Thời gian gần đây, NFT trên Bitcoin đang được nhắc đến như là một cơ hội đầu tư mới dành cho các nhà đầu tư. Và mới đây BRC 721E xuất hiện như một giải pháp giúp chuyển NFT từ Ethereum sang chuỗi khối Bitcoin. Điều này mở ra tiềm năng cực kì to lớn về sự phát triển của NFT trên Bitcoin. Vậy BRC 721E có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
BRC 721E Là Gì?
Lịch sử ra đời của BRC 721E
Dù Bitcoin Ordinals mới chỉ xuất hiện từ đầu năm 2023 nhưng nó đã thu hút rất nhiều nhà phát triển với nhiều giải pháp khác nhau nhằm cải thiện chất lượng của NFT trên mạng lưới Bitcoin.
Như một giải pháp đột phá mới, tiêu chuẩn BRC 721E mới ra mắt gần đây với sự nỗ lực hợp tác giữa Ordinals market và dự án Bitcoin Miladys NFT cho phép người dùng chuyển các ERC 721 NFT của họ từ Ethereum sang mạng Bitcoin. Điều này mở ra một tiềm năng mới cho các nhà đầu tư trong cộng đồng NFT những người có thể đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới ngoài chuỗi khối Ethereum.
Giới thiệu về tiêu chuẩn BRC 721E
Quá trình này bao gồm việc gửi các ERC 721 NFT đến một địa chỉ Burn khiến chúng không thể được truy cập. Sau đó người dùng cần phải trả phí Gas để ghi NFT vào chuỗi khối Bitcoin. Mặc dù tiêu chuẩn BRC 721E không lưu trữ siêu dữ liệu trực tiếp trên chuỗi khối Bitcoin nhưng nó cung cấp giải pháp cho người dùng lưu trữ hình ảnh xem trước có độ phân giải thấp hơn trên chuỗi. Cách tiếp cận sáng tạo này mở đường cho quá trình chuyển đổi tài sản liền mạch giữa Ethereum và Bitcoin trong khi vẫn đảm bảo được những đặc tính và nguồn gốc độc đáo của NFT ban đầu.
Áp Dụng Tiêu Chuẩn ERC 721 Với Các Tính Năng Bổ Sung
Tiêu chuẩn BRC 721E được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ERC 721 của Ethereum, một tiêu chuẩn đã được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng người dùng NFT trên Ethereum. Tuy nhiên, BRC 721E vẫn có những tính năng bổ sung thú vị được thiết kế riêng cho NFT trên chuỗi khối Bitcoin.
Tăng cường khả năng bảo mật
Một trong những tính năng đặc biệt của BRC 721E là khả năng hỗ trợ lưu trữ siêu dữ liệu(Metadata) NFT phi tập trung. Siêu dữ liệu này đề cập đến các thông tin của NFT như: Tên, hình ảnh, các thông tin khác mô tả NFT. Trên chuỗi khối Ethereum Metadata được lưu trữ trên các máy chủ tập trung khiến nó dễ bị kiểm duyệt và gặp phải các cuộc tấn công tiềm ẩn.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn BRC 721E có một cách tiếp cận khác bằng cách lưu trữ siêu dữ liệu Metadata trên chính chuỗi khối Bitcoin chỉ có duy nhất dữ liệu hình ảnh được lưu trữ trên các máy chủ IPFS. Tính năng này giúp Metadata đảm bảo sự an toàn và có thể truy cập bởi tất cả mọi người.
Cách mạng hóa việc tạo và sử dụng NFT
Mặc dù tiêu chuẩn BRC 721E vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng nó mang lại nhiều tiềm năng trong việc cách mạng hóa thế giới NFT. Bằng cách được củng cố tính bảo mật và linh hoạt của Bitcoin cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa 2 chuỗi khối Ethereum và Bitcoin đảm bảo rằng cách NFT được tạo ra bằng BRC 721E có khả năng tương tác liền mạch giữa 2 nền tảng.
