Bridge Layer là gì? Bridge Layer là một lớp dự án có sự kết hợp giữa Web2 và Web3 nhằm hướng tới việc làm cầu nối đưa người dùng tiếp cận với Web3. Vậy Bridge Layer có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trước khi vào bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau để hiểu hơn nhé.
Web2 So Với Web3
Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mà việc kết nối giữa Web2 và Web3 là khá quan trọng. Chắc chắn ở thời điểm hiện tại, Web3 chỉ mới bắt đầu và Web2 vẫn là thứ mà phần lớn các doanh nghiệp và người dùng đang sử dụng. Tuy nhiên với những điểm nổi trội mà Web3 mang lại thì nhiều dự đoán cho rằng trong vòng mười hoặc mười lăm năm tới, hầu hết các ngành công nghiệp sẽ được chuyển đổi nhờ sự phát triển của Web3 giống như cách mà Internet đã từng làm trước đây.
Trong những năm tới đây, chúng ta có thể mong đợi thế giới trực tuyến sẽ hướng tới sự kết hợp giữa Web2 và Web3 để mang đến cho người dùng những trải nghiệm Web một cách độc đáo nhất. Về cơ bản, hầu hết người dùng sẽ không quan tâm họ đang sử dụng Web2 hay Web3 miễn là họ có được những trải nghiệm tốt nhất. Ở thời điểm hiện tại, Bridge Layer có thể được xem là nền móng đầu tiên trong quá trình đưa người dùng hướng tới Web3, hãy cùng tìm hiểu luôn nhé.
Bridge Layer Là Gì?
Bridge Layer là một lớp dự án được xây dựng dưới dạng hỗn hợp giữa Web2 và Web3, không chỉ để thỏa mãn thói quen sử dụng các sản phẩm Social trong Web2 của người dùng mà con đóng vai trò làm cầu nối để người dùng bước vào thế giới của Web3.
Các dự án trong Bridge Layer đều có một đặc điểm là sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có của các Social Web2 để phát triển ứng dụng của mình. Điều này có thể là tận dụng các ứng dụng mạng xã hội lớn ở thời điểm hiện tại như: Facebook, Twitter, …. để mở rộng và phát triển thêm những tính năng cho Web3, sử dụng việc lưu trữ tập trung và phát triển các ứng dụng mạng xã hội tương tự như Web2,... vì vậy về bản chất các ứng dụng trong lớp này đều không phi tập trung nhưng đổi lại thì chúng sẽ mang lại cảm giác thân thuộc và giúp người dùng Web2 dễ tiếp cận với không gian Web3 hơn.
Top 3 Dự Án Bridge Layer Hàng Đầu
Để hiểu rõ hơn về vị trí của Bridge Layer trong vị trí của SocialFi chúng ta cùng tìm hiểu về top 5 dự án Bridge Layer hàng đầu trên thị trường hiện nay nhé.
Chainfeeds
Chainfeeds là nền tảng tổng hợp thông tin từ nhiều nền tảng khác nhau cả trên chuỗi (ví dụ: Mirror) và ngoài chuỗi (ví dụ: Twitter). Do đó, Chainfeeds có thể nhanh chóng tổ chức và tổng hợp thông tin dưới góc độ chuyên môn, giúp người dùng nhanh chóng khám phá và nắm bắt được xu hướng Web3 mới.
Chainfeeds được phát triển bởi cựu giám đốc Research tại Chainnews Pan Zhixiong và người sáng lập MaoDAO Xiaomao. Ngoài ra, Chainfeeds cũng nhận được khoản đầu tư từ nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm A&T Capital, SevenX và Puzzle Ventures.
Các tính năng độc đáo xuất hiện trên Chainfeeds bao gồm:
- Nội dung trên Chainfeeds được chia thành các mô-đun khác nhau như: Thông tin nổi bật, tin tức chuyên sâu, news và mirror để giải quyết nhu cầu thông tin khác nhau cho những người dùng khác nhau.
- Người dùng di động có thể tải xuống tệp có hậu tố “.opml” và nhập tệp vào trình đọc RSS NetNewsWire chứa hơn 500 nguồn cấp dữ liệu tuy nhiên hiện tại NetNewsWire mới chỉ khả dụng cho hệ điều hành iOS.
- Tìm hiểu và biết thêm về các nhà nghiên cứu chuyên sâu trong Web3, KOL, công đồng web3,...
Dù mang đến một nền tảng tổng hợp thông tin khổng lồ trong thị trường Crypto nhưng Chainfeeds cũng có một số nhược điểm sau đây:
- Đầu tiên, chắc chắn là điểm yếu của hầu hết các ứng dụng Bridge Layer ở thời điểm hiện tại đó là tất cả nguồn dữ liệu đều được lưu trữ trên máy chủ tập trung vì vậy dữ liệu này hoàn toàn có thể bị tấn công bất cứ lúc nào bởi các hacker.
