Hệ sinh thái LayerZero ngày càng mở rộng với đa dạng các dự án trong nhiều mảng khác nhau như Stargate, Alitude, Pontem, Trader Joe, Lil Pudgy,... Hệ sinh thái ngày càng mở rộng chứng minh rằng công nghệ mới của LayerZero đang được thị trường chấp nhận, sử dụng và phổ biến rộng rãi. Vậy liệu bạn có tự hỏi Omnichain nói chung hay các dự án tích hợp LayerZero sẽ trở thành xu hướng trong tương lai hay không?
Thì trong khuông khổ bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ ràng một số các ý dưới đây:
- Tổng quan về LayerZero. Công nghệ cốt lõi của LayerZero và điều làm nên sự khác biệt của LayerZero là gì?
- Hệ sinh thái của LayerZero bao gồm các dự án nào, thuộc mảnh ghép gì trong thị trường Crypto? Liệu LayerZero có thể vươn mình ra khỏi DeFi hay không?
- Các dự án sử dụng công nghệ LayerZero đang phát triển như thế nào? Có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đều đặn hay có sự thụt giảm về người dùng?
- Cơ hội đầu tư cho chúng ta nằm ở đâu giữa một rừng các dự án như vậy?
Và đề hiểu chi tiết về bài viết dưới đây mình khuyến khích mọi người đọc một số các bài viết dưới đây để chúng ta có những kiến thức nền tảng để cùng nhau đi vào một bài phân tích chuyên sâu bao gồm:
Tổng Quan Về LayerZero
Định nghĩa về LayerZero
LayerZero là cơ sở hạ tầng để phát triển các ứng dụng Omnichain. Các dApp xây dựng trên LayerZero sẽ kế thừa công nghệ giao tiếp đa chuỗi của nền tảng. Giúp đưa ra các giải pháp mới mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
LayerZero cũng là cầu nối chuyển tiếp tin nhắn giữa các mạng lưới khác nhau. Nhờ vào cấu tạo và cách hoạt động thông minh của LayerZero mà hoạt động đó được diễn ra một cách an toàn.
Công nghệ cốt lõi của LayerZero
Công nghệ cốt lõi của LayerZero nằm ở cơ chế hoạt động truyền tin nhắn giữa các blockchain với nhau. Hiểu một cách đơn giản LayerZero cung cấp một bộ truyền tin nhắn giữa các blockchain và gia tăng lượng bảo mật cho công việc đó.
Mọi người có thể đọc và hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây: Cơ Chế Hoạt Động Của LayerZero
Sự khác biệt mà LayerZero mang lại cho thị trường
Diều khác biệt giúp cho LayerZero trở nên nhanh chóng vổ biến và được nhiều giao thức chấp nhận đó chính là với công nghệ của LayerZero nó cho phép chuyển các tài sản native từ blockchain này và sang blockchain kia người dùng vẫn nhận về tài sản native.
Điều đó giúp công nghệ của LayerZero có một trong những lợi thế sau:
- Tài sản được an toàn hơn khi không bị bao bọc bởi một smartcontract.
- Không lo bị phân mảnh thanh khoản do chỉ có những tài sản native.
Hệ Sinh Thái Lớn Mạnh Của LayerZero
Tổng quan hệ sinh thái LayerZero
Hệ sinh thái của LayerZero đã ngày càng mở rộng và đi vào hoạt động ổn định với nhiều dự án hàng đầu trong ngành bao gồm trong cả mảng DeFi lẫn NFT. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số các dự án đang áp dụng và sử dụng công nghệ LayerZero để phát triển sản phẩm bao gồm:
- AMM: Trader Joe, Pontem, Rango Exchange, Dexalot, StarSwap, SushiSwap,...
- Lending & Borrowing: Cedro Finance, Radiant Capital, Clearpool, Venus,...
- Stablecoin: Thala Labs, Angle Protocol
- Bridge: Stargate, Aptos Bridge,...
- Yield Farming: Mozaic, Rage Trade, Pendle Finance,...
- Infastructure: Cashmere Labs,
- NFT: Lil Pudgy, Gh0stly Gh0sts, Trantor, Omni X, Omnisea,...