Các Tính Năng Và Lợi Ích Chính Của BRC 721E
Tiêu chuẩn BRC 721E mang đến một loạt các tính năng thú vị dành cho người dùng. Cùng mình điểm qua một vài tính năng của BRC 721E nhé.
Khả năng Airdrop
Do được thừa hưởng nhiều tính năng ưu việt của ERC 721. Vì vậy, các bộ sưu tập NFT áp dụng tiêu chuẩn BRC 721 cũng có thể triển khai các chương trình airdrop dành cho cộng đồng cũng như Holder của mình.
Tiết kiệm chi phí
Tiêu chuẩn BRC 721E cung cấp một giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu đáng kể chi phí chuyển NFT từ Ethereum sang Bitcoin. Ngoài ra, BRC 721E cho phép người dùng xem trước hình ảnh chất lượng trong suốt quá trình chuyển từ Ethereum sang Bitcoin.
Tăng khả năng hiển thị
Các bộ sưu tập NFT sử dụng tiêu chuẩn BRC 721E sẽ tự động được liệt kê trên các Ordinals Market phổ biến. Điều này giúp tăng cường khả năng hiển thị và mức độ tiếp cận với Bộ sưu tập NFT trở nên tốt hơn. Đây cũng là một sức hút đối với các nghệ sĩ và nhà sáng tạo trên một con đường mới tiếp cận với nhiều người dùng hơn.
Ưu Và Nhược Điểm Của BRC 721E
Ưu điểm của BRC 721E
Chúng ta cùng đi vào một số ưu điểm của BRC 721E như sau:
- Bảo mật: Bằng cách lưu trữ siêu dữ liệu trên mạng lưới Bitcoin, BRC 721E cung cấp khả năng bảo mật cao và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công tiềm ẩn.
- Tính linh hoạt: Thừa hưởng tính linh hoạt của ERC 721, NFT dựa trên tiêu chuẩn BRC 721E có khả năng mở ra thị trường mới với khả năng sáng tạo vô tận và thu hút nhiều người dùng hơn.
- Khả năng tương tác: Tiêu chuẩn BRC 721E tích hợp liền mạch cả chuỗi khối Ethereum và Bitcoin cho phép sử dụng NFT trên nhiều nền tảng. Điều này đảm bảo BRC 721E tiếp cận được với nhiều người dùng trên Ethereum hơn và tính thanh khoản tốt hơn.
Nhược điểm của BRC 721E
Mặc dù tiêu chuẩn BRC 721E mang lại những lợi ích thú vị nhưng nó cũng có một vài nhược điểm sau:
- Thiếu sự chấp nhận: Là một tiêu chuẩn mới vì vậy BRC 721E vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi bởi người dùng trong cộng đồng. Vì vậy khả năng phát triển của các dự án sử dụng tiêu chuẩn BRC 721E sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với cộng đồng.
- Độ phức tạp kĩ thuật: Tiêu chuẩn BRC 721E có độ phức tạp hơn so với tiêu chuẩn ERC 721. Sự phức tạp này gây khó khăn cho các nhà phát triển và gây nên thách thức lớn trong việc tuân thủ tiêu chuẩn này.
Tổng kết
BRC 721E mở ra một bước phát triển đáng kể dành cho NFT trên Bitcoin. Với khả năng bảo mật cao cùng với khả năng tương tác liền mạch đã tạo nên một tương lai đầy hứa hẹn dành cho BRC 721E. Mặc dù ở thời điểm hiện tại BRC 721E mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển nhưng tiềm năng của nó là không thể phủ nhận. Khi không gian NFT tiếp tục phát triển, BRC 721E chắc chắn sẽ có những cải tiến để trở thành một trong những tiêu chuẩn phổ biến trên mạng lưới Bitcoin.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Jimmy Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Jimmy - November 21, 2024
- The Band Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Band Bears - November 21, 2024
- Phân Tích Bio Protocol: Dự Án DeSci Được Đầu Tư Bởi Binance Labs - November 21, 2024