Các phương thức vay, cho vay (Lending, Brrowing) nói chung và vay tín chấp, thế chấp nói riêng ở ngoài Trafi đã không còn gì là xa lạ với chúng ta. Với Blockchain thì mảng DeFi rất phát triển và những giao thức vay, cho vay thế chấp trên lại càng phổ biến và dễ dàng hơn, dường như nó thành 1 phần không thể thiếu trong sự phát triển của DeFi. Giờ đây người ta áp dụng cả những giao thức DeFi phổ biến này vào NFT, và BendDao chính là nền tảng đi đầu trong việc này. Vậy hãy cùng Hak Research tìm hiểu chi tiết về BendDao là gì? Tại sao nó lại đi song hành với việc phát triển lớn mạnh của NFT nhé.!
BendDao là gì?
BendDao là gì? Như đã nêu tới bên trên thì thị trường NFT càng lớn mạnh, xu hướng sở hữu NFT ngày càng nhiều với các bộ sưu tập NFT có giá trị cực kỳ cao. Với những người sở hữu NFT có giá trị thì ngoài việc giao dịch NFT đó thì họ còn có nhu cầu thế chấp NFT để vay tiền. BendDao chính là nền tảng cho phép người dùng sở hữu NFT có thể thế chấp NFT của mình để vay tiền, BendDao cung cấp giao thức thanh khoản riêng dành cho NFT.
Thông thường trong DeFi thì chúng ta quen với việc vay, cho vay, thế chấp các loại đồng coin được coin là tài sản, và được chấp nhận thế chấp như BTC, ETH…. Những loại coin này được cộng đồng lớn sở hữu và công nhận giá trị theo nhiều năm, ngoài ra chúng có nguồn thanh khoản dồi dào, chúng được các nền tảng cho vay như AAVE chấp nhận cho thế chấp và người dùng được vay theo tỷ lệ quy định, sau đó trả lãi cho nền tảng cho vay.
Với thị trường mới nở rộ từ 2021 trở về đây là NFT hiện giờ cũng có nhu cầu đó, tuy nhiên với NFT khác với token, việc định giá cụ thể rõ ràng 1 NFT vào 1 thời điểm chỉ mang tính tương đối. Bên cạnh đó thì NFT là 1 loại tài sản biến động rất nhiều trong 1 khoảng thời gian ngắn, và thanh khoản cũng không có nhiều như token coin. Chính vì điều này nên mảng phát triển 1 nền tảng có thể cho phép định giá NFT để cho phép thế chấp vay tiền thời gian đầu là rất khó khăn và không nhiều bên có thể làm.
BendDao nổi lên là 1 trong những tên tuổi số ít muốn phát triển 1 nền tảng cho phép thực hiện các giao thức cho vay thế chấp NFT này. Ra đời mới gần đây vào giữa năm 2022, khi việc NFT đi vào cuối chu kỳ Fomo của NFT, khi các bộ sưu tập NFT đình đám có xu hướng hạ nhiệt. Việc chọn thời điểm quyết định ra đời nền tảng này phải chăng cũng là hướng đi hướng tới tương lai của NFT sau này của họ? Khi có thể cầm cố những NFT trước đó giá trị cao nhưng giờ với tâm lý cần vốn, chủ sở hữu của họ có thể chấp nhận thế chấp với mức định giá thấp hơn.
Cơ chế vận hành của BendDao
BendDao vận hành như thế nào?
Đi sâu vào việc tìm hiểu cách nền tảng này vận hành cho vay thế nào nhé. Các dịch vụ của BendDao:
Instant NFT-backed Loan
Người nắm giữ NFT có thể vay ETH thông qua các lending pool bằng cách sử dụng NFT làm tài sản thế chấp ngay lập tức, người cho vay có thể gửi ETH để kiếm lợi nhuận từ các khoản lãi suất mà người vay cần trả. Người dùng có thể dựa vào giao thức này để giao dịch đòn bẩy NFT.
Collateral Listing
Người nắm giữ hoặc người bán NFT có thể chọn nhận ngay tới 40% giá trị sàn của NFT trước khi nó được bán. Thanh khoản tức thời được thực hiện ngay lập tức. Người mua sẽ trả hết khoản vay bao gồm cả lãi sau khi thỏa thuận.
Buy with Down Payment
Cung cấp các dịch vụ cho phép mua NFT blue chip trả trước (bản chất vẫn là cho vay, khi người dùng có nhu cầu muốn mua NFT nhưng không đủ tiền. Người dùng vẫn có thể mua được NFT đó chỉ cần có 60% vốn còn 40% là vay của nền tảng BendDao và trả dần trong 1 khoảng thời gian kèm theo 1 mức lãi được quy định.)