Có thể thấy rằng số lượng các dự án tích hợp công nghệ của LayerZero để triển khai di chuyển các tài sản bao gồm crypto assets hay NFT giữa các blockchain với nhau. Điều này giúp cho nền kinh tế DeFi nói riêng luôn luôn được luân chuyển mà không bị phụ thuộc vào các nền tảng CEX lớn trên thị trường như Binance, OKX, Bybit,...
Về mảng DeFi có thể nói công nghệ LayerZero đã có mặt tại những giao thức tại nhiều mảng khác nhau như AMM, Lending & Borrowing, Stablecoin, Yield Farming. Trong tương lai, việc các giao thức Derivatives tích hợp công nghệ của LayerZero cũng sẽ là điều dễ hiểu khi mà có thể mang tài sản tại nhiều blockchain khác nhau về 1 nơi để có thể mở các lệnh đòn bẩy.
Về mảng NFT, LayerZero cũng đã vươn mình ra khỏi DeFi khi mà những bộ sưu tập NFT đầu tiên sử dụng công nghệ của LayerZero cũng đã xuất hiện. Ví như Lil Pudgy cho phép người dùng có thể di chuyển hai chiều NFT từ Ethereum sang Avalanche, Polyon, Arbitrum và BNB Chain. Đây có thể coi là một sự đốt phá với ngành NFT nói chung và bridge nói riêng.
Theo góc nhìn của mình, hệ sinh thái của LayerZero đang tăng trưởng và lớn mạnh cực kì nhanh so với những gì mình tưởng tượng. Tuy nhiên, công nghệ của LayerZero vẫn chưa thể coi là hoàn hảo và mình sẽ đề cập đến những yếu điểm của LayerZero trong những phần tiếp theo của bài viết này.
Các dự án đã đi vào hoạt động ổn định
Stargate - Bridge đầu tiên sử dụng công nghệ của LayerZero
Stargate Finance là một nền tảng Cross-chain Bridge sử dụng công nghệ của LayerZero và có những tính năng khác biệt như sau:
- Đảm bảo tức thì: Người dùng và các ứng dụng có thể tin tưởng rằng, khi họ thực hiện thành công một giao dịch ở trên chuỗi nguồn, giao dịch đó ngay lập tức sẽ được thực hiện trên chuỗi đích.
- Native Assets: Người dùng và các ứng dụng có thể sử dụng chính các native assets của các blockchain gốc thay vì phải dùng wrapped token . Điều này tránh các chi phí và hệ thống phát sinh khi phải tạo ra một tài sản bổ sung.
- Unified Liquidity: cho phép người dùng và các ứng dụng có thể nạp và rút tài sản từ các blockchain khác nhau trên một nhóm thanh khoản hợp nhất. Điều này tạo ra sự thanh khoản sâu hơn cho người dùng và ứng dụng trên nhiều chuỗi.
Nói một cách dễ hiểu thì với công nghệ của LayerZero cho phép Stargate Finance chuyển native token từ blockchain này sang blockchain kia cũng là native token. Điều này giúp hạn chế việc token có nhiều loại dẫn đến thanh khoản kém hay các yếu tố xung quanh bảo mật.
Hiện tại, mình chưa tìm được thông tin về số lượng người dùng trên Stargate tăng trưởng theo thời gian như thế nào nhưng theo số liệu mình có thì có đến hơn 95% tổng số người dùng trên Stargate có lượng transaction dưới 10. Mặc dù, Stargate đã mainnet từ giữa năm 2022 tới nay đã gần 1 năm thì con số này không được coi là quá tích cực.
Điều này cho thấy rằng, hầu hết những người dùng đến với Stargate chủ yếu để trải nghiệm thử hoặc làm retroactive với LayerZero. Và có vẻ số lượng người quay lại sử dụng Stargate thêm nhiều lần tiếp theo đang khá thấp.
Bên cạnh đó, lượng thanh khoản trên Stargate Finance cũng đã giảm mạnh sau khi mainnet. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại thì lượng thanh khoản còn lại không có giấu hiệu giảm thêm mà vẫn khá bền vững xunh quanh một lượng cố định.
