẩm trên các blockchain khác chưa thật sự nổi bật (ngoài Terra thời điểm đầu thì tới hiện tại chưa có ai).
- Tỷ trọng ngành chiếm quá nhiều nên trong tương lai có nguy cơ bị bào mòn bởi các nhóm dự án phía dưới.
- Token gần như không có use case ngoài gorvernance nên không có động lực cho các holder dài hạn.
Phân tích on-chain
Một số các điểm mạnh trong on-chain đáng chú ý của Lido Finance bao gồm:
- Paradigm ví lớn thứ 2 của toàn bộ nền tảng Lido đang nắm giữ tổng cộng 70M token đã được mở khóa toàn bộ và đã nắm giữ gần 2 năm. Khi kiểm tra sâu hơn thấy Paradigm từng đầu tư $51M vào nền tảng Lido vào thời điểm 05/05/2021 có thể tạm tính rằng Paradigm bỏ ra $51M để mua 70M token LDO tương đương $0.72/LDO. Hiện tại giá của LDO đang loanh quanh khoảng $1 nên Paradigm mới chỉ lãi khoảng 30% và chưa bán bất kì một LDO nào.
- Dragonfly Capital đang nắm giữ tổng cộng 14M token LDO ở mức giá $1.45 với tổng giá trị khoản đầu tư khoảng $24M và chưa bán bất kì số Lido nào.
Chúng ta có thể tiếp tục lập luận như sau A16Z từng đơn thương độc mã đầu tư vào Lido Finance số tiền $70M vào thời điểm 03/03/2022 trước đó 05/05/2021 thì Paradigm đầu tư và sau đó 14/09/2021 thì Dragonfly Capital đầu tư thì chúng tạm có thể tạm suy ra rằng mức giá mà A16Z mua sẽ rơi vào khoảng giữa $0.72 - $1.5. Tại thời điểm A16Z mua Lido thì giá LDO trong ngày hôm đó là $2 thì chắc chắn A16Z mua Lido ở mức giá cao hơn $1. Tuy nhiên, dó không check được ví nên chúng ta không thể biết được ví mua bán như thế nào chúng ta chỉ có thể dự đoán được vị thế của A16Z. Tóm lại là:
- Paradigm: $0.72/LDO
- Dragonfly Capital: $1.45/LDO
- A16Z: $1 - $2/LDO
Mình thấy thông tin này tương đối đủ để có thể ra quyết định có đầu tư vào dự án Lido Finance hay không?
UniSwap: Dẫn dắt toàn bộ ngành AMM
Phân tích cơ bản tổng quan dự án
Tiếp tục là một dự án không cần bàn trong mảng AMM thì Uniswap cũng tương tự như Lido Finance trong ngành Liquid Staking. Một số ưu điểm dự án:
- AMM là ngành xương sống của DeFi ở quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nếu DeFi vẫn còn tồn tại và phát triển thì AMM sẽ tiếp tục đóng vài trò rường cột của mình.
- Trong mảng AMM thì Uniswap cùng Curve Finance là những AMM nổi bật nhất khi mà cùng nhau nắm đến 20% tổng TVL toàn ngành.
- Uniswap tiếp tục mở rộng sản phẩm theo chiều ngang khi thâm nhập vào thị trường NFT bởi việc mua lại Genie - NFT Marketplace Aggregator và kết hợp với SudoAMM để xây dựng AMM dành cho NFT.
- Dự án phát triển multichain đúng là xu hướng của thị trường.
- Token của dự án hiện đã unlock được gần 80% nên áp lực xả từ các token đang khóa tạm thời có thể được bỏ qua.
- Dự án luôn nằm trong TOP các nền tảng có doanh thu lớn nhất thị trường, có Trading Volume, Active User,... thuộc TOP thị trường.
Về một số nhược điểm của Uniswap như là:
- Uniswap V3 chưa phải Endgame cho vấn đề thanh khoản và Impermanent Loss cho các nhà cung cấp thanh khoản.
- Uniswap đã rất lâu rồi không có các bản cập nhật tiếp theo cho các thế hệ AMM của mình. Hiện tại mới chỉ dừng lại ở V3 mà chưa có thông tin V4, V5, V6,...
- Token gần như không có use case ngoài gorvernance nên không có động lực cho các holder dài hạn.
Phân tích on-chain
Có thể nói token UNI đang có một bảng on-chain đẹp nó còn đẹp hơn rất nhiều so với Lido Finance mình có chia sẻ ở trên. Một số thông tin Hak Research khai thác được từ on-chain của Uni có thể đưa ra một số kết luận như sau:
- Xét về dòng tiền thông minh cho thấy rằng các cá voi đang nắm giữ khá chắc UNI hơn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
- TOP 10 ví nắm giữ nhiều token UNI nhất không có dấu hiệu hoạt động bán có thể thấy rằng các ví này đang khá tin tưởng vào token UNI nói riêng và dự án Uniswap nói chung.
- A16Z nhận 15M token UNI từ 2 năm trước nhưng vẫn đang hold rất chắc tay.
- Các ví được đánh dấu có thể là Team, cố vấn và nhà đầu tư sớm của Uniswap đã nhận được token từ hơn 800 ngày trước tức khoảng hơn 2 năm và lượng token này có lúc đã đạt giá trị hàng trăm triệu đô tuy nhiên vẫn không có bất kì động thái di chuyển nào.
Tổng Kết
Và trên đây là tiêu chí chủ quan của cá nhân mình khi tham gia đầu tư dự án Crypto mà token không có Use Case. Mọi người có thêm tham khảo va thay đổi phù hợp với chiến lược của mỗi cá nhân khác nhau. Đầu tư dự án crypto là một nghệ thuật và hãy là một người nghệ sĩ khi phân tích dự án nhé!
Chú ý: Không có phương pháp đầu tư dự án crypto nào là chén thánh trong đầu tư!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024