Mina Protocol là gì? Mina Protocol là một trong các smartcontract platform sử dụng công nghệ zero-knowledge với nhiều đặc điểm khác biệt với các nền tảng smartcontract platform khác trên thị trường hiện có.
Mina Protocol là gì?
Mina Protocol vẫn được biết đến như là một blockchain nhẹ nhất thế giới chỉ nặng 22KB tương đương kích cỡ một vài dòng tweet trên twitter. Là một trong các smartcontract platform hiếm hoi áp dụng công nghệ zero-knowledge nên mục tiêu mà Mina Protocol đang hướng đến là quyền riêng tư cho người dùng và xây dựng web3.
Sự khác biệt của Mina Protocol
Thực tại các blockchain sau nhiều năm hoạt động kích thước càng ngày càng lớn với Bitcoin thì blockchain của nó đã nặng tới mức hơn 400GB tăng trưởng khoảng 17.6% so với 2021 và với Ethereum đã nặng đến gần 1TB với mức tăng trưởng gần 7% so với 2021 mà đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu của thị trường crypto. Đến lúc này một phần lớn chi phí của các Layer 2 là phí lưu trữ data lại Ethereum. Nhận thấy được vấn đề đó Mina đã thiết kế blockchain của mình có kích cỡ cố định là 22KB nếu tối ưu chỉ còn 11KB nhẹ hơn vài ngàn lần bức ảnh của bạn trên Iphone.
Với việc áp dụng công nghệ zero-knowledge giúp Mina Protocol bảo mật các thông tin liên quan tới người dùng.
Việc blockchain của Mina chỉ nặng khoảng 22KB giúp mọi thiết bị có thể triển khai trở thành 1 node của Mina Protocol và Mina hướng đến tính phi tập trung của mạng lưới hơn là về khả năng mở rộng.
Vì sao Mina Protocol có thể giữ blockchain của mình ở kích cỡ 22KB và không đổi?
Thường thì các blockchain sẽ càng ngày càng dài do hàng ngày có thêm rất nhiều block được thêm vào nhưng Mina Protocol sẽ giải quyết được vấn đề đó khi mà Blockchain của Mina Protocol sẽ giữ cố định ở mức 22KB (tối ưu xong chỉ bằng 11KB) và vĩnh viễn không bao giờ thay đổi. Vậy tại sao họ làm được điều đó?
Đối với node khi hoàn thành giao dịch nó ra tạo ra 1 bằng chứng giao dịch rồi gửi vào block thì trong block của giao dịch mới nhất nó bao gồm 1 bằng chứng của những giao dịch mới nhất + 1 bằng chứng cho toàn bộ các block trước đó. Các bằng chứng giao dịch này rất nhẹ và có thể chứng minh dễ dàng mà không cần tiết lộ thông tin chi tiết của các giao dịch đó.
Hiểu đơn giản, Mina Protocol đã mã hoá cả 1 blockchain = 1 bằng chứng. Đó là lí do vì sao Mina lại nhẹ và luôn luôn nhẹ như vậy.
Kinh tế học trên Mina Protocol
Mina Protocol hoạt động theo bằng chứng đồng thuận Proof Of Stake và có 3 thành phần tạo nên nền Kinh Tế trên Mina Protocol bao gồm: Producer, Verifier và Snarker.
- Block Producers: Là người sẽ staking Mina của mình để có quyền sắp xếp giao dịch và block. Điều mà Producers quan trọng nhất đó chính là giao dịch có phí cao nhất. Bên cạnh đó, để thêm 1 giao dịch vào block thành công thì Producers phải “mua” bằng chứng giao dịch Snark của Snarker.
- Snarker: Là những người tạo ra bằng chứng cho các giao dịch khi mà Producers gửi đến. Snarker sẽ được Producers chi trả một phần phí nằm trong phí giao dịch của người dùng.
- Verifier: Đóng vai trò luôn luôn theo dõi và kiểm tra tính toàn vẹn của mạng lưới thông qua việc tải xuống một bằng chứng Snark nhỏ sau đó mất vài mili giây để tính toán và xác nhận thông tin đồng thuận.
Ưu điểm của Mina Protocol
- Blockchain siêu nhẹ nên về dài hạn sẽ không cần lo lắng về chi phí lưu trữ dữ liệu sổ cái một trong những vấn đề khá bức bối ngay lúc này và sẽ ngày càng nóng hơn trong tương lai khi mà blockchain ngày càng nhanh, thời gian hoàn thành 1 block cũng ngắn.