Theo góc nhìn của mình, Stargate Finance muốn mở rộng thì cần có thêm nhiều chương trình để thu hút thanh khoản trên giao thức. Hiện tại, những nhà cung cấp thanh khoản trên Staragte ngoài một phần khá ít phí giao dịch thì có nhận thêm incentive là native token STG thì theo mình vẫn chưa thực sự hấp dẫn.
Điểm tích cực trong thời gian vừa qua khi Arbitrum ra mắt ARB thì DAO của Stargate cũng nhận được một phần lớn token ARB để có thể triển khai incentive trong tương lai. Với số lượng này Stargate có thể nhanh chóng bootstrap được thanh khoản trên Arbitrum nhưng giữ được hay không là một chuyện khác. Stargate cũng nên cải thiện mô hình tokenomics của mình để incentive cho LP trở nên giá trị hơn.
Lil Pudgy - Bộ sưu tập NFT đầu tiên tích hợp công nghệ LayerZero
Lil Pudgy là bộ sưu tập chị em với Pudgy Penguins - bộ sưu tập đã có nhiều drama trong quá khứ với đội ngũ phát triển. Sau này khi được đổi chủ thì Pudgy Penguins mới chính thức lột xác và ngày càng phát triển, từ đó trở thành 1 trong những bộ sưu tập NFT blue-chip trên thị trường.
Lil Pudgy là bộ sưu tập NFT đầu tiên sử dụng công nghệ của LayerZero và đưa ra một khái niệm mới mang tên Omnichain NFT. Với LayerZero, thì Lil Pudgy có thể di chuyển giữa các blockchain với nhau như Ethereum, Arbitrum, Polygon và BNB Chain.
Ở thời điểm hiện tại mới chỉ có 1.715 transaction thể hiện cho việc một NFT Lil Pudgy đã tương tác với Lil Pudgy Bridge, trong đó theo mình quan sát thì có hầu hết các NFT đều tương tác hơn 1 lần với Bridge này. Nếu chúng ta lấy trung bình 1.5 lần tương tác của mỗi NFT thì chúng ta có kết quả mới chỉ có khoảng 1.143 NFT Lil Pudgy tương tác với Bridge trong khi đó tổng bổ sưu tập là 22.222 NFT.
Vậy mới chỉ có khoảng 5% NFT là tương tác với Bridge điều này cũng tương đối dễ hiểu với một vài các lí do sau đây:
- Thanh khoản của Lil Pudgy trên các blockchain khác là cực kì kém.
- Việc mang NFT từ blockchain này sang blockchain kia chưa có nhiều ý nghĩa khi mà việc đó không mang lại lợi ích hay lợi nhuận nào ngoài trừ retroactive. Điều này cần trông chờ NFTFi bùng nổ trong tương lai.
- Nỗi lo về rủi ro smartcotract của người dùng.
- Tâm lý đầu cơ NFT của người dùng.
- Các blockchain khác có thể sẽ bị nghẽn mạng hoặc thậm chí là sập mạng khiến tài sản của người dùng có nguy cơ mất trắng.
Tại thời điểm mình viết bài trên Arbitrum chỉ có khoảng 574 NFT, Polygon có khoảng 401 NFT và BNB Chain có khoảng 357 NFT tổng cộng là 1.332 NFT chiếm khoảng gần 6% của toàn bộ lượng NFT.
Chính xác Lil Pudgy đã mang lại làn gió mới chi thị trường NFT với khái niệm Omnichain tuy nhiên nó lại chưa hoạt động thực sự hiểu quả do những vấn đề mình có đề cập phía trên. Khả năng cao các bộ sưu tập NFT tích hợp công nghệ LayerZero muốn bùng nổ trong tương lai thì sẽ phải kì vọng vào NFTFi bùng nổ trên nhiều blockchain khác nhau.
Bên cạnh Lil Pudgy thì Gh0stly Gh0sts cũng là một bộ sưu tập NFT sử dụng công nghệ của LayerZero để đi đến các blockchain như Ethereum, BNB Chain và Polygon.
Trader Joe - AMM tích hợp LayerZero đã hoạt động hiệu quả
Trader Joe là một nền tảng AMM lớn nhất trên Avalanche C Chain. Thời gian gần đây, Trader Joe đã chính thức có mặt tại hệ sinh thái Arbitrum đánh dấu cho bước phát triển multichain của mình. Và ngay lập tức thanh khoản và giá của JOE trên riêng mạng Arbitrum đã có sự tăng trưởng trở lại sau khì ngủ đông dài hạn trên Avalanche.
