GMX là sàn giao dịch phái sinh phi tập trung - Perp DEX đầu tàu của hệ sinh thái Arbitrum. Trải qua khoảng 11 tháng mainnet với phiên bản đầu tiên, dự án đã nghiên cứu và cho ra mắt phiên bản GMX V2 vào đầu tháng 8 năm 2023 với nhiều sự thay đổi quan trọng.
Vậy cơ chế hoạt động của GMX V2 là như thế nào? Tại sao GMX cần thay đổi mô hình và liệu V2 có hiệu quả hơn so với V1 hay không? Mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, bạn đọc có thể tham khảo các tài liệu sau để dễ dàng nắm bắt được những cập nhật của GMX V2:
Phân Lập Các Pool Thanh Khoản
GMX V2 không còn sử dụng thiết kế của cũ của GLP là dồn tất cả các loại tài sản khác nhau vào một pool duy nhất làm thanh khoản cho giao dịch swap. Thay vào đó, mỗi một loại tài sản khác nhau sẽ được tạo pool riêng với USDC.
Ví dụ, thay vì mua GLP bằng các tài sản khác nhau như wBTC, ETH, LINK, UNI, ... và nhồi tất cả vào một pool thì GMX Pool có các pool riêng như BTC - USDC, ETH - USDC, ...
Khi cung cấp thanh khoản cho các pool như vậy, người dùng sẽ nhận lại token GM tương ứng. Trên UI của GMX thì việc cung cấp thanh khoản được biểu thị là "mua GM" bằng các token trong pool. Tương ứng với mỗi pool sẽ là một GM riêng VD: GM: BTC - USD; GM: ETH - USD,...
Theo đó, cấu trúc của một pool bao gồm 2 thành phần:
- Long Collateral Token: Các tài sản biến động, ngoài việc dùng làm thanh khoản để swap thì đây còn là tài sản được dùng để ký quỹ cho trader mở vị thế long (perpetual).
- Short Collateral Token: Stablecoin, dùng làm thanh khoản để swap và ký quỹ cho các lệnh short.
Có ba loại pool là:
- Blue Chips: Hiện chỉ có BTC-USDC pool và ETH-USDC Pool được tính là blue chips. LP sẽ deposit wBTC/ETH hoặc USDC để mua GM. wBTC và ETH chính là các Long Collateral Token như để cập ở trên. Các pool này vừa được dùng cho giao dịch spot vừa được giao dịch perp.
- Mid-cap assests: Là các pool (LINK/UNI/AVAX/ARB/SOL)-USDC. LP dùng các token tương ứng để mua GM. Các pool này vừa được dùng cho giao dịch spot vừa được giao dịch perp.
- Mid-cap Synthetic Assets: Là các pool (DOGE/LTC/XRP)-USDC. Thay vì dùng DOGE để mua GM, LP sẽ dùng ETH hoặc USDC để mua GM. ETH và USDC vẫn là collateral để cho trader long short các cặp DOGE/USD, LTC/USD, XRP/USD. Các pool này chỉ được sử dụng cho giao dịch Perpetual.
Khi LP mua GM thì dùng 1 tài sản duy nhất, nhưng khi LP bán GM thì sẽ nhận lại một cặp tài sản của pool đó. Ví dụ một LP mua GM: ETH/USD với tổng 1000 USDC, giả sử LP bán ra ngay lập tức thì sẽ nhận về một khoản ~$1000 bao gồm khoảng 500USDC và $500 giá trị ETH.
Với cấu trúc mới của các pool thanh khoản, về bản chất cuộc chơi Perptual trên GMX V2 vẫn không thay đổi: LP và Traders sẽ vẫn đối đầu với nhau. Nếu trader có lời thì khoản lỗ đó trực tiếp làm giảm balance của các token trong pool, từ đó giảm giá GM và khiến các LP chịu lỗ. Ngược lại, nếu PnL của trader âm thì giá của GM cũng sẽ tự động gia tăng, ghi nhận khoản lời cho các LP.
Funding Rate và Price Impact Fee
Các thể loại chi phí trong GMX là tương đối phức tạp, nếu so sánh với các top tier Perp DEX khác trên thị trường thì có thể thấy GMX V1 có cơ cấu phí khá kém cạnh tranh.
Từ V1 sang V2, phí giao dịch trên GMX sẽ có thay đổi như sau:
- Giảm một nửa phí mở-đóng lệnh từ 0.1% xuống 0.05%.
- Thêm funding rate để giúp cân bằng giữa bên long và bên short trên thị trường.
- Giữ lại borrow fee (phí đòn bẩy lệnh), phí này được tính hàng giờ.
- Thêm price impact: Vị thế có khối lượng càng lớn và càng gây mất cân bằng giữa khối lượng mua và bán trong pool thì sẽ tính phí này càng cao.
Cụ thể, funding rate sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ khối lượng lệnh long và lệnh short trên thị trường (OI Imbalance theo %).
Việc thêm price impact sẽ hạn chế được tình trạng thao túng giá oracle. Mức phí price impact (bps) theo khối lượng của vị thế được thể hiện qua biểu đồ dưới.
Sau những thay đổi về phí giao dịch như đã trình bày ở trên, mọi người có thể so sánh cấu trúc phí của GMX V2 với những Perp DEX top tier khác trên thị trường:
- GMX V2: (0.05% phí đóng - mở lệnh) + funding fee + borrow fee + price impact
- dYdX: (0.02% maker/0.05% taker), volume càng lớn discount càng nhiều
- Kwenta: 0.02% maker/ từ 0.06% - 0.1% taker
- GNS: (0.08% phí đóng - mở lệnh) + 0.04% spreads + price impact
- GMX v1: (0.1% phí đóng - mở lệnh) + borrow fees
- LVL (Binance): (0.1% phí đóng - mở lệnh) + borrow fees
Có thể dễ thấy phí giao dịch trên GMX V2 có cấu trúc phức tạp nhất. Theo đó cơ chế này sẽ phù hợp hơn đối với các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Sự thay đổi này là vì trong phiên bản V1 thì phí của tất cả các nhà giao dịch dù nhỏ hay lớn đều như nhau, trong khi các trader lớn thì lại được hưởng lợi nhiều từ khả năng trượt giá = 0%. Vậy nên GMX V2 đã chú ý hơn đến việc cân bằng lợi ích giữa các trader lớn và trader nhỏ lẻ.
Tổng kết
Trên đây là những cập nhật về cơ chế hoạt động của GMX, để nắm rõ nội dung bài viết, bạn đọc nên hiểu kỹ về cơ chế hoạt động của GMX V1 trước tiên. Phiên bản GMX V1 vẫn đang được hoạt động song song với GMX V2.
Nếu như GMX V2 thực sự hiệu quả hơn thì có thể đây sẽ là dấu chấm hết cho GLP của GMX V1, hệ sinh thái các dự án built on cuộc chơi realyield của GMX có thể sẽ có sự thay đổi.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- BHO Network Chính Thức Phi Tập Trung Hoàn Toàn - November 19, 2024
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024