Uniswap đã không còn là một dự án đơn lẻ mà đã có rất rất nhiều dự án được xây dựng và phát triển dựa trên thanh khoản hay cung cấp thanh khoản trên Uniswap mà đội ngũ Hak Research tạm gọi là hệ sinh thái Uniswap. Vậy các dự án trên hệ sinh thái Uniswap có đóng góp gì cho Uniswap thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để có góc nhìn tổng quan về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số những bài viết dưới đây.
Điều Gì Tạo Nên Hệ Sinh Thái Uniswap?
Hệ sinh thái Uniswap chỉ bắt đầu được hình thành khi Uniswap V3 ra đời. Cùng điểm lại lịch sử phát triển của Uniswap qua các phiên bản.
- Uniswap V1: Chi cho phép chuyển từ ETH - ERC 20. Người dùng muốn chuyển đổi từ ERC 20 sang ERC 20 bắt buộc phải đi qua ETH khiến phí giao dịch cao và tốc độ giao dịch chậm.
- Uniswap V2: Cho phép giao dịch giữa các ERC 20 bất kì. Đây là điểm bùng nổ của Uniswap khi mà tất cả các AMM sau này đều copy mô hình này của Uniswap.
- Uniswap V3: Thay vì cung cấp thanh khoản từ 0 tới dương vô cùng thì Uniswap V3 phát minh ra cụm từ "Thanh khoản tập trung" khi cho phép các LP chọn khoảng giá để cung cấp thanh khoản.
Uniswap V3 cho phép các LP lựa chọn khoảng giá mà mình muốn cung cấp thanh khoản chính vì vậy nó yêu cầu các LP phải có óc phân tích, phán đoán thị trường từ đó đưa ra các khoảng giá phù hợp và đưa về mức lợi nhuận cao nhất. Uniswap V3 đã giúp cho trượt giá trên Ethereum giảm đi rất nhiều so với V2 tuy nhiên do yêu cầu về kiến thức nhiều nên các LP bắt đầu thua lỗ.
Chính vì vậy tại đây nhiều giao thức đã ra đời để giải quyết vấn đề trên. Giải pháp họ đưa ra chính là thay vì cung cấp thanh khoản trực tiếp trên Uniswap V3 thì hãy đưa tiền vào các giao thức thứ 3 sau đó giao thức này bằng các chiến lược phức tạp của mình sẽ đem tài sản lên cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3 và chia lại một phần lợi nhuận với các người dùng của mình.
Hệ Sinh Thái Uniswap Ngày Càng Lớn Mạnh
Tổng quan về hệ sinh thái Uniswap
Tính tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều các dự án ra đời nhằm tối ưu các chiến lược cung cấp thanh khoản trên Uniswap như Gamma Strategies, GammaSwap, Arrakis Finance,... Bên cạnh các dự án xây dựng nhiều chiến lược để thu về nguồn lợi cao nhất từ Uniswap V3 thì cũng có những dự án ra đời với mục đích loại bỏ Impermanent Loss cho các nhà cung cấp thanh khoản bằng nhiều chiến lược khác nhau.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ cùng đi qua các dự án bao gồm Gamma Strategies, GammaSwap, Arrakis Finance, Smilee Finance, Synthr, Orange Finance và Ichi. Trong các dự án này mình sẽ tạm thời phân loại thành 2 kiểu dự án là
- Các dự án tạo chiến lược cung cấp thanh khoản phức tạp trên Uniswap V3: Gamma Strategies, Arrakis Finance, Orange Finance, Ichi,...
- Các dự án ra đời nhằm loại bỏ Impermanent Loss: Smilee Finance và GammaSwap.
Cùng điểm qua tình hình hoạt động của các giao thức trên trên DefiLlama
Giao thức | TVL | Đánh giá nhanh |
---|---|---|
Gamma Strategies | $73M | Bắt đầu tăng trưởng mạng từ thời điểm đầu năm 2023. Trước đó trong cả năm 2021 và 2022 giao thức này TVL trong trạng thái đi ngang và giảm. Hiện TVL đang đạt mức ATH theo DefiLama và tại thời điểm viết bài. |
Arrakis Finance | $200M | Với sự sụt giảm của Arrakis V1 thì với phiên bản V2 được xây dựng trực tiếp trên Uniswap V3 thì TVl của V2 đang có sự tăng trưởng trong thời gian gần đây khi mới ra mắt đạt con số $6M tại thời điểm viết bài. |
ICHI | $10.8M | Với sản phẩm mới của mình thì TVL của ICHI vẫn chưa có sự tăng trưởng. |
Giao thức còn lại | - | Vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển. |
Các dự án tạo chiến lược cung cấp thanh khoản phức tạp trên Uniswap V3
Gamma Strategies - Giao thức dẫn đầu trong chiến lược cung cấp thanh khoản tập trung
Gamma Strategies là một nền tảng quản lý thanh khoản tập trung trên Uniswap V3 và trong tương lai sẽ hỗ trợ thêm nhiều nền tảng AMM khác. Cơ chế hoạt động của Gamma Strategies bao gồm 2 thành phần là Vaults - nơi chưa các crypto assets của người dùng, và Strategies - các chiến lược cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3.