- Vấn đề “phi tập trung’ của mạng lưới của Mina được xử lý tương đối triệt để khi mà sau này 1 chiếc điện thoại cũng trở thành 1 node cho mạng lưới.
- Với công nghệ zero-knowledge Mina Protocol hướng đến quyền riêng tư cho người dùng.
Nhược điểm của Mina Protocol
- Tốc độ của mạng lưới là đang cực kì chậm chỉ với 1 TPS so với Bitcoin hay Ethereum thì còn chậm hơn rất nhiều và Mina cũng đang có những hướng xử lý trong tương lai.
- Hệ sinh thái phát triển tương đối chậm. Ra đời cùng thời điểm với Near Protocol hay Solana nhưng rõ ràng Mina Protocol đang chậm hơn rất nhiều.
Mina Protocol đang có những hướng nào để giải quyết vấn đề mở rộng?
- Nâng cấp ở cấp độ giao thức.
- Gia tăng kích thước của block (có thêm nhiều giao dịch trong 1 block) hoặc giảm thời gian hoàn thành block.
- Nâng cấp hoặc tinh chỉnh về cơ chế đồng thuận
- Rollup tại mỗi zkApp.
- Gom nhiều giao dịch để xử lý 1 lần tương tự với Ethereum và các L2 là các L2 sẽ gom 100 – 1000 giao dịch thành 1 + bằng chứng gửi về Layer 1 nhưng tại Mina Protocol thì rollup sẽ diễn ra trực tiếp trên Layer 1.
- Điều này có thể tăng 50x – 100x TPS.
- Layer 2 Scailing.
- Là các giải pháp mở rộng đến từ L2 các zkApp có thể được xây dựng giống như DyDx, Immutable X,… trên nền tảng của StarkEx.
- Fork Solana / Cosmos và sử dụng chúng như các Layer 2.
Tính đến thời điểm ngay lúc này Mina Protocol có thể sẽ đi theo hướng Layer 2 Scailing mở rộng bằng công nghệ zk-fusion được giới thiệu bởi 1 developers lâu năm trên mạng lưới của Mina Protocol. Zk Fusion dự kiến sẽ được ra mắt trong Q4/2022.
Hệ sinh thái của Mina Protocol
Tính đến thời điểm hiện tại Mina Protocol còn chưa mainet tất cả các zkApps (Dapp được phát triển dựa trên công nghệ zero-knownledge) vẫn đang trong giai đoạn testnet. Đã có một vài các thông tin đầu tiên về các ZkApps nhưng chưa quá nhiều.
Với Mina Protocol ở thời điểm hiện tại chúng ta cần theo dõi tiến độ phát triển của các sản phẩm sau:
- ZkBridge: Là cầu 2 chiều kết nối Mina Protocol với Ethereum sau đó sẽ là nhiều các blockchain nền tảng khác nữa như Solana, Cosmos,…
- ZkOracle: Là Oracle gốc được phát triển bởi chính Mina Protocol để tối ưu cho hệ sinh thái của mình.
- ZkApps: Hiện vẫn đang trong quá trình testnet những giai đoạn cuối cùng đến tiến lên mainet thành công.
- Non-consensus Node: Việc triển khai chạy node trên các thiết bị Mobile nằm trong tầm nhìn của Mina Protocol nên đây cũng sẽ là cập nhật quan trọng trong tương lai.
- Zk Fusion: Là giải pháp mở rộng cho mạng lưới của Mina Protocol để giải quyết vấn đề về tốc độ giao dịch trên Mina.
Core team
Đứng sau xây dựng Mina Protocol đó chính là O(1) Labs bên cạnh đó còn là Mina Foundation và =nil; Foundation.
Evan Shapiro: CEO & Co-Founder of Mina Foundation và O(1) Labs.
- Có bằng Cử Nhân & Thạc Sĩ Khoa Học Máy Tính tại Carnegie Mellon University trong giai đoạn 2011 – 2015.
- Thực tập sinh kĩ sư phần mềm tại công ty Mozilla.
- Từ tháng 6/2017, Evan làm CEO của (O)1 Labs là đơn vị chuyên xây dựng, phát triển blockchain của Mina Protocol. Sau hơn 4 năm làm CEO cho (O)1 Labs thì Evan chuyển làm CEO cho Mina Foundation để có thể phát triển Mina một cách toàn diện.
Josh Cincinati: Former Executive Director
- Cựu đồng sáng lập Zcash Foundation. ZCash là một trong cách dự án đầu tiên hướng đến quyền riêng tư của người dùng thông qua công nghệ zero-knowledge.
