NFT Marketplace là gì? NFT Marketplace hay cách gọi dân dã là Chợ NFT là nơi mua bán các loại NFT trên thị trường. Ở thời điểm hiện tại chúng ta có nhiều NFT Marketplace khác nhau vậy cơ chế hoạt động của mỗi loại như thế nào thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Để hiểu hơn về NFT Marketplace, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về NFT Marketplace
NFT Marketplace là gì?
NFT Marketplace là nơi mua - bán, trao đổi các vật phẩm NFT trong thị trường crypto. Rõ ràng, NFT cũng cần một thị trường để người dùng có thể mua bán, trao đổi từ nền tảng NFT Marketplace này mà nền tảng chính NFT bắt đầu được khởi chạy và xây dựng như Lending & Borrowing, Derivatives, Yield Farming, Leverage Yield Farming,...
NFT Marketplace cho phép các nghệ sĩ tạo, đăng kí và bán NFT của mình đến với cộng đồng. Người dùng có thể tìm kiếm các NFT phù hợp trên sàn và mua chúng bằng tiền điện tử. Một số NFT Marketplace phổ biến hiện nay có thể kể đến là OpenSea, Rarible, Blur, …
NFT Marketplace đã trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển nhất trong thế giới tiền điện tử. Theo ước tính, doanh thu của các nền tảng NFT Marketplace trong năm 2023 đạt $1.6B USD và dự kiến tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 18.55% dẫn đến tổng doanh thu vào năm 2027 có thể lên đến $3.1B USD.
Cách giao dịch trên các NFT Marketplace
Tương tự như các nền tảng Defi khác để tham gia mua bán và giao dịch NFT, trước tiên người dùng cần liên kết ví tiền điện tử (vd: Metamask,...) với các NFT Marketplace.
Tùy thuộc vào từng NFT Marketplace nhưng sau đây là một số chỉ số chính giúp mọi người có thể đánh giá một bộ sưu tập NFT:
- Total Volume: Tổng volume giao dịch.
- Floor Price: Giá sàn NFT.
- Best Offer: Giá được đặt mua tốt nhất.
- Listed: Số NFT được được bán trên sàn.
- Owners: Tổng số người sữu.
- Unique Owners: Lượng người sở hữu tự nhiên.
- Items: Tổng số NFT.
- Ceated: Thời gian bán.
- Ceator Earnings: Phí giao dịch.
- Chain: Blockchain được sinh ra.
- Category: Phân loại NFT.
- Filter: Phân loại NFT theo đặc điểm.
Cách mua NFT trên các nền tảng NFT Marketplace
- Nạp tiền vào ví tiền điện tử chẳng hạn như Metamask. Tùy thuộc vào mỗi nền tảng mà người dùng chọn loại tiền điện tử thích hợp. Chẳng hạn khi người dùng giao dịch trên Solana thì cần Token SOL hay giao dịch trên Ethereum thì cần ETH hay WETH.
- Kết nối ví với nền tảng NFT Marketplace.
- Tìm kiếm NFT trên thị trường theo một số thông tin mình cung cấp ở trên. Ngoài ra, người dùng có thể tìm kiếm các NFT quý hiếm thông qua bộ lọc thuộc tính trên các nền tảng NFT Marketplace.
- Đặt giá thầu hoặc mua ngay với giá listing trên thị trường.
Cách bán NFT trên các nền tảng NFT Marketplace
- Liên kết với tiền điện tử chứa NFT mà người dùng muốn bán với nền tảng NFT Marketplace.
- Gửi NFT lên nền tảng và hoàn tất một số thông số liên quan như: Giá Offer Price, thời gian niêm yết,...
- Sau khi hoàn tất, NFT của người dùng sẽ được niêm yết trên nền tảng NFT Marketplace.
Phân Loại Các NFT Marketplace
Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều nền tảng NFT Marketplace đang tồn tại trên thị trường. Mỗi thị trường có một đặc điểm riêng nhưng chúng ta có thể chia NFT Marketplace thành 3 loại chính sau:
Exclusive NFT Marketplace - Thị trường NFT độc quyền
Exclusive NFT Marketplace là một nền tảng giao dịch NFT được tạo ra để mua bán các tác phẩm NFT độc quyền với số lượng phát hành giới hạn mang lại tính hiếm có và độc nhất của chúng. Các tác phẩm này có thể được tạo bởi các nghệ sĩ nổi tiếng và có thể bao gồm những NFT đại diện cho quyền sở hữu của các sản phẩm trong thế giới thực như: Một lô đất hay một chiếc ô tô cao cấp.
