Ví lưu trữ Crypto nói chung đã khá quen thuộc với người dùng ở thời điểm hiện tai khi ai cũng có ít nhất cho mình 1 cái, tuy nhiên ví Multisig thì lại không phổ biến đến vậy. Trong bài viết này hãy cũng Hak Research đi tìm hiểu về Multisig Wallet là gì? Tại sao những quỹ đầu tư hay tổ chức lớn thường sử dụng loại ví này để lưu trữ tài sản của mình.
Multisig Wallet Là Gì
Một Multisig Wallet (ví đa chữ ký) là một loại ví tiền điện tử yêu cầu nhiều chữ ký từ các bên tham gia khác nhau để thực hiện các giao dịch.
Thay vì chỉ yêu cầu một chữ ký từ chủ sở hữu duy nhất, ví đa chữ ký yêu cầu được xác nhận bởi ít nhất hai hoặc nhiều hơn các chữ ký khác nhau, do đó cung cấp mức độ bảo mật cao hơn cho các tài sản tiền điện tử.
Ví đa chữ ký thường được sử dụng cho các phương tiện thanh toán hoặc lưu trữ tài sản tiền điện tử quan trọng, giúp ngăn chặn việc các bên độc quyền kiểm soát và chi phối các giao dịch trên tài khoản.
Cũng nhờ tính chất tránh được việc chi phối từ một bên nhất định nên Multisig Wallet thường được các công ty, tổ chức, quỹ đầu tư lớn sử dụng để lưu trữ tài sản của mình an toàn.
Trong thị trường DeFi thì các DAO cũng thường sử dụng Multisig Wallet để bảo quản tài sản của DAO một các phi tập trung nhất.
Cơ Chế Hoạt Động Của Multisig Wallet
Cơ chế hoạt động của Multisig Wallet bao gồm các bước sau:
- Tạo Multisig Wallet: Người sử dụng sẽ tạo ra Multisig Wallet bằng cách xác định số lượng chữ ký cần thiết và thêm các ví khác nhau vào đó. Ví dụ, nếu người dùng cần 3 chữ ký để thực hiện giao dịch, họ có thể thêm 3 ví khác nhau vào Multisig Wallet.
- Yêu cầu một giao dịch: Khi một giao dịch được yêu cầu, Multisig Wallet sẽ yêu cầu số lượng chữ ký cần thiết để thực hiện giao dịch đó. Ví dụ, nếu tạo ví đa chữ ký với 3 chữ ký yêu cầu, thì ít nhất 3 chữ ký khác nhau phải được cung cấp để thực hiện giao dịch.
- Ký giao dịch: Người dùng cần cung cấp các chữ ký từ ví của họ ở trong giao diện của Multisig Wallet để thực hiện giao dịch.
- Thực hiện giao dịch: Sau khi đủ số lượng chữ ký tối thiểu được cung cấp, Multisig Wallet sẽ thực hiện giao dịch đó và xác nhận giao dịch đã được hoàn tất.
Với cơ chế hoạt động này, Multisig Wallet cho phép nhiều người dùng có thể cùng kiểm soát và quản lý các tài sản tiền điện tử cùng một lúc, đồng thời nhấn mạnh tính bảo mật cao hơn cho các giao dịch tiền điện tử.
Ứng Dụng Của Multisig Wallet
Multisig Wallet là một công cụ quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp cần đảm bảo tính bảo mật và tránh rủi ro trong các giao dịch tiền điện tử. Dưới đây là một số ứng dụng của Multisig Wallet:
- Sử dụng trong các tổ chức và doanh nghiệp: Multisig Wallet được sử dụng phổ biến trong các tổ chức và doanh nghiệp để kiểm soát các tài sản tiền điện tử. Thay vì chỉ cần một chữ ký các giao dịch tiền điện tử cần phải được xác nhận bởi nhiều chữ ký, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính bảo mật.
- Tạo một ví lưu trữ riêng biệt: Multisig Wallet cũng được sử dụng như một cách để tạo một ví lưu trữ riêng biệt, được quản lý bởi nhiều người dùng khác nhau, do đó giảm thiểu rủi ro khi các tài sản tiền điện tử bị mất hoặc đánh cắp.
- Quản lý tài sản của người giàu có: Multisig Wallet là một công cụ hữu ích cho những người giàu có khi sử dụng tiền điện tử để lưu trữ tài sản, vì nó giúp tránh khỏi việc một người sở hữu bị độc quyền kiểm soát và chi phối các giao dịch trên tài khoản.
- Sử dụng trong các giao dịch mua bán lớn: Multisig Wallet cũng được sử dụng trong các giao dịch mua bán tiền điện tử lớn, nơi các bên có thể đàm phán và đồng thuận về việc sử dụng ví đa chữ ký để xác nhận và thực hiện giao dịch.
- Sử dụng cho các DAO: Các tổ chức tự trị phi tập trung trong thị trường DeFi hiện tại không được quản bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân đơn lẻ nào vì vậy ví Multisig Wallet sẽ rất phù hợp để sử dụng cho việc lưu trữ tài sản của DAO.
