Với sự phát triển của web3, tiêu chuẩn ERC 721 đã ngày càng trở nên phổ biến và thể hiện tầm quan trọng ngày càng cao với việc NFT ngày càng trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhau. Vậy ERC 721 có gì đặc biệt hãy cùng đội ngũ Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
ERC 721 Là Gì?
Giới thiệu về ERC 721
ERC 721 là một tiêu chuẩn mà cộng đồng Ethereum xác định để tạo một non-fungible token (NFT). Hay nói cách khác ERC 721 là một loại tiêu chuẩn - một mẫu hoặc định dạng mà các nhà phát triển đồng ý với nhau để có thể tạo các hợp đồng thông minh (Smart Contract) cho các tài sản NFT một cách dễ dàng và có thể tái sử dụng.
Vậy Non-Fungible Token (NFT) là gì?
NFT là viết tắt của Non - fungible token là một loại token đại diện cho một tài sản duy nhất và không thể thay thế. Hay nói cách khác chúng ta không thể hoán đổi 2 NFT cho nhau như cách thông thường của token (ví dụ: 2 token Ethereum có thể hoán đổi cho nhau vì chúng có cùng giá trị nhưng 2 NFT Azuki không thể hoán đổi cho nhau được vì chúng có các thuộc tính và độ hiếm khác nhau). Mỗi NFT được phân biệt với nhau bằng một định danh được gọi là TokenID. Mình đã có một bài viết chi tiết về NFT là gì trong series NFT Panorama, mọi người có thể đọc thêm tại đây.
Lịch sử hình thành ERC 721
ERC 721 ban đầu được đề xuất bởi Dieter Shirley dưới dạng Đề xuất cải tiến Ethereum EIP 721 vào tháng 01/2018. Bất kì ai cũng có thể gửi đề xuất cải tiến EIP nhưng nó phải trải qua quá trình xem xét và sửa đổi trước khi được cộng đồng chấp nhận dưới dạng tiêu chuẩn ERC. ERC 721 đã góp phần trở thành một bước đi quan trọng cho việc phát triển các ứng dụng NFT trên nền tảng Ethereum.
Tiêu Chuẩn ERC 721 Hoạt Động Như Thế Nào?
Tiêu chuẩn ERC 721 bao gồm tám chức năng bắt buộc và hai chức năng tùy chọn để các nhà phát triển có thể triển khai trong hợp đồng thông minh của họ để tạo, quản lý các tài sản kỹ thuật số, đảm bảo tính duy nhất của chúng và cho phép giao dịch tài sản bằng cách chuyển đổi quyền sở hữu từ người này sang người khác.
Smart Contract ERC 721
Các chức năng này được viết bằng ngôn ngữ lập trình Solidity giúp người dùng quyết định chi tiết về thông tin mà NFT được tạo như: Chủ sở hữu, tên của mã thông báo, ký hiệu,....
Lợi Ích Của ERC 721 Đối Với NFT
Tiêu chuẩn ERC 721 mang lại rất nhiều lợi ích cho các tài sản kĩ thuật số có thể kể đến như:
- Quyền sở hữu: ERC 721 cho phép người dùng sở hữu, chuyển nhượng và quản lý các tài sản kỹ thuật số một cách an toàn và minh bạch, giúp tăng tính bảo mật và minh bạch cho tài sản của họ.
- Khả năng tương tác: ERC 721 đảm bảo tính tương tác liền mạch của NFT với nhiều thị trường, ví và dApp khác nhau trên mạng Ethereum, cung cấp khả năng tiếp cận và tiện ích rộng rãi cho người sử dụng.
- Độ hiếm và tính duy nhất: ERC 721 NFT đại diện cho các tài sản kĩ thuật số thể hiện được sự độc đáo và khó thay thế, khiến chúng trở nên quý giá đối với người sưu tầm và người sáng tạo.
- Khả năng lập trình: Tiêu chuẩn ERC 721 cung cấp cho người sáng tạo nhiều khả năng lập trình bổ sung cho NFT của mình, bao gồm tiền bản quyền, thuộc tính đang phát triển và tiện ích trong trò chơi.