Vault trong giao thức Gamma Strategies là nơi mọi người có thể gửi token vào để nhận về lợi nhuận tối đa. Vault gồm 4 tính năng chính:
- Deposit: Vault cho phép mọi người cung cấp thanh khoản bằng cách gửi các cặp token của mình vào Vault và nhận về LP Tokens dưới dạng ERC-20 token đại diện cho quyền sở hữu một phần của mọi người trong Vault.
- Withdraw: Vault cho phép mọi người rút tiền bằng cách đốt LP Tokens.
- Rebalance: Vault sẽ tự động điều chỉnh số lượng các token cung cấp thanh khoản để có thể tối ưu hóa lợi nhuận thu được.
- Compound: Tự động gộp lợi nhuận thu về thành tài sản để mang đi cung cấp thanh khoản (lãi kép).
Bên cạnh Vault thì Gamma Strategics cũng có 3 chiến lược khác nhau bao gồm:
- Chiến lược phạm vi rộng: Cung cấp thanh khoản trong 1 khoảng giá rộng tuy lợi nhuận không cao nhưng lại an toàn, ít rủi ro vàg không cần thay đổi chiến lược liên tục.
- Chiến lược phạm vi hẹp: Cung cấp thanh khoản trong 1 khoảng giá hẹp tuy không an toàn, dễ gặp phải IL nhưng lại nhuận cao hơn so với chiến lược phạm vi rộng.
- Chiến lược ổn định: Chiến lược này thường áp dụng đối với các cặp stablecoin.
Arrakis Finance V2 - Bước chuyển liệu có mang lại đổi mới tích cực
Arrakis Finance V2 đã có bước chuyển mình sau khi phiên bản V1 đã không còn quá hiệu quả. Đối với V1 thì người dùng chỉ việc lựa chọn vaults phù hợp với tài sản mình đang có và lựa chọn người quản lý vault dựa trên lịch sử cung cấp thanh khoản của họ. Nhưng ở phiên bản V2 thì đã có nhiều sự thay đổi khi mà Vault cũng được chia làm 2 loại là Private và Public.
- Private Vault: Chỉ cho phép những cá nhân, giao thức trong danh sách Whitelist mới có thể gửi tiền vào vault.
- Public Vault: Tất cả mọi người đều có thể gửi tài sản vào giao thức.
Bên cạnh các vault thì Arrakis Finance cũng có những người quản lý vault chính là những người sẽ tạo ra các chiến lược cho vault nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho các người dùng. Sẽ phân chia làm 3 loại người quản lý như sau:
- Trustless Vaults: Người quản lý các vault này chính là các hợp đồng thông minh với những chiến lược đã được soạn sẵn và tự động hoạt động.
- Managed Vaults: Là những LP chuyên nghiệp trong thị trường Crypto được nền tảng KYC. Những thành viên này sẽ có những chiến lược mới nhất, tiên tiến nhất và yêu cầu người dùng phải tin tưởng vào người quản lý của mình.
- Self Managed Vaults: Đây là những cá nhân, tổ chức bất kì tham gia vào nền tảng. Với tiêu chí ai cũng có thể trở thành 1 người quản lý trên Arrakis Finance.
Đánh giá: Với việc ra đời sau nên sản phẩm của Arrakis cũng có nhiều sự thay đổi đặc biệt là tại Managed Vault điều này cho phép nhiều chiến lược hơn nữa được xuất hiện trên Arrakis Finance từ đó có thêm nhiều sự lựa chọn về lợi nhuận và rủi ro cho người dùng.