Quá Trình Phát Triển Của Multisig Wallet
Quá trình phát triển của Multisig Wallet bắt đầu từ năm 2011 khi người ta bắt đầu nhận ra nhược điểm của single-signature wallet, khi chỉ cần một người sở hữu ví có thể thực hiện giao dịch mà không cần sự đồng ý của ai khác.
Người ta đã bắt đầu xây dựng Multisig Wallet thông qua việc sử dụng các ví đa chữ ký như cơ chế P2SH (pay-to-script-hash) trên nền tảng Bitcoin. Tuy nhiên, sự phổ biến của Multisig Wallet không được nổi bật cho đến khi Ethereum và các dự án blockchain khác bắt đầu sử dụng hợp đồng thông minh (smart contract) để triển khai chức năng nhiều chữ ký.
Hiện nay, Multisig Wallet được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng blockchain như đầu tư tiền mã hóa, quản lý tài sản, và giao dịch quyền sở hữu token.
Ưu Điểm Của Multisig Wallet
Các ưu điểm của Multisig Wallet gồm:
- Tăng tính bảo mật: Multisig Wallet giúp tăng tính bảo mật bằng cách yêu cầu sự đồng ý của nhiều chủ sở hữu trước khi thực hiện giao dịch. Điều này giúp tránh các rủi ro liên quan đến việc mất mát hoặc đánh cắp tài sản tiền mã hóa.
- Quản lý tài sản tiện lợi: Multisig Wallet cho phép nhiều người sở hữu quản lý tài sản tiện lợi hơn thông qua các hàm mở rộng hoặc giao thức dựa trên điều kiện.
- Phù hợp với các mục đích đầu tư: Multisig Wallet đáp ứng nhu cầu sử dụng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức hoặc những người muốn tăng tính bảo mật cho chiến lược đầu tư của mình.
- Sự linh hoạt trong quản lý: Multisig Wallet cho phép tùy chỉnh số lượng chữ ký được yêu cầu để thực hiện giao dịch, tạo ra các kịch bản phức tạp hơn cho quản lý tài sản.
Tóm lại, Multisig Wallet giúp tăng tính bảo mật, quản lý tài sản tiện lợi và phù hợp với các mục đích đầu tư, đồng thời cung cấp sự linh hoạt trong quản lý.
Nhược Điểm Của Multisig Wallet
Tuy có nhiều ưu điểm tuy nhiên Multisig Wallet cũng mang đến một vài bất cập cho người sử dụng như sau:
- Phức tạp hơn: Sử dụng Multisig Wallet có thể phức tạp hơn so với việc sử dụng ví tiền điện tử thông thường. Quá trình thiết lập và quản lý các chữ ký đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và sự hiểu biết về blockchain.
- Khó khăn trong việc thay đổi phương thức: Việc thay đổi phương thức hoạt động của Multisig Wallet cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và thông qua sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu, điều này có thể gây ra sự cố không đáng có khi phải thực hiện quy trình này.
- Chi phí cao: Việc sử dụng Multisig Wallet có thể yêu cầu tốn nhiều phí giao dịch so với sử dụng ví tiền điện tử thông thường, do phải tạo và quản lý các chữ ký.
Cách Tạo Multisig Wallet
Hiện tại đa số các blockchain đều sẽ có nền tảng Multisig Wallet riêng của mình kể cả là EVM hay non EVM, tuy nhiên đối với các nền tảng EVM thời điểm hiện tại thì ví Gnosis Safe đang được sử dụng phổ biến nhất.
Bước 1: Kết nối vì phù hợp
- Truy cập: https://app.safe.global/new-safe/create
- Kết nối với ví Metamask và chuyển sang mạng mà bạn cần tạo ví.
Bước 2: Tạo ví
- Đặt tên cho ví và bấm next.
- Thêm người sở hữu ví bằng cách bằng cách chọn "Add new oner" sau đó điền các thông tin như tên và địa chỉ ví của người đồng sỡ hữu. Người sở hữu ví mặc định sẽ là ví được kết nối ở bước 1.
- Ở phần "Threshold" mọi người sẽ chọn số chữ ký tối thiểu cho mỗi giao dịch và tiếp tục các bước sau.
- Bước 2 sẽ là một bước rất quan trọng vì sau khi tạo xong thì không thể chỉnh sửa thông tin của ví.
Bước 3: Sử dụng ví
- Sau khi tạo xong thì mọi người sẽ được đến giao diện chung của ví, ở đây sẽ có một địa chỉ ví cho phép mọi người chuyển tài sản là các token hoặc NFT vào ví.
- Để tạo một giao dịch, mọi người sẽ cần vào phần "Asset" để tạo một giao dịch.
- Giao dịch sẽ được xem là hoàn thành khi có đủ số chữ ký tối thiểu những người đồng sở hữu ví ở phần "Transation".
Tổng Kết
Trên đây là những gì bạn cần biết để hiều về Multisig Wallet là gì cũng như cách để tạo và sỡ hữu một ví Multisig cho cá nhân hoặc tổ chức của mình. Hy vọng qua bài viết này Hak Research đã mang đến cho mọi người những kiến thức hay để có thể áp dụng vào quá trình research của mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024