Xu hướng Earn Point lên ngôi mạnh mẽ sau sự kiện Jito Labs Airdrop khủng đến người dùng của mình. Ngay sau đó hầu hết các dự án DeFi hiện nay đều đồng loạt ra mắt chương trình Earn Point để thu hút người dùng. Tuy nhiên, trong một vai trò của một Airdroper/Retroactiver thì chúng ta vẫn phải có một cách chơi phù hợp và hiệu quả từ đó tránh sa đà vào các dự án không cần thiết.
Xu Hướng Earn Point Lên Ngôi
Lịch sử phát triển
Thực tế Earn Point không phải một mô hình mới trong thị trường Crypto, nó đã có từ rất lâu và được coi là một trong những giải pháp giúp nền tảng có thể thu hút thanh khoản của người dùng mà không cần đến chương trình Liquidity Mining. Nó cũng đã song hành với Airdrop/Retroactive từ thời gian đầu cho đến nay, tuy nhiên nó chưa bao giờ thu hút người dùng bởi vì thường các dự án sử dụng mô hình Earn Point lại không mang lại những kết quả tốt.
Tuy nhiên, xu hướng Earn Point đã đồng loạt diễn ra trên hệ sinh thái Solana với các dự án thế hệ thứ hai trên nền tảng này. Đầu tiên, Marginfi là dự án đi đầu trong việc đưa mô hình Earn Point đến với hệ sinh thái Solana và mô hình này đã thật sự hoạt động khi mà TVL của dự án đã đe dọa tới vị thế của Solend - nền tảng Lending & Borrowing lớn nhất. Bản thân Solend cũng phải cho ra mắt chương trình Earn Point để cạnh tranh với đối thủ của mình.
Tiếp theo, Jito Labs là cái tên đã sử dụng mô hình Earn Point để cạnh tranh với các dự án đang lớn hơn mình là Marinade Finance trong cuộc chiến Liquid Staking và thực tế mô hình này lại tiếp tục chứng minh hiệu quả.
Earn Point tiếp tục được phổ biến mạnh mẽ hơn nữa trên hệ sinh thái Solana với hàng loạt các dự án áp dụng và triển khai như:
- Zeta Markets: Một nền tảng Perp DEX cho phép người dùng Long Short với đòn bẩy cao để tối ưu lợi nhuận dành cho nhiều tài sản phổ biến trong thị trường Crypto.
- Parcl: Một nền tảng Real World Assets giúp đưa DeFi và TradFi lại gần với nhau hơn.
Xu hướng Earn Point và điểm bùng nổ
Earn Point chỉ thật sự bùng nổ khi mà Jito Labs công bố Airdrop cho người dùng với tỷ lệ thấp nhấp dành cho những người nằm trong TOP 10.000 trở lên thì sẽ nhận được lên đến 5.000 JTO. 5.000 JTO tại thời điểm TGE có giá trị lên đến $5.000 và nếu người dùng giữ tới ngày hôm sau thì con số này đã lên đến mức $15.000. Chính vì điều này đã làm mọi người đổ xô đi làm Airdrop trên hệ sinh thái Solana và đặc biệt là các dự án đang có chương trình Earn Point như Zeta Markets, Parcl, Marginfi,...
Một yếu tố nữa cũng đã làm cho mô hình Earn Point trở nên nổi tiếng đó chính là Blur. Blur là một trong những NFT Marketplace nổi tiếng trong thị trường Crypto và cũng có chương trình Earn Point. Với các Volume mua - bán trên Blur người dùng sẽ nhận về Point và được quy đổi về Airdrop trong tương lai. Pacman - Founder của Blur cũng đã tận dụng mô hình này với Blast và nó đã tiếp tục thành công hơn cả dự đoán.
Xu hướng Earn Point từ đó đã không chỉ dừng lại trên hệ sinh thái Solana mà bắt đầu lan tỏa trên nhiều hệ sinh thái khác có thể kể đến như:
- Sui Network: Navi Protocol
- Ethereum: Swell
- Layer 2: Manta Network. Neon Labs,
- Starknet: Nostra Finance, Ekubo, StarkDeFi,
- NFT: Mocaverse
Hãy Chơi Đúng Cách
Vấn đề của mô hình Earn Point với các Airdroper
Khi xu hướng Earn Point lên ngôi thì nó có một số những ưu điểm như:
- Gần như 96.69% là dự án sẽ phải Airdrop cho những người đã tham gia ủng hộ dự án từ sớm.
- Mô hình này giúp chúng ta dễ dàng biết được mình ở đâu so với tất cả mọi người từ đó biết điều phối thanh khoản, tài sản sao cho phù hợp.