- Thứ hai là Chainfeeds không hỗ trợ chức năng tìm kiếm vì vậy người dùng chỉ có thể lấy thông tin thụ động từ nền tảng Chainfeeds cung cấp.
- Cuối cùng, Chainfeeds không hỗ trợ các tài khoản cá nhân vì vậy người dùng không thể lưu lại những bài viết mà mình yêu thích hay phân loại hóa và lưu lại các bài viết theo danh mục của mình.
Mask Network
Mask Network là một dự án được xây dựng dưới dạng một extension cho phép người dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội Web2 phổ biến như: Twitter, Facebook hay Instagram được bổ sung thêm các tính năng thú vị và độc đáo trong Web3.
Mask Network được thành lập vào năm 2017 bởi Suji Yan và đã ra mắt phiên bản đầu tiên của mình vào tháng 07/2019. Tính đến thời điểm hiện tại, Mask Network đã trải qua tổng cộng 5 vòng gọi vốn với tổng cộng 53M USD từ nhiều quỹ đầu tư lớn như: Binance Labs, Haskey Capital, Animoca Brands,...
Về mặt sản phẩm, Mask Network mang đến một số tính năng độc đáo như:
- Mã hóa: Mask Network cho phép mã hóa các bài Post trên Twitter hay Facebook trước khi nhận và giải mã các bài Post nhận về để người dùng có thể đọc được. Điều này sẽ mang đến cảm giác an toàn hơn dành cho người dùng khi sử dụng Twitter hay Facebook.
- Giao dịch Crypto: Với Mask Network thì giờ đây người dùng có thể xem giá và giao dịch các tài sản tiền điện tử trên chính nền tảng mạng xã hội của mình.
- Chức năng Tip: DoGiờ đây với Mask Network thì người dùng cũng có thể tip (donate) cho những người sáng tạo nội dung khác thông qua các bài Post của họ.
- Gitcoin donation: Chức năng này do Mask Network và Gitcoin phối hợp triển khai cho phép người dùng quyên góp trực tiếp cho các dự án trên Gitcoin mà không cần rời khỏi nền tảng Twitter.
- Ngoài các chức năng nổi bật trên thì Mask Network còn cung cấp một số chức năng khác như: mua, bán giao dịch NFT, cài đặt NFT làm ảnh đại diện trên Twitter,...
Mask Network đã có một hướng đi rất thông minh khi dựa vào các nền tảng Social Web2 để phát triển thêm các tính năng của Web3 từ đó tận dụng được lớp người dùng đông đảo và sẵn có của Facebook hay Twitter.
ReadON
ReadON là một nền tảng phân phối nội dung dựa trên nhiều loại chủ đề phổ biến trên cả Web2 và Web3 nhằm mục đích làm cầu nối giới thiệu thế giới Web3 tới người dùng Web2. Ở ReadON, mình thấy có 2 điểm độc đáo như sau:
- Giải quyết rào cản gia nhập: Các dự án Web3 thường yêu cầu người dùng sở hữu một ví cá nhân (Metamask, Trust Wallet,...) để tham gia vào nền tảng của họ. Việc tạo ví là một trong những thách thức đầu tiên mà người dùng Web2 gặp phải khi bước vào thế giới Web3. Vì vậy, ReadON đã đưa ra giải pháp MPC Wallet cho phép người dùng Web2 đăng nhập vào ReadON bằng các phương thức đăng nhập quen thuộc như: Email, số điện thoại, tài khoản Google, Facebook,... Điều này cung cấp một quy trình đăng nhập thân thiện hơn và dễ tiếp cận hơn cho tất cả người dùng.
- Giải quyết vấn đề lưu trữ: ReadON đã sử dụng Arweave để lưu trữ dữ liệu phi tập trung nhằm bảo vệ người dùng khỏi những tình trạng bị hack, mất dữ liệu thường gặp trong các nền tảng mạng xã hội Web2.
Tổng kết
Bridge Layer là một thành phần để đưa nhiều người dùng Web2 hơn nữa vào thế giới Web3. Trên đây là tất cả thông tin mà mình muốn giới thiệu về Bridge Layer, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Vana: Mạng Lưới Dữ Liệu Phi Tập Trung - November 17, 2024
- The Boo Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Boo Bears - November 16, 2024
- Phân Tích Polymarket: Nền Tảng Dự Đoán Phi Tập Trung Hàng Đầu Trên Thị Trường - November 16, 2024