Art NFT là gì? Art NFT là một tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số được tạo ra trên Blockchain dưới dạng Non-Fungible Token (NFT) cung cấp cho mỗi tài sản một định danh duy nhất. Vậy Art NFT có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Để hiểu thêm về Art NFT, mọi người có thể tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Art NFT Là Gì?
Art NFT là một tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số được tạo trên Blockchain dưới dạng Non-Fungible Token (NFT). Tương tự như các loại NFT khác, khi một Art NFT được tạo ra thông tin về tác phẩm nghệ thuật được lưu trữ trên Blockchain. Điều này bao gồm thông tin về người tạo, ngày tạo, mô tả, hình ảnh hoặc bất kì loại dữ liệu nào khác giúp chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu độc quyền đối với Art NFT của mình.
Art NFT đã trở thành một xu hướng mới với các nghệ sĩ nơi các tác phẩm nghệ thuật có thể được mua và bán trực tiếp trên thị trường bằng cách sử dụng tiền điện tử chẳng hạn như: ETH, Sol,... Một số tác phẩm Art NFT nổi tiếng có thể kể đến là: Everydays: the First 5000 Days của Beeple được bán với giá $69.3M USD tại Christie's vào năm 2021,...
Sự Khác Biệt Giữa Art NFT Và Nghệ Thuật Truyền Thống Là Gì?
Art NFT và nghệ thuật truyền thống khác nhau về nhiều mặt. Trong một số trường hợp Art NFT có thể mang lại nhiều doanh thu hơn dành cho nghệ sĩ thông qua phí bản quyền từ việc bán NFT trên các thị trường thứ cấp. Sau đây chúng ta cùng xem những điểm khác biệt giữa Art NFT và nghệ thuật truyền thống là gì nhé:
- Lưu trữ: Các tác phẩm nghệ thuật vật lí truyền thống đòi hỏi không gian lưu trữ tốt để không bị ảnh hưởng đến chất lượng của tác phẩm. Trong khi đó, Artr NFT là những tệp kĩ thuật số được lưu trữ bằng công nghệ Blockchain.
- Địa điểm bán hàng: Các tác phẩm nghệ thuật truyền thống có thể bán trực tuyến hoặc trong các phòng trưng bày nghệ thuật thông qua đấu giá. Nhưng đối với Art NFT, người dùng chỉ có thể mua chúng trên các NFT Marketplace.
- Khán giả: Art NFT có thể tiếp cận được nhiều người mua tiềm năng hơn thông qua Internet. Trong khi các tác phẩm nghệ thuật truyền thống chỉ có thể tiếp cận được một lượng khán giả hạn chế trong phòng trưng bày hoặc từ các nhà đấu giá.
- Sự biến động của thị trường: Khác với các tác phẩm nghệ thuật truyền thống phụ thuộc vào nhu cầu của người mua trong các cuộc đấu giá, tạo nên giá trị của từng tác phẩm nghệ thuật. Đối với Art NFT, sự biến động về giá có thể cao hơn nhiều từ việc người dùng có thể dễ dàng mua bán chúng trên các NFT Marketplace. Ngoài ra, xu hướng của thị trường chung cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá của các tác phẩm Art NFT.
Các Loại Art NFT Phổ Biến
Generative art
Generative Art NFT đề cập đến các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng cách sử dụng thuật toán thay vì được tạo trực tiếp bởi chính tay nghệ sĩ phát hành. Generative Art NFT có thể được tạo ra bằng nhiều kĩ thuật và công nghệ khác nhau bao gồm thuật toán, trí tuệ nhân tạo và các loại phần mềm khác.
Generative Art NFT được sử dụng để tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau bao gồm Visual art, âm nhạc và văn học. Một trong những bộ sưu tập nghệ thuật tạo hình phổ biến có thể kể đến là Fidenza by Tyler Hobbs - được lập trình bởi thuật toán để tạo các khối và đường nét hữu cơ đầy màu sắc, Autoglyphs được phát hành vào năm 2019 bởi Larva Labs là một thử nghiệm trong nghệ thuật tạo hình được tạo bằng mã Code chạy trên chuỗi khối Ethereum,...
Digital art
Digital art NFT đại diện cho các tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số chẳng hạn như những bức tranh kĩ thuật số và các loại tài sản kĩ thuật số khác. Digital Art có thể được bán chủ yếu trên Foundation và Nifty Gateway với đợt bán NFT lớn nhất cho đến nay là đợt bán tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số “The Merge” với giá trị $91.8M USD.