- Quyền sở hữu trí tuệ: ERC 721 có thể giúp người dùng bảo về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách cung cấp cho nghệ sĩ và người sáng tạo các phương tiện theo dõi việc sử dụng và mua bán của NFT.
Với rất nhiều lợi ích trên, tiêu chuẩn mã thông báo ERC 721 mang lại khả năng sử dụng rộng rãi và đa dạng cho NFT trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, trò chơi và các lĩnh vực khác.
Các Trường Hợp Sử Dụng Cho ERC 721 NFT
ERC 721 NFT mở ra một cánh cửa mới với đa dạng các trường hợp sử dụng dưới đây là một số trường hợp sử dụng phổ biến:
Các trường hợp sử dụng của tiêu chuẩn ERC 721
- Gaming: ERC 721 được sử dụng rộng dãi trong các trò chơi trên chuỗi khối Ethereum. Mỗi trò chơi đều đưa NFT vào làm tài sản trong game cho phép người chơi có thể giao dịch, mua hoặc bán.
- Nghệ thuật kĩ thuật số và đồ sưu tập: ERC 721 NFT đã cách mạng ngành công nghiệp kĩ thuật số bằng cách cung cấp cho nghệ sĩ cách kiếm tiền từ tác phẩm của họ.
- Tên miền: Các dự án tên miền như: Ethereum Name Service (ENS), SpaceID,... sử dụng mã thông báo ERC 721 NFT để đại diện cho định danh của người dùng trên chuỗi khối.
- Vé Ticket, chứng nhận: ERC 721 NFT có thể được sử dụng để tạo vé cho các sự kiện như buổi hòa nhạc, hội nghị hay là sử dụng cho các chứng chỉ về giáo dục,... cho phép lưu trữ an toàn và tránh giả mạo các thông tin quan trọng trên chuỗi khối.
- Ứng dụng trong Defi: Ngày nay, người dùng có thể sử dụng ERC 721 NFT trong các giao thức Defi như: Lending, Yield Farming,...
- ...
Các Dự Án ERC 721 NFT Phổ Biến
Phần lớn các NFT hiện nay trên Ethereum được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC 721. Dưới dây là một số dự án phổ biến:
- CryptoPunks: là một bộ sưu tập gồm 10.000 NFT dưới dạng hình ảnh nghệ thuật 24 x 24 pixel, kiểu 8 bit về kẻ lạc loài và lập dị. CryptoPunks được xem là một trong những bộ sưu tập lâu đời nhất xuất hiện trên Ethereum.
- Bored Ape Yacht Club (BAYC): là một bộ sưu tập gồm 10.000 NFT được ra mắt vào tháng 04/2021 với hình ảnh là những con vượn buồn chán được tạo thành ngẫu nhiên từ hơn 170 đặc điểm khác nhau.
- Axie Infinity (AXS): Là một tựa game mở đầu cho phong trào Play To Earn đem đến cho người dùng khả năng kiếm tiền khi tham gia vào chơi game.
- The Sandbox Game: Là một nền tảng thực tế ảo phi tập trung được phát triển trên nền tảng Ethereum. Các NFT được sử dụng để đại diện cho các tài sản như lô đất, tòa nhà và các tài sản khác. Người dùng có thể mua, bán và giao dịch các tài sản này trên thị trường mở.
- ....
Khi mức độ phổ biến của NFT tiếp tục tăng lên, tiêu chuẩn ERC-721 đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và triển khai các ứng dụng và trường hợp sử dụng mới. Với việc mở rộng hệ sinh thái Web3, chúng ta có thể thấy ngày càng nhiều dự án tận dụng các thuộc tính độc đáo của mã thông báo ERC-721 để mang lại các giải pháp sáng tạo cho các ngành khác nhau.
Tổng kết
- Hệ Sinh Thái Sui & Những Chiến Lược Phát Triển Đầu Tiên - October 3, 2023
- Winds of Yawanawa Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Winds of Yawanawa - October 3, 2023
- NFT Airdrop: Thị Trường Sẽ Phản Ứng Như Thế Nào? - October 1, 2023