Orange Finance - Ra đời sau với nhiều lợi thế
Tương tự như Arrakis Finance hay Gamma Strategies thì Orange Finance cũng là một nền tảng quản lý thanh khoản với mục tiêu khai thác lợi nhuận tối đa với rủi ro tối thiểu dành cho người dùng của mình trên nền tảng Uniswap V3.
Với lợi thế ra đời sau và học hỏi các giao thức đi trước thì Orange Finance có những tính năng sau đây:
- Delta Hedge: Bằng cách tích hợp AAVE mà Orange Finance có thể tạo ra chiến lược Delta Neutral cho người dùng.
- Smart Liquidity: Chiến lược cung cấp thanh khoản được tối ưu tùy thuộc vào mức biến động của thị trường.
- Auto-rebalance: Tự động gộp phần thưởng để mang đi cung cấp thanh khoản.
- Fungible Liquidity: LP Tokens của Orange Finance sẽ dưới dạng ERC 20 thay vì 721.
Đánh giá: Các dự án ra đời sau này như Orange Finance càng ngày càng đa dạng chiến lược và có vẻ sẽ thu hút người dùng hơn. Tuy nhiên, chiến lược càng phức tạp thì đúng lợi nhuận càng cao nhưng rủi ro về smartcontract là khó chối bỏ.
Bản thân Orange Finance mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm sản phẩm chưa đi vào thực tế hoạt động nên chưa thể đánh giá dự án hoạt động có hiệu quả hay không. Nhưng đây là một mô hình mới vô cùng tiềm năng.
Các dự án ra đời nhằm loại bỏ Impermanent Loss
GammaSwap - Dự án được xây dựng bởi đội ngũ tiềm năng
GammaSwap xây dựng một Wrapped Pools là nơi chưa các LP Token của các nền tảng AMM trên thị trường trước mắt sẽ là Uniswap trong tương lai GammaSwap sẽ mở rộng nhiều AMM hơn nữa. Tham gia vào quá trình vận hành của GammaSwap bao gồm 2 bên là Long Gamma và Short Gamma.
Short Gamma là bên tham gia cung cấp thanh khoản có thể đưa LP Token hoặc 1 cặp thanh khoản như wETH - USDC vào trong Wrapped Pools sau đó Wrapped Pools tự động mang đi cung cấp thanh khoản trên Uniswap để lấy về LP Token. Gamma Short cũng đồng thời đóng vai trò là người cho vay LP token cho bên Gamma Long và thu về lãi cho vay.
Long Gamma đưa tài sản thế chấp vào trong Wrapped Pools để vay NFT đại diện cho LP Token trong Pool. Người sử dụng được hưởng lợi khi giá trị cặp wETH-USDC ban đầu tăng lên người dùng sẽ vay thêm LP tokens để đòn bẩy vị thế của mình.
Cụ thể:
- Lợi nhuận Gamma Short = Fee từ nền tảng AMM + Lãi cho Gamma Long vay – IL
- Lợi nhuận Gamma Long = Biến động giá token trong LP – Lãi trả cho Gamma Short
Để hiểu rõ hơn cách mà Gamma Long thu lợi từ biến động giá token trong LP ta có thể xem ví dụ sau:
- Bước 1: Pool wETH/USDC tại Uniswap có giá trị $1000 (5 wETH & 500 USDC) – giá wETH = $100.
- Bước 2: Chị A sử dụng Gamma Long: gửi 1 lượng wETH&USDC làm tài sản đảm bảo để vay 20% giá trị của Pool tương ứng với 1 wETH + 100 USDC = $200
- Bước 3: Giá ETH biến động giảm xuống còn $80 vào hôm sau, khi này giá trị của Pool còn lại $894.43 (5.6 wETH & 447.21 USDC) tương đương với khoản phải trả của chị A hiện giờ là 1.12 wETH + 89.442 USDC = $179
- Bước 4: Giả sử lãi suất chị A phải trả là $11, sau khi sử dụng Gamma Long chị A lời = $200 – $179 – $11 = $10
Vòng lặp: Giá token trong LP càng biến động thì lợi nhuận Gamma Long sẽ càng cao từ đó tạo ra nhu cầu vay LP tăng lên => Lãi cho vay tăng => Kích thích mọi người gửi token vào Gamma Short => Tăng thanh khoản AMM và giảm phí + trượt giá.
Đánh giá: Theo cá nhân mình việc giao dịch Gamma Long yêu cầu am hiểu nhất định về thị trường tài chính do vậy sẽ thích hợp với trader chuyên nghiệp hoặc các tổ chức tài chính hơn retails. Hiện tại dự án vẫn đang trong quá trình phát triển nên cần thời gian để quan sát.