Tất nhiên BendDao chỉ cho phép các bộ sưu tập NFT có tính thanh khoản cao, NFT blue chip mới được thế chấp để vay. Điều kiện để trở thành Bluechip theo định nghĩa của BendDAO:
- Giá sàn trên 10 ETH
- Vốn hóa thị trường lớn hơn “giá sàn * 10.000”.
- Số lượng vật phẩm lớn hơn 5.000.
- Số lượng chủ sở hữu lớn hơn 1.000.
- Khối lượng giao dịch mọi thời điểm trên OpenSea là hơn 50k ETH.
- Bộ sưu tập đã được triển khai hơn 30 ngày.
Các quyền lợi cho người dùng
Bảo vệ thanh lý 24 giờ
Để tránh tổn thất do biến động thị trường, người vay sẽ có thời gian bảo vệ thanh lý 24 giờ để hoàn trả khoản vay.
Nhận Airdrop cho người dùng đi vay
Không bao giờ bị đánh cắp NFT
Lộ trình phát triển
Dự án BendDao công bố lộ trình cho năm 2022 như sau:
Quý 1 năm 2022
- BEND Token Airdrop✅
- Ra mắt hội chợ IFO✅
- Kiểm tra bảo mật✅
- Ra mắt Mainnet✅
- DAO Quản trị & Bỏ phiếu✅
- Nhiều đề xuất trực tuyến NFT Bluechip hơn✅
- Đề xuất cải thiện quản trị DAO✅
- Đề xuất xây dựng hệ sinh thái✅
- Trả trước Mua các đề xuất NFT✅
- Nền tảng giao dịch đòn bẩy Bluechip NFT✅
- Ưu đãi hỗ trợ trong Giao thức Exchange🛠️
- Koda Wrapper cho các đề xuất ĐẤT khác🛠️
- Hỗ trợ Moonbirds không có Đề xuất làm tổ🛠️
- Hỗ trợ các đề xuất đặt cược ApeCoin🛠️
- Tích hợp các dự án hệ sinh thái🛠️
Quý 4 năm 2022
- Cung cấp Open API và SDK
- Đề xuất cho vay P2P NFT
- Đề xuất nhóm cho vay tư nhân
Core Team
Hiện tại đội ngũ Core Team của dự án đang hoạt động ẩn danh.
Backer & Partner
Dự án hiện chưa có nhà đầu tư, token launch trên Fairlaunch. Đối với Partner thì dự án mới chỉ cộng tác với Chainlink Keeper để giúp phân bổ phí cho BEND stakers.
Tokenomic
- Token Name: BendDAO Token
- Ticker: BEND
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Token Type: Governance
- Total Supply: 10,000,000,000 BEND
- Circulating Supply: 382,458,902 BEND
Token Allocation
- Developer Team: 21%
- Initial Fair-launch Offering: 10%
- Treasury Reserve: 21%
- Airdrop: 5%
- Uniswap LP Incentive: 3%
- Lend/Borrow Incentive: 40%
Token Release
Sàn giao dịch
BEND có thể được giao dịch trên cả sàn DEX và CEX như Uniswap V2 và V3, MEXC, BKEX, Hotbit…
Kênh thông tin của dự án
- Website: https://www.benddao.xyz/
- Twitter: https://twitter.com/benddao
- Medium: https://medium.com/@BendDAO
- Discord: https://discord.com/invite/benddao
- Github: https://github.com/BendDAO
- Governance forum: https://governance.benddao.xyz/
Tổng kết
BendDao là gì? Như bài viết trên chúng ta đã đi tìm hiểu về BendDao và đã hiểu nền tàng này hoạt động thế nào. Đối với người viết nhận xét thì BendDao là hướng đi mới tận dụng được cách thế mạnh về Viral của NFT và cũng là 1 kênh thúc đẩy việc thanh khoản và use case của NFT. Tuy nhiên điểm yếu chí mạng của nó cũng chính đến từ việc NFT có sự biến động về giá và ảnh hưởng bởi những cú sụp đổ của các nền tảng, điều này khiến cho nhu cầu sử dụng NFT không còn nhiều. Điểm yếu chí mạng này gần đây với các vụ sụp đổ của các tên tuổi lớn trong thị trường khiến mất thanh khoản của các loại tài sản thế chấp, khiến panic sell. Vô hình chung BendDao sẽ thành 1 quả bom nổ chậm gây thiệt hại cho chính nền tảng này khi số lượng NFT thế chấp mất giá hơn cả số tiền cho vay. Với BendDao chúng ta cần phải theo dõi sự biến động và động thái của nền tảng này trong thời gian tiếp theo.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024