MegaETH là gì? MegaETH là một Blockchain có độ tương thích cao với EVM với tham vọng mang lại hiệu suất như các nền tảng Web2 hiện nay. MegaETH đang gây dấu ấn mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực của mình. Hãy cùng chúng tôi phân tích và khám phá những yếu tố khiến MegaETH trở thành tâm điểm của sự chú ý trong bài viết dưới đây.
Tổng Quan Về MegaETH
MegaETH là gì?
MegaETH là Blockchain Realtime đầu tiên trong thị trường Crypto, Realtime ở đây thể hiện việc khả năng mở rộng của MegaETH tương đương với các giải pháp trong Web2 như Visa hay Master Card. MegaETH là một Blockchain Layer 1 với một số những đặc điểm cơ bản bao gồm:
- Khả năng tương thích với EVM giúp các nhà phát triển trên Ethereum hay các EVM Blockchain khác có thể dễ dàng xây dựng DApp, Protocol trên MegaETH.
- MegaETH kế thừa những đặc điểm khác biệt của các giải pháp Layer 2 để giải quyết bài toán về khả năng mở rộng trên nền tảng của mình. MegaETH xây dựng định hướng giải quyết bài toán mở rộng thông qua việc chuyên mô hóa cho các node với những vai trò khác nhau. Từ đó cho phép MegaETH có khả năng xử lý giao dịch ngay khi chúng đến và công bố kết quả cập nhật trong thời gian thực.
- Thông số cơ bản: TPS hơn 100K, Fees thấp hơn $0.01 và thời gian hoàn thành 1 Block dưới 1 ms.
Thiết kế của MegaETH bao gồm 3 thành phần chính là Sequencers, Provers, and Full Nodes. Sự chuyên môn hóa sẽ nằm ở chỗ các Full Nodes sẽ không tham gia vào quá trình thực thi mà chỉ xác nhận trạng thái mạng thông qua bằng chứng nhận được từ Provers. Người đóng vai trò thực thi trên nền tảng chính là Sequencers. Điểm này cho thấy MegaETH đã áp dụng mô hình của các Layer 2 và Ethereum vào nền tảng của mình như thế nào.
- Sequencers (trình sắp xếp) sẽ đóng vai trò thực thi., Cả mạng lưới MegaETH chỉ có một trình sắp xếp hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào, loại bỏ chi phí đồng thuận trong quá trình thực hiện thông thường.
- Provers (Người chứng minh): Sử dụng phương pháp xác thực không trạng thái (stateless validation) để xác thực các khối không theo thứ tự và không đồng bộ. Được thiết kế để giảm chi phí chứng minh bằng cách sử dụng các thiết bị tăng tốc chuyên dụng như GPU và FPGA.
- Full Nodes (Nút đầy đủ): Nhận các state diffs từ sequencer thông qua mạng P2P và áp dụng chúng để cập nhật trạng thái cục bộ. Họ không thực thi lại các giao dịch mà xác thực các khối gián tiếp thông qua các chứng minh từ provers.
Bởi vì Sequencers đóng vai trò xử lý, thực thi toàn bộ các giao dịch trên Blockchain nên sẽ yêu cầu về phần cứng cao hơn nhiều so với Full Nodes. Thực tế nếu yêu cầu của Sequencers bao gồm CPU 100 cores, bộ nhớ từ 1 - 4 TB thì yêu cầu của một Full Nodes sẽ thấp hơn nhiều khi chỉ cần CPU 4 - 8 cores và bộ nhớ khoảng 16 GB. Bản thân MegaETH sẽ không sử dụng bằng chứng ZK bởi yêu cầu từ phần cứng với các Full Node sẽ gia tăng.
Lợi thế của việc chuyên môn hóa các node chính là cho phép thiết lập các yêu cầu phần cứng khác nhau cho từng loại nút, tối ưu hóa hiệu suất cho từng nhiệm vụ cụ thể. Bên cạnh đó là đảm bảo sự tin cậy và phân quyền cao trong việc xác thực khối mặc dù sản xuất khối trở nên tập trung hơn.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của một giao dịch trên MegaETH bao gồm một số bước cơ bản như sau:
- Người dùng gửi giao dịch: Khi người dùng gửi một giao dịch, giao dịch đó được chuyển tới sequencer.
- Sequencer nhận và sắp xếp giao dịch: Sequencer là thành phần đầu tiên tiếp nhận giao dịch. Sequencer chịu trách nhiệm sắp xếp và thực thi giao dịch. Để tối ưu hóa tốc độ, Sequencer được trang bị phần cứng mạnh mẽ, có thể lưu trữ toàn bộ trạng thái blockchain trong RAM, giúp giảm độ trễ truy cập trạng thái.