Tuy nhiên, Exclusive NFT Marketplace vấp phải một nhược điểm là tính thanh khoản thấp do số lượng ít và mức giá sở hữu cao. Vì vậy, đây là thị trường phù hợp với những nhà sưu tầm muốn sở hữu các tác phẩm đặc biệt và độc đáo. Một số nền tảng Exclusive NFT Marketplace phổ biến như: SuperRare, Foundation, KnownOrigin,...
General NFT Marketplace - Thị trường NFT phổ thông
General NFT Marketplace là một thị trường mở cho phép người dùng mua, bán và giao dịch hầu hết hết các NFT. Đây là thị trường phổ biến nhất đối với người dùng với rất nhiều loại NFT với số lượng, giá cả và nhiều thể loại khác nhau như: gaming, Art, PFP,... và thậm chí là cả những dòng Tweet hoặc meme có giá trị cao.
Với rất nhiều NFT Marketplace khác nhau được tạo ra và tồn tại trên nhiều nền tảng Blockchain khác nhau. Đây là một số General NFT Marketplace phổ biến: OpenSea, Magic Eden, Blur, ImmutableX,.. hay một số NFT Marketplace trên Cex như: Binance NFT, OKX NFT Marketplace,...
Specific NFT Marketplace - Thị trường NFT chuyên dụng
Specific NFT Marketplace là một thị trường giao dịch NFT cho một phân khúc nhỏ trên thị trường. Đó có thể là thị trường dành riêng cho NFT Gaming với các tài sản trong Game Blockchain như Axie NFT Marketplace hay là thị trường dành riêng cho một bài hát hoặc video NFT. Nhìn chung, Specific NFT Marketplace giúp người dùng dễ dàng và thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch của mình.
Mô Hình Kinh Doanh Của Các NFT Marketplace
NFT Marketplace là nơi trung gian kết nối giữa người sáng tạo, người mua và người bán NFT. Sau đây là một số nguồn doanh thu mà các NFT Marketplace có được trong quá trình người dùng giao dịch:
- Phí niêm yết: Phí niêm yết có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nền tảng và loại tài sản niêm yết. Một số NFT Marketplace không tính phí niêm yết trong khi những thị trường khác có thể tính một khoản phí nhỏ và được cộng dồn vào cùng với phí Gas mà người dùng phải trả.
- Phí giao dịch: Đây là nguồn doanh thu chính của các nền tảng NFT Marketplace. Các khoản phí có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nền tảng nhưng thường rơi vào khoảng 2 - 5% cho mỗi giao dịch. Ví dụ: OpenSea tính phí 2.5% cho mỗi lần người dùng mua NFT trên nền tảng.
- Tiền hoa hồng: Một số nền tảng NFT Marketplace nhận được tiền hoa hồng từ các nghệ sĩ, người sáng tạo thông qua các đợt bán hàng thường là các NFT siêu hiếm.
- Phí đấu thầu: Một số nền tảng NFT Marketplace áp dụng mức phí đấu thầu dành cho người mua khi đấu thầu thành công một tài sản kĩ thuật số mà họ tham gia.
- Các chương trình liên kết: Một số nền tảng NFT Marketplace có thể giới thiệu các chương trình liên kết cụ thể với các đối tác của họ.
Lợi Ích Của NFT Marketplace
NFT Marketplace là một phần vô cùng quan trọng đối với các nhà sáng tạo, người mua và người sưu tập. Sau đây là một số lợi ích mà NFT Marketplace mang lại:
- Thị trường giao dịch: Tương tự như với token cần một nền tảng Dex hay Cex để có thể giao dịch, NFT cần một NFT Marketplace là nơi trung gian kết nối các nhà sáng tạo, người mua và người bán.
- Khả năng kiếm tiền: NFT Marketplace cho phép các nhà sáng tạo kiếm tiền từ tác phẩm của họ, chẳng hạn như thông qua việc bán các tác phẩm nghệ thuật độc đáo hay doanh thu từ tiền bản quyền.
