Thanh khoản tập trung đang cho thấy được sự hiệu quả và ứng dụng rộng rãi trên các Dex. Nhưng hầu hết các AMM Dex đều sử dụng lại mô hình của Uniswap V3. Điều này thật quá nhàm chán, Trader Joe cũng chứng tỏ được với cả thị trường về sự sáng tạo của mình khi giới thiệu mô hình thanh khoản tập trung Liquidity Book.
Liquidity Book là gì? Liquidity Book cũng là một phiên bản khác của mô hình thanh khoản tập trung trong AMM Dex. Tuy vậy, mô hình này lại có sự khác biệt và mới mẻ cũng như có những lợi thế riêng so với Uniswap V3.
Vậy Liquidity Book là gì? Ưu và nhược điểm cũng như sự hiểu quả của nó như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết này nhé! Để hiểu thêm về mô hình Liquidity Book, bạn có thể đọc các bài viết dưới đây:
- Thanh Khoản Tập Trung (CLMM) Là Gì? Các Dự Án Nổi Bật Trong Mảng CLMM
- Maverick Protocol (MAV) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Maverick Protocol
- Uniswap V3 Là Gì? Thanh Khoản Tập Trung Có Thay Đổi Thị Trường Crypto
- Uniswap & Trader Joe: Cuộc Chiến Thanh Khoản Tập Trung. Liệu Joe Có Là Người Chiến Thắng?
Liquidity Book Là Gì?
Liquidity Book có nghĩa là "sổ thanh khoản", là một phiên bản khác của mô hình thanh khoản tập trung (CLMM). Mô hình này được giới thiệu lần đầu tiên bởi Trader Joe vào thời điểm cuối năm 2022. Đây là một sự sáng tạo và có vài điểm khác biệt so với mô hình của Uniswap V3.
Liquidity Book cho phép các nhà cung cấp thanh khoản trong một vi giá, phạm vị đó sẽ bao gồm một hoặc nhiều vùng giá nhỏ được gọi là Bin. Pool thanh khoản sử dụng công thức tổng không đổi, sử dụng phí giao dịch động và giới thiệu khái niệm Bin.
Mô hình Liquidity Book cung cấp cho các nhà giao dịch một mức giá cực kì tốt với trượt giá bằng không, giá cũng không di chuyển khi giao dịch nằm trong vùng của 1 Bin. Giúp các nhà cung cấp thanh khoản sử dụng vốn hiệu quả.
Cơ Chế Hoạt Động
Bin
Bin hay được gọi theo âm sắc Việt Nam là "Thùng", Bin là một vùng giá nhỏ nhất được người tạo Pool cài đặt sẵn. Người thêm thanh khoản có thể chọn cung cấp thanh khoản trong một Bin hoặc nhiều Bin. Khác với Uniswap V3, người cung cấp thanh khoản trong một phạm vi giá được giới hạn 2 đầu được gọi là "Tick".
Sổ thanh khoản cho phép thanh khoản được phân phối trên các thùng riêng biệt với chiều rộng cố định. Thanh khoản có thể được trao đổi ở mức giá cố định trong mỗi thùng. Mỗi ngăn đại diện cho một điểm giá duy nhất và sự khác biệt giữa hai ngăn liên tiếp là bước ngăn.
Pool Thanh Khoản
Cách Liquidity Book tổng hợp thanh khoản có phần khác với Uniswap V3. Trong Liquidity Book, thanh khoản được tổng hợp theo chiều dọc qua mỗi thùng và trong Uniswap V3, thanh khoản được tổng hợp theo chiều ngang. Lợi ích chính của tập hợp theo chiều dọc là nó cho phép tính thanh khoản có thể thay thế được và linh hoạt để thực hiện các chương trình như quản lí thanh khoản, Farming,...
Các vị trí thanh khoản của người dùng được mã hóa dưới dạng Token theo chuẩn LBToken, là tiêu chuẩn Token riêng của LB. LBToken theo dõi lượng thanh khoản được thêm vào mỗi thùng cho mỗi người dùng trong một cặp nhất định. Đối với tất cả các mục đích chuyên sâu, nó gần giống như mã thông báo ERC 1155, nhưng không có các chức năng và biến có liên quan đến NFT.