Trader Joe cũng đã tích hợp thành công LayerZero tuy nhiên sự tích hợp và hỗ trợ mới ở mức tương đối thấp khi mà người dùng chỉ có thể chuyển JOE từ Avalanche sang BNB Chain hay Arbitrum.
Việc chỉ chuyển được JOE chắc chắn sẽ là một rào cản trong sự phát triển của Trader Joe ở hiện tại. Nhưng mình tin chắc rằng đây chỉ là bước đi thử nghiệm trong việc tích hợp một bridge hoàn toàn mới đi kèm với đó là sự an toàn cho giao thức. Trong tương lai, việc Trader Joe hỗ trợ luân chuyển nhiều native token từ blockchain này sang blockchain kia sẽ giúp thanh khoản trên Trader Joe sẽ cực kì dồi dào.
Thực tế thì Trader Joe mới chính thức công bố tích hợp với Layer Zero từ thời điểm tháng 2/2023 nhưng tới nay đã có đến gần 15K transaction của người dùng với việc di chuyển JOE qua các blockchain khác nhau. Có thể nói đây là con số tương đối tích cực với Trader Joe khi cho ra mắt sản phẩm mới.
Nếu áp dụng thành công và nhanh chóng Layer Zero thì Trader Joe sẽ sớm trở thành một trong những AMM lớn nhất thị trường crypto.
Radiant Capital - Nền tảng Lending & Borrowing sử dụng công nghệ LayerZero
Radiant Capital là một nền tảng Lending & Borrowing được xây dựng, phát triển trên hệ sinh thái Arbitrum. Thông qua việc tích hợp LayerZero, Radiant Capital kì vọng sẽ được được tất cả những crypto assets từ mọi blockchain khác nhau có thể trở thành tài sản thế chấp trên nền tảng của Radiant.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại tương tự như Trader Joe thì Radiant mới chỉ thử nghiệm việc di chuyển RDNT qua lại giữa BNB Chain và Arbitrum. Kì vọng trong tương lai Radiant sẽ sớm tích hợp thêm nhiều loại tài sản để giao thức có thể phát triển tích cực hơn.
Các dự án vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển
Bên cạnh các dự án đang trong quá trình áp dụng một phần hoặc toàn phần công nghệ của LayerZero thì có những dự án vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Chúng ta sẽ cùng điểm qua xem các dự án họ đang áp dụng công nghệ của LayerZero với mục đích gì.
Giao thức | Mục tiêu sử dụng công nghệ của LayerZero |
---|---|
Rage Trade | Rage Trade có 1 vault mang tên TriCrypto để cung cấp thanh khoản sâu cho cặp ETH - USDC và farm trên các nền tảng khác. Với LayerZero, Rage Trade dự kiến sẽ mang được tất cả các loại crypto assets về nền tảng của mình để gia tăng lượng thanh khoản và lợi nhuận cho giao thức, |
Cedro Finance | Với LayerZero, Cedro Finance trở thành một nền tảng Lending & Borrowing cross-chain, nơi người dùng có thể cho vay và đi vay các loại tài sản trên nhiều blockchain khác nhau với phía giao dịch phải chăng. |
Clear Pool | Clear Pool một giao thức Credit Protocol đã tích hợp LayerZero để cho native token của họ là CPOOL có thể được luân chuyển giữa nhiều blockchain khác nhau như Ethereum, Polygon và trong tương lai còn nhiều blockchain khác. |
Mozaric | Nền tảng Yield Farming cho phép người dùng có thể sử dụng tài sản trên nhiều blockchain khác nhau để có thể kiếm lợi nhuận thông qua việc farming trên bất kì blockchain nào nhờ công nghệ của LayerZero. |
Angle Protocol | Với LayerZero, Angle sẽ tích hợp công nghệ của nền tảng này cho phép stablecoin của họ là agEUR được luân chuyển giữa nhiều blockchain khác nhau như Ethereum, Polygon, Optimism và Arbitrum một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. |
Cashmere Labs | Với LayerZero, Cashmere trở thành 1 DEX Cross-chain dành cho các loại tài sản ngang giá hoặc cùng giá. Với Cashmere Exchange người dùng có thể giao dịch trên nhiều blockchain khác nhau mà không cần sử dụng bridge. |
Trantor Network | Trantor Network là một nền tảng bridge cho phép các NFT luân chuyển giữa các blockchain với nhau. |
Omni X | Omni X là một nền tảng omnichain NFT cho phép các nhà phát triển có thể triển khai các bộ sưu tập NFT của mình và sử dụng Omni X để phát hành NFT trên nhiều nền tảng blockchain khác nhau. |
HoloGraph | HoloGraph là một nền tảng cho phép chuyển các native crypto giữa các blockchain với nhau. |
Hầu hết các dự án ở trên mới tích hợp công nghệ của LayerZero thời gian gần đây và hiện tại đang triển khai một cách cẩn thận. Đó là điều chính xác khi mà nhiều nền tảng Bridge gần đây thương xuyên bị các haker ghé thăm nên việc các giao thức tiếp cận một cách cẩn thận là điều dễ hiểu.