Tuy nhiên, với việc nhiều dự án đã công bố đối tác với GammaSwap thì dự án này có vẻ đang thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nền tảng khác.
Smilee Finance - Nền tảng biến Impermanent Loss trở thành tính năng
Khác với GammaSwap thì Smilee Finance giải quyết vấn đề Impermanent Loss bằng các quyền chọn hóa các IL này thậm chí khai thác lợi nhuận từ các IL này. Sản phẩm cốt lõi của Smilee Finance là các Dencentralize Volatility Products (Vaults) với những chiến lược khác nhau. Cấu trúc của 1 DVP bao gồm:
- Một cặp token (ETH/USDC, ETH/BTC,..).
- Công thức hoàn trả: Được tính bằng các chiến lược đằng sau các DVPs đó.
- Thời gian hoàn trả
- Một giai đoạn đấu giá.
Ở đây ta sẽ phân thành 2 loại DVPs:
- Short Volatility DVP (Sản phẩm biến động ngắn hạn): Là những người bán Khoản lỗ tạm thời (hoặc một phần của nó) để đổi lấy phí bảo hiểm (Premium)
- Long Volatility DVP (Sản phẩm biến động dài hạn): Là những người trả phí bảo hiểm để mua được Khoản lỗ tạm thời (hoặc một phần của khoản lỗ đó).
Smile Finance đảm bảo rằng Phần thưởng tổng thể của các DVP biến động ngắn bằng với số tiền thu được từ vịêc cung cấp thanh khoản trên các DEX. Ta gọi phần thưởng thu được từ quá trình cung cấp thanh khoản là LP.
Phần thưởng tổng thể của các DVP biến động dài hạn tương ứng với Impermanent Gain (= Impermanent Loss). Ta gọi tổn thất tạm thời là IL.
Ta có công thức tính tổn thất tạm thời: IL = EW - LP. (1)
- EW: Là tổng số tiền trên danh nghĩa nếu ta để nguyên token trong ví và không tham gia cung cấp thanh khoản.
- LP: Phí giao dịch khi cung cấp thanh khoản.
- IL: Tổn thất tạm thời.
Từ (1) => EW = IL + LP.
Do đó, chỉ cần đảm bảo rằng tính thanh khoản trong mỗi Vault, Smilee có thể đảm bảo rằng tất cả các khoản thanh toán DVP đều được chi trả đầy đủ.
Thông qua chiến lược của các vault khác nhau mà Smilee có thể loại bỏ được Impermanent Loss thậm chí giúp các LP kiếm được lợi nhuận từ IL.
Đánh giá: Dự án vẫn đang trong quá trình R&D và chưa có sản phẩm chính thức. Về mặt kĩ thuật thì có thể hiểu được dự án muốn làm gì nhưng từ định nghĩa cho tới một sản phẩm chỉn chu cần rất nhiều thời gian. Nên đối với dự án này chúng ta vẫn cần dành thời gian để quan sát và theo dõi.
Bản thân, Uniswap cũng đã có grant giúp và hỗ trợ Smilee Finance phát triển là một dấu hiệu tích cực của dự án trong tương lai.
Cơ Hội Đầu Tư Của Các Retails Nằm Ở Đâu?
Cơ hội với retroactive
Nhiều các dự án trong hệ sinh thái của Uniswap vẫn chưa cho ra mắt token đặc biệt có một vài dự án bạn cần lưu ý đó chính là GammaSwap và Smilee Finance. Hiện tại, các sản phẩm của các dự án này đều đang trong giai đoạn testnet mọi người có thể tham gia sử dụng sản phẩm, có feedback cho đội ngũ phát triển biết đâu sẽ có airdrop trong tương lai.
Hai dự án này mình đáng giá tương đối cao về chất lượng của đội ngũ phát triển, cũng như việc 2 dự án cũng có nhiều đối tác nên mọi người không nên bỏ lỡ với dự án này.
Cơ hội đầu tư với UniSwap
Tất cả các dự án trên thị trường đều có thể cope Uniswap V2 một cách tràn lan và gần đây nhất là Uniswap V3 tuy nhiên họ sẽ không thể copy được cộng đồng và network effect của Uniswap đã xây dựng được trong suốt thời gian vừa qua.
Với việc hệ sinh thái của Uniswap ngày càng lớn mà các dự án trong hệ sinh thái hoặc