Công thức tổng không đổi
Các Pool AMM thanh khoản tập trung thường sử dụng công thức x * y= k, nhưng Liquidity Book lại sử dụng công thức x + y= k (tổng không đổi). Công thức này thể hiện bạn sẽ không bị trượt giá khi giao dịch thanh khoản nằm trong 1 Bin. Nếu vậy thì làm sao để giá di chuyển, Liquidity Book sẽ chuyển đến một giá mới hoặc một Bin mới nếu như Bin giao dịch hiện tại hết thanh khoản. (điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần "cơ chế hoạt động bên dưới".
Phí động
Sổ thanh khoản áp dụng khoản phí động để bù dắp tổn thất cho LP trong thời gian thị trường biến động cao. Nhà giao dịch trả phí hoán đổi cho nhà cung cấp thanh khoản khi thực hiện hoán đổi. Tổng phí hoán đổi sẽ có hai thành phần: phí cơ sở (fb) và một biến phí (fv), là một chức năng của biến động giá tức thời. Tỷ lệ phí sẽ được áp dụng cho số tiền hoán đổi trong mỗi ngăn thanh khoản và được phân bổ theo tỷ lệ cho các nhà cung cấp thanh khoản trong ngăn đó.
- Trong V2.0, phí sẽ được tách biệt với thanh khoản và có thể được yêu cầu bởi các nhà cung cấp thanh khoản.
- Trong V2.1, phí được thêm vào các vị thế hiện có và được giữ ở dạng dự trữ. Các nhà cung cấp thanh khoản có thể yêu cầu họ khi rút tiền từ nhóm thanh khoản.
Phí cơ sở của một thị trường được cấu hình bởi chủ sở hữu giao thức (DAO) và được xác định bởi hệ số cơ sở (b) và bước bin (S): fb =b * S (Tương tự như cách tính phí trên những DEX khác).
Mặt khác, phí biến đổi phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Nó sẽ bị ảnh hưởng bởi tần suất hoán đổi, thực hiện các giao dịch hoán đổi lớn trên nhiều thùng (dựa trên biến động giá lớn) cũng sẽ làm tăng nó. Các khoản phí được tính toán và phân phối trên mỗi thùng.
Cơ chế hoạt động của Liquidity Book
Để có thanh khoản giao dịch thì nhà cung cấp cần cung cấp thanh khoản vào một một Bin hoặc một vùng Bin. Giả sử nhà cung cấp đang cung cấp thanh khoản từ Bin 11 đến Bin 17, mỗi Bin đều sẽ có mức giá khác nhau (ví dụ bước Bin là 0.1 đô và giá của Bin hoạt động hiện tại (Bin 14) là 10 đô thì: Bin 11 là $9.7, Bin 12 là $9.8, Bin 13 là $9.9, Bin 15 là $10.1, Bin 16 là $10.2, Bin 17 là $10.3.
Khi nhà giao dịch bắt Swap ở mức giá hiện tại tức là $10 ở trong (Bin 14), thì mọi giao dịch ở Bin 14 đều tính theo giá $10 (trong Bin 14, phần màu đỏ là Token Y còn phần màu xanh là Token X và cặp Token sẽ được ghép là X/Y). Nếu các nhà giao dịch mua hết Token X ở Bin 14 thì giá sẽ chuyển sang Bin 15 và lúc này giao dịch tiếp theo sẽ được thực hiện ở Bin 15 với giá $10.1. Trường hợp ngược lại, nếu các nhà giao dịch bán quá nhiều Token X để đổi lấy token Y và làm cho Bin 14 hết Token Y thì giá sẽ di chuyển xuống Bin 13 với giá $9.9 để đáp ứng nhu cầu bán X đổi lấy Y. Đó là cách mà Liquidity Book hoạt động.
Thường thì chỉ có một Bin duy nhất trong Liquidity Book hoạt động, Bin đó cũng thể hiện mức giá giao dịch hiện tại của tài sản và Bin này đang nhận được phí giao dịch. Tuy nhiên, có một số trường hợp lệnh giao dịch lớn hoặc nhiều lệnh thực hiện cùng lúc mà thanh khoản 1 Bin không đáp ứng được, dẫn đến việc sử dụng cùng lúc nhiều Bin, giá cũng trượt trên nhiều Bin. Lúc này phí giao dịch cũng tăng cao để bù đắp lại tổn thất cho nhà cung cấp thanh khoản và phí giao dịch của lệnh đó được chia cho các Bin được sử dụng.
Điểm Nổi Bật Của Liquidity Book
- Không trượt giá: Người giao dịch có thể hoán đổi mã thông báo mà không bị trượt giá trong các thùng (Bin).
- Định giá tăng đột biến: Nhà cung cấp thanh khoản kiếm thêm phí động trong thời gian thị trường biến động cao.