Ưu Điểm Của Art NFT So Với Nghệ Thuật Truyền Thống
Khi nói về nghệ thuật, nghệ thuật kĩ thuật số và nghệ thuật truyền thống không khác quá xa về mặt ý nghĩa. Chúng đều là những tác phẩm nghệ thuật và chỉ có giá trị khi người mua quyết định. Tuy nhiên, đối với Art NFT người dùng có thể nhận được một số ưu điểm như sau:
- Tính xác thực và xuất xứ: Bằng cách sử dụng công nghệ chuỗi khối để theo dõi quyền sở hữu của một tác phẩm Art NFT. Người dùng có thể thiết lập một bản ghi rõ ràng và có thể kiếm chứng về tính xác thực và nguồn gốc của tác phẩm nghệ thuật tránh được các tác phẩm làm giả như trong thế giới nghệ thuật truyền thống. Điều này cũng góp phần tạo thêm tính minh bạch trong thị trường nghệ thuật.
- Quyền sở hữu: Bằng cách sử dụng NFT để thể hiện quyền sở hữu đối với một tác phẩm nghệ thuật, các nghệ sĩ và nhà sưu tập có thể kiểm soát tốt hơn các tác phẩm nghệ thuật của họ.
- Khả năng tiếp cận: Bằng cách sử dụng Art NFT để đại diện cho tác phẩm nghệ thuật giúp dễ tiếp với nhiều đối tượng người dùng hơn. Chẳng hạn một nghệ sĩ có thể tạo một bản sao kĩ thuật số đại diện cho tác phẩm của họ, giúp người dùng có thể dễ dàng chia sẻ và xem trực tuyến. Điều này giúp các nghệ sĩ tiếp cận với khán giả toàn cầu dễ dàng hơn và giúp các nhà sưu tập tiếp cận với nhiều loại hình nghệ thuật hơn.
Một Số Tác Phẩm Art NFT Nổi Tiếng
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trong thế giới thực không thế xác định được thông qua bất kì phương pháp nào và Art NFT cũng vậy. Đã có rất nhiều tác phẩm Art NFT được bán với giá trăm nghìn thậm chí hàng chục triệu đô, sau đây là một số tác phẩm Art NFT nổi tiếng:
Everydays: The First 5000 Days
Everydays: The First 5000 Days là một tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số được tạo bởi Mike Winkelmann, được biết đến với nickname là Beeple. Tác phẩm này là sự kết hợp của 5000 hình ảnh kĩ thuật số do Beeple tạo ra mỗi ngày trong hơn 13 năm qua. Tác phẩm kĩ thuật số này đã được bán với giá $69.3M USD tại Christie's vào năm 2021 khiến nó trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số đắt giá nhất từ trước đến nay.
The Merge NFT
The Merge NFT là một tác phẩm nghệ thuật NFT độc đáo do nghệ sĩ Murat Pak tạo ra và được giới thiệu trên Nifty Gateway trên thị trường NFT hàng đầu vào tháng 12/2021. Bộ sưu tập được tao ra để kỷ niệm quá trình chuyển đổi của Ethereum từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work sang Proof-of-Stake đã được bán trên Nifty Gateway cho 28.983 nhà sưu tập để thu về số tiền kỉ lục 91.8M USD. Điều này làm cho The Merge không chỉ là bộ sưu tập NFT đắt nhất từng được bán mà còn là tác phẩm nghệ thuật đắt nhất được bán bởi một nghệ sĩ còn sống khi bán công khai.
Ringers by Dmitri Cherniak
Ringers là một bộ sưu tập bao gồm 1.000 NFT trên Ethereum gồm những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi thuật toán khám phá khả năng quấn một chuỗi xung quanh một chốt. Bộ sưu tập được tạo ra vào tháng 10/2021 trên nền tảng Art Blocks bởi nghệ sĩ kiêm lập trình viên người Canada Dmitri Cherniak. Cũng trong một phiên mở bán đấu giá vào tháng 10/2021, NFT Ringer #109 trong bộ sưu tập đã được bán với giá hơn $7M USD và trở thành NFT đắt nhất do Art Blocks phát hành.
Tổng kết
Ngày nay Art NFT đang trở thành một xu hướng mới dành cho các nghệ sĩ muốn phát hành các tác phẩm nghệ thuật của mình trên nền tảng Blockchain. Với những tác phẩm trị giá hàng triệu đô la được bán trên thị trường, Art NFT đang cho thấy sức hút cũng như tiềm năng phát triển lớn của mình trong tương lai. Trên đây là tất cả thông tin mà mình muốn cung cấp cho mọi người về Art NFT, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Vana: Mạng Lưới Dữ Liệu Phi Tập Trung - November 17, 2024
- The Boo Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Boo Bears - November 16, 2024
- Phân Tích Polymarket: Nền Tảng Dự Đoán Phi Tập Trung Hàng Đầu Trên Thị Trường - November 16, 2024