- Thực thi giao dịch: Sau khi sắp xếp, Sequencer tiến hành thực thi giao dịch. Với cơ chế thực thi song song và loại bỏ các nút thắt cổ chai trong EVM truyền thống, MegaETH đảm bảo thực thi giao dịch nhanh chóng, đặc biệt đối với các giao dịch ưu tiên cao.
- Tạo và phân phối state diffs: Sau khi thực thi, Sequencer tạo ra các State Diffs (sự thay đổi trạng thái) và phát chúng qua mạng P2P tới các Full Nodes. State Diffs chứa thông tin về các thay đổi cụ thể trong trạng thái Bockchain sau khi giao dịch được thực thi.
- Full nodes cập nhật trạng thái: Các Full Nodes nhận State Diffs từ Sequencer và áp dụng chúng để cập nhật trạng thái cục bộ của mình. Full nodes không thực thi lại các giao dịch mà xác thực gián tiếp các khối thông qua các chứng minh được cung cấp bởi Provers.
- Provers xác thực khối: Các provers sử dụng phương pháp xác thực không trạng thái để xác thực các khối mà không cần thực hiện lại toàn bộ giao dịch. Provers thực hiện công việc này một cách không đồng bộ và không theo thứ tự, đảm bảo tính toàn vẹn của Blockchain.
- Cập nhật trạng thái cuối cùng: Sau khi các Full Nodes và Provers hoàn tất quá trình xác thực, trạng thái Blockchain được cập nhật đầy đủ và giao dịch của người dùng được xác nhận hoàn toàn.
Lộ trình Phát Triển
Update...
Core Team
- Yilong từng lấy bẳng Cử nhân Khoa học Máy tính tại trường Đại học Illinois Urbana - Champaign và Tiến sĩ Triết học tại trường Đại học Stanford.
- Yilong từng làm kỹ sư phần mềm cao cấp tại Runtime Verification - công ty áp dụng các phương pháp chính thức để cải thiện tính an toàn, độ tin cậy và tính chính xác của hệ thống máy tính.
- Lei hoàn thành Tiến sĩ Khoa học Máy tính tại MIT, dưới sự hướng dẫn của Mohammad Alizadeh. Bên cạnh đó lấy bằng Cử nhân Khoa học Máy tính từ Đại học Bắc Kinh năm 2018 và bằng Thạc sĩ Khoa học (SM) từ MIT năm 2020.
- Lei tiếp cận với Blockchain từ sớm khi xây dựng luận án tiến sĩ về đồng thuận hiệu quả và đồng bộ hóa cho các hệ thống phân tán. Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu các vấn đề mạng máy tính trong bối cảnh blockchain, bao gồm DispersedLedger, một khung làm việc để xây dựng các giao thức sao chép trạng thái BFT hoạt động nhanh trên các mạng dao động và Rateless IBLTs, một họ mã rateless phổ quát và gần như tối ưu để đồng bộ sự khác biệt tập hợp.
- Lei từng nhận được sự hỗ trợ từ Ethereum Foundation.
- Shuyao Cử nhân Nghệ thuật Tâm lý học và Kinh tế tại trường Cao Đẳng Smith. Bên cạnh đó, lấy thêm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MAB) tại trường Đại học Harvard.
- Shuyao từng có quá trình làm việc tại IBM trong vai trò Sigital và Brave - trình duyệt mạng, trong vai trò phụ trách sản phẩm.
- Hiện tại, Shuyao đang làm nhiều vai trò tại các công ty khác nhau như Co Founder dự án HumanID - nền tảng xây dựng vì cộng đồng, từ năm 2020 tới nay và làm Giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu tại Consensys từ 2018 tới nay.
- Shuyao bắt đầu xây dựng MegaETH từ thời điểm tháng 3/2024 tới nay.
Investors
- 27/06/2024: MegaETH kêu gọi thành công $20M với sự dẫn đầu của DragonflyCapital bên cạnh đó là sự tham gia của Robot Ventures, Figment Capital, Folius Capital,... và nhiều Angen Investor bao gồm Vitalik Buterin, Josseph Lubin, Masu, Karthik Talwar,...
Tokenomics
Update...
Sàn Giao Dịch
Update...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://megaeth.systems/
- Twitter: https://x.com/megaeth_labs
Tổng Kết
MegaETH, với sứ mệnh mang đến sự đổi mới trong lĩnh vực của mình, đang là đề tài nóng hổi được cộng đồng quan tâm. Dù tiềm năng là rất lớn, thực tế triển khai có thể gặp nhiều thử thách không lường trước. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về MegaETH là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024