Joon Kim: General Counsel (GC)
- Từng Làm GC tại Terra.
- Từng làm assistant GC & Vice President tại ngân hàng Goldman Sachs.
Kurt Hemecker: CEO Mina Blockchain
- Ông đã có hơn 7 năm gắn bó với tập đoàn BT tại Thụy Sĩ với nhiều chức vụ khác nhau từ những vị trí thấp đến những vị trí cấp cao như Giám Đốc. BT Group là một tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ cho các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới như Jp Morgan, Merrill Lynch và Chase.
- Vào năm 1997, Kurt đã làm COO cho tập đoàn GTN Telecom – một tập đoàn về truyền thông thành công nhất tại Thụy Sĩ về cung cấp dịch vụ đường dây cố định.
- Từng làm Giám Đốc Chiến Lược Cấp Cao tại PayPal, phụ trách chính trong việc xây dựng các mối quan hệ đối tác của Paypal với các công ty tập đoàn khác.
- Sau khi Diem Stablecoin & Blockchain thất bại Kurt Hemecker đã rời bỏ dự án để tới với Mina Protocol. Tại Diem, Kurt đảm nhận chức vụ COO một trong những vị trí quan trọng của dự án.
Investor
- Apr 5, 2019: Tại vòng Seed dự án đã kêy gọi thành công số tiền là $15M với sự tham gia của các tên tuổi uy tín như Coinbase, Paradigm, General Catalyst, Accomplice.
- Oct 21, 2020: Mina Protocol kêu gọi thành công 10.9M được dẫn đầu bởi Three Arrow Capital bên cạnh đó còn có Bixin Ventures.
- May 5, 2021: Mina Protocol được mở bán ICO trên sàn Coinlist thu về $18.8M
- Mar 17, 2022: Kêu gọi thành công $92M được dẫn đầu bởi FTX Ventures và Three Arrow Capital ngoài ra còn có các nhà đầu tư nổi bật như Pantera Capital, Amber Group, Circle Ventures, Finality Capital Partners & Blockchain.
Với số tiền này Mina Protocol tiếp tục phát triển theo roadmap đề ra và có những hỗ trợ cho những stragetic partners.
Lộ trình phát triển
zkBridge được phát triển bởi =nil; Foundation là câu kết nối 2 chiều giữa Ethereum và Mina Protocol trong tương lai sẽ là nhiều các blockchain nền tảng khác nữa dự kiến ra mắt vào Q4/2022.
zkOracle được chia làm 2 phase với phase 1 vào Q4/2022 và phase 2 sẽ diễn ra vào Q1/2023.
Non-consensus Node hiểu đơn giản là các thiết bị di động cũng có thể trở thành 1 node của Mina Protocol dự kiến hoàn thành vào Q1/2023.
zkFusion đánh vào khả năng mở rộng của Mina Protocol được coi là giải pháp Layer 2 cho Mina dự kiến ra mắt vào Q4/2022.
Tokenomic
Thông tin cơ bản về token Mina
- Tên token: Mina Protocol
- Mã: MINA
- Blockchain: MINA
- Phân loại token:
- Contract:
- Tổng cung: 963.540.892
Token Allocation
Token của Mina được phân bổ như sau:
- Mina Foundation: 4.5%
- (0)1 Labs: 5.6%
- Backers: 15.3%
- Core Contributors: 17.6%
- Community: 26.8%
- Block Rewards: 30.2%
Vị thế của các Vòng Đầu Tư
Token Realease
Token Mina sẽ được trả dần trong vòng 8 năm kể từ thời điểm TGE.
Token Use Case
- Người dùng có thể staking Mina để nhận phần thưởng.
- Mina được sử dụng làm phí giao dịch trên toàn bộ blockchain của Mina.
Sàn giao dịch
Hiện tại, Mina được giao dịch trên 24 các sàn giao dịch lớn nhỏ khác nhau như FTX, Binance, Binance US, Coinbase, OKX, Bybit,…
Kênh thông tin của Mina Protocol
- Twitter: https://twitter.com/MinaProtocol
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCWzKMFfIlMzHUXKSnYot5HA
- Website: https://minaprotocol.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/Mina-Protocol-108885454193665/
Tổng kết
Mina Protocol được xây dựng cùng thời điểm với Near Protocol hay Solana nhưng việc hướng đến một công nghệ mới và khó khăn khiến lộ trình của Mina Protocol chậm hơn các đối thủ cùng ngành tương đối nhiều. Liệu Mina Protocol sẽ trở thành một thế lực mới trong chu kì tiếp theo chứ?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024