- Hiệu quả vốn cao: Sổ thanh khoản có thể hỗ trợ giao dịch khối lượng lớn với yêu cầu thanh khoản thấp, tức là khả năng sử dụng vốn và hiệu quả thanh khoản rất cao.
- Thanh khoản linh hoạt: Nhà cung cấp thanh khoản có thể xây dựng phân phối thanh khoản linh hoạt theo chiến lược của họ.
Ứng Dụng
Với các tính chất như thanh khoản tập trung, giao dịch không trượt giá thì Liquidity Book của Trader rất hữu ích cho các cặp tài sản ngang giá, tài sản có vốn hóa lớn và trong môi trường thị trường ổn định rất ít biến động. Còn với môi trường biến động thì cả 2 mô hình thanh khoản Liquidity Book và Concentrated Liquidity đều gặp hạn chế. Liquidity Book gặp hạn chế nhiều hơn vì phản ứng giá chậm. Nhưng khi thị trường ổn định thì Liquidity Book thể hiện sự vượt trội hợn so với Concentrated Liquidity.
Ưu Và Nhược Điểm
Ưu điểm
- Giao dịch không bị trượt giá.
- Sử dụng hiệu quả thanh khoản, với một lượng thanh khoản thấp cũng có thể đáp ứng một lượng giao dịch lớn.
- Phí động giúp giảm tổn thất cho nhà cung cấp thanh khoản.
- Sử dụng LPToken để đại diện cho vị trí thanh khoản giúp linh hoạt hơn.
- Chia thanh khoản thành các Bin nhỏ cũng giúp việc tổng hợp thanh khoản dễ dàng hơn.
Nhược điểm
- Thường phản ứng giá chậm hơn thị trường.
- Nhà cung cấp thanh khoản phải chịu tổn thất lớn hơn.
So Sánh Liquidity Book Với Concentrated Liquidity
Liquidity Book | Concentrated Liquidity | |
---|---|---|
Mô hình | Thanh khoản tập trung | Thanh khoản tập trung |
Vùng cung cấp thanh khoản | Một hoặc nhiều Bin | Vùng giới hạn bởi Tick |
Công thức | Tổng không đổi (x+y=k) | Tích không đổi (x*y=k) |
Độ chia thanh khoản nhỏ nhất | Bin (là một điểm cơ bản hoặc là một vùng gồm nhiều điểm cơ bản) | Điểm cơ bản |
Tổng hợp thanh khoản | Tổng hợp theo chiều dọc | Tổng hợp theo chiều ngang |
Vị trí thanh khoản | Có thể thay thế được (Token) | Không thể thay thế được (NFT) |
Phân phối thanh khoản | Có thể theo bất kỳ hình dạng nào | Đồng đều trên các điểm cơ bản |
Phí giao dịch | Phí cố định cơ bản và phí động | Phí cố định cơ bản |
Trượt giá | Không có hoặc thấp | Thấp hoặc cao |
Hiệu quả thanh khoản | Cao | Thấp |
Dự Phóng Cá Nhân
Mô hình Liquidity Book của Trader Joe đang là một trong những mô hình thanh khoản tập trung khá sáng tạo và có những ưu, nhược điểm riêng so với mô hình của Uniswap V3. Mô hình Liquidity Book cũng chứng tỏ được sức hút khi là AMM Dex có khối lượng giao dịch thuộc Top 5 thị trường.
Mọi công nghệ ra đời đều có ưu và nhược điểm riêng, tuy Liquidity Book giải quyết vấn đề trượt giá cho nhà giao dịch nhưng nó lại làm cho nhà cung cấp thanh khoản có nguy cơ bị nhiều tổn thất hơn. Và để giải quyết vấn đề này, Liquidity Book áp dụng thêm một loại phí động bên cạnh phí cơ bản để khi thị trường biến động tổn thất của LP được bù đắp bằng khoản phí này.
Nên có thể thất mô hình Liquidity Book là một mảnh ghép, dự án hỗ trợ cho những vấn đề hoặc điểm yếu của Uniswap v3 hoặc các Dex khác.
Tổng Kết
Liquidity Book là một trong những mô hình thanh khoản tập trung sáng tạo được khởi sướng bởi Trader Joe. Nó mang lại những sự hiệu quả trong ngách riêng và đi cùng với đó cũng là những điểm yếu đi cùng.
Như vậy mình đã làm rõ Liquidity Book là gì? Ưu và nhược điểm về mô hình Liquidity Book. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin và kiến thức hữu ích!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024