Cơ Hội Đầu Tư Trong Hệ Sinh Thái LayerZero
Cơ hội với retroactive với LayerZero và hệ sinh thái của nó
Đây là cơ hội rõ ràng nhất cho bất kì những ai tham gia vào thị trường crypto. LayerZero mới đây đã kêu gọi thành công $120M với mức định giá lên đến $3B với sự tham gia của a16z, Samsung Next, Sequoia, Lightspeed, OK Ventures,... Vậy là LayerZero đã kêu gọi thành công tổng số tiền là gần $300M. Vậy đâu là lí do để tin tưởng LayerZero sẽ ra mắt token trong thời gian sắp tới.
Đó chính là việc LayerZero có những Relayer phụ trách chuyển tin nhắn giữa các blockchain nó giống như các Prover - người tạo bằng chứng, Sequencer - Người sắp xếp giao dịch trên Layer 2 thì để cho mạng lưới trở nên phi tập trung nó bắt buộc phải để ai cũng có thể trở thành Relayer mà bằng cách nào đơn giản nhất là thế chấp bằng token của chính dự án.
Nên việc LayerZero ra mắt token là câu chuyện sớm muộn khi mạng lưới thật sự cần tính phi tập trung sẽ cần khoảng hơn 1 năm để hệ thống hoạt động ổn định sau đó mới là đường tính đến tính phi tập trung của dự án.
Bên cạnh LayerZero thì các dự án trong hệ sinh thái của LayerZero cũng chưa ra mắt token nên mọi người có thể tranh thu tham trở thành người dùng sớm của dự án. Nên nhớ rằng khi chúng ta skin in the game với 1 dự án nằm trong hệ sinh thái của LayerZero thì chúng ta cũng chính đang skin in the game với LayerZero.
Cơ hội đầu tư với các dự án trong hệ sinh thái
Mình tin rằng cụm từ "hệ sinh thái LayerZero" hay "Omnichain, Omnichain NFT" sẽ trở thành 1 keyword hay xu hướng khi các dự án trong hệ sinh thái đều cùng nhau bùng nổ. thời gian gần đây các dự án ít nhiều trong hệ sinh thái của LayerZero có sự tăng trưởng mạnh như Trader Joe, Radiant Capital hay khi LayerZero có news thì Stargate cũng bay.
Nên nếu bạn tin tưởng vào công nghệ của LayerZero thì có thể đầu tư một số các dự án tiềm năng nằm trong hệ sinh thái của nó, tất nhiên đừng quên phân tích cơ bản của từng dự án.
Biết đâu rằng khi LayerZero ra mắt native token của mình thì nó sẽ incentive cho các dự án trên hệ sinh thái của nó để triển khai chương trình Liquidity Mining như cách mà Arbitrum, Optimism đã làm rất thành công thời gian vừa qua.
Tổng Kết
LayerZero là một dự án tiềm năng với một hệ sinh thái đang phát triển mạnh mẽ. Mình tin rằng LayerZero sẽ còn tiềm tục phát triển hơn nữa trong tương lai và còn rất nhiều cơ hội đối với hệ sinh thái này.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024