- Tính thanh khoản: Không giống như token, NFT được biết đến là tài sản có tính thanh khoản thấp. Việc NFT Marketplace ngày càng phổ biến như hiện nay giúp nhiều người tiếp cận với NFT hơn và làm tăng tính thanh khoản cho toàn bộ thị trường NFT.
- Tương tác trực tiếp: NFT Marketplace cho phép các nhà sáng tạo kết nối với rất nhiều khách hàng tiềm năng và xây dựng một cộng đồng xung quanh những người yêu thích tác phẩm nghệ thuật của họ.
Các NFT Marketplace Phổ Biến
OpenSea
OpenSea là một trong những nền tảng NFT Marketplace lâu đời và lớn nhất hiện nay. OpenSea được ra mắt vào năm 2017 và là nền tảng giao dịch của nhiều NFT nổi tiếng như: CryptoPunks, Bored Ape Yacht Club (BAYC), Azuki,....
Trước đây, OpenSea chỉ phát triển trên chuỗi khối Ethereum nhưng trong thời gian gần đây OpenSea đã định hướng phát triển theo hướng Multi Chain với việc phát triển trên Solana, Polygon, Avalanche, BNB chain,... OpenSea được biết đến với giao diện thân thiện và phù hợp với những người mới bắt đầu tham gia vào thị trường NFT.
Rarible
Rarible là một nền tảng NFT Marketplace cho phép người dùng mua và bán các tài sản kĩ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm,... Là một thị trường đa chuỗi, Rarible hỗ trợ nhiều nền tảng chuỗi khối như: Ethereum, Tezos, Polygon, Solana và Immutable X khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho những người đam mê NFT muốn mua, bán hoặc tạo NFT.
Một khía cạnh thú vị của Rarible là thay vì chịu sự quản lí của đội ngũ phát triển, Rarible muốn tạo ra một thị trường phi tập trung cho phép người nắm giữ token RARI (token chính của Rarible) có thể bỏ phiếu cho các quyết định của nền tảng.
Axie Infinity Marketplace
Axie Infinity Marketplace là một thị trường NFT chuyên dụng dành cho những trò chơi tiền điện tử phổ biến. Nó cho phép người dùng mua, bán và giao dịch các vật phẩm được sử dụng trong game Axie Infinity như: Pet Axies, Lands, Accessories,...
Axie Infinity Marketplace áp dụng mức phí 4.25% cho mỗi giao dịch trên nền tảng. Với sự phổ biến của Axie Infinity vào năm 2021, nền tảng NFT Marketplace này cũng là một trong những nền tảng đạt doanh thu lớn nhất trong thị trường NFT.
Binance NFT Marketplace
Binance là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới. Binance đã giới thiệu Binance NFT Marketplace vào tháng 06/2021 cung cấp cho người dùng có thể mua, bán và giao dịch các tài sản kĩ thuật số độc đáo. Một lợi thế của Binance NFT Marketplace là mức phí giao dịch thấp chỉ 1% cho mỗi giao dịch. Đây cũng là nền tảng thân thiện với người dùng và được xây dựng bằng công nghệ và bố cục tương tự như sàn giao dịch của họ.
Nifty Gateway
Nifty Gateway được biết đến là nền tảng đấu giá các tác phẩm NFT đắt tiền và độc quyền như: “The Merge” của nghệ sĩ kỹ thuật số Pak được bán với giá $91,8M USD, … Nifty Gateway được thành lập bởi Duncan và Griffin Cock Foster và sau đó đã được mua lại vào năm 2019 bởi cặp song sinh Winklevoss.
Thị trường này tập trung vào các tác phẩm nghệ thuật của những người nổi tiếng và nghệ sĩ hàng đầu. Để thúc đẩy nhu cầu, Nifty Gateway chỉ mở bán các NFT đắt tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, người dùng có thể thanh toàn các NFT đắt tiền bằng thẻ tín dụng của mình.
Tổng kết
NFT đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, nhiều người bỏ ra hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đô để sở hữu một NFT quý hiếm. Nhu cầu NFT ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng NFT Marketplace để giao dịch cũng tăng theo vì vậy NFT Marketplace nhìn chung là một mảng vô cùng tiềm năng trong tương lai. Hi vọng qua bài viết này, mọi người đã nhận được những kiến thức thú vị về NFT Marketplace.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024