Tuy nhiên việc bạn biết được mình đứng ở đâu trong bảng xếp hạng thì cũng dẫn tới người khác cũng thấy được điều này và cuộc đua top bắt đầu diễn ra. Chính từ đây các nhược điểm của mô hình Earn Point bắt đầu lộ ra với các Airdroper như sau:
- Xu hướng Earn Point bùng nổ với quá nhiều các dự án sử dụng mô hình này ra đời. Người chơi bắt đầu trở nên loạn nhịp và không biết đưa tiền của mình vào đâu.
- Xu hướng Earn Point khiến cuộc chạy đua về dòng tiền bùng nổ khi ai cũng muốn leo TOP cao hơn chính vì vậy nguồn lực bỏ ra với các dự án có mô hình Earn Point cũng cao hơn hẳn so với các dự án làm Airdrop thông thường.
Hãy chơi đúng cách & tránh sa đà
Tất nhiên cách chơi Airdrop với các dự án sử dụng mô hình Earn Point sẽ không khác quá nhiều so với các dự án không sử dụng mô hình này. Tuy nhiên, lúc này chúng ta phải chậm lại để quay về những tiêu chí cơ bản để đánh giá một dự án. Khi mà số lượng các dự án sử dụng mô hình Earn Point quá nhiều thì lúc này bắt buộc chúng ta phải có chọn lọc dựa trên các tiêu chí cơ bản như sau:
- Phân tích cơ bản về dự án bao gồm tổng quan, cơ chế hoạt động, điểm khác biệt và đội ngũ phát triển.
- Phân tích về các vòng gọi vốn của dự án và các quỹ đầu tư tham gia.
- Phân tích về mô hình Earn Point. Điểm đến từ đâu? Tỷ lệ như thế nào? Chương trình đã diễn ra từ bao giờ?
Từ các tiêu chí trên chúng ta sẽ chọn lọc dự án phù hợp với mình và bắt đầu tham gia. Khi bắt đầu tham gia vào dự án chúng ta cần phải xác định được:
- Mục tiêu: Đối với những người dùng có vốn lớn thì nên đặt mục tiêu lọt vào TOP 5% - 10% của toàn bộ lượng người dùng tham gia. Còn đối với những người dùng có số vốn mỏng hơn thì mục tiêu nên là TOP 30%. Tất nhiên với những dự án mà có quá nhiều người tham gia thì với những người dùng vốn mỏng phải có kế hoạch để leverage hoặc chọn các dự án khác.
- Đo lường: Khi xác định mình nên lọt vào TOP bao nhiêu phần trăm thì phải tính được mình sẽ phải bỏ ra bao nhiêu và mất bao lâu. Nếu dự án đã thuộc giai đoạn cuối thì phải tăng vốn để giảm thời gian và nếu dự án vẫn còn sớm thì có thể giảm vốn để tăng thời gian.
- Chuẩn bị: Dựa trên mục tiêu về TOP lọt vào thì người dùng phải sử dụng một số lượng tài sản có thể là Stablecoin hoặc Altcoin để đạt được mục đích của mình. Việc chuẩn bị có thể là di chuyển tiền từ offchain vào on-chain hoặc di chuyển từ nhiều Blockchain khác nhau về Blockchain đích.
- Hành động: Sau khi lên mục tiêu và chuẩn bị kĩ càng thì người dùng phải bắt tay vào hành động. Bên cạnh hành động thì phải theo dõi bảng xếp hạng 2 - 3 ngày/lần để biết được mình đang ở đâu? Tăng TOP nhanh hay chậm thậm chí bị giảm TOP từ đó điều chỉnh mục tiêu rồi lên lại kế hoạch và tiếp tục hành động.
Một điều đặc biệt quan trọng với những người dùng có số vốn không nhiều thì tiêu chí vẫn là phải tập trung chứ không nên dàn trải. Yếu tố tập trung ở đây dành cho cả việc tránh FOMO vào tất cả những dự án đang có xu hướng Earn Point bởi vì người dùng rất dễ rơi vào trạng thái khi thấy một dự án mới tốt hơn thì lại nhanh chóng tháo thanh khoản ở nên tảng cũ để chuyển tới nền tảng mới.
Tổng Kết
Xu hướng Earn Point ngày càng rầm rộ trên hệ sinh thái mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nhưng nó cũng góp phần làm nhà đầu tư bị loạn chiến lược. Chính vì vậy cần phải có một chiến lược rõ ràng khi sự việc này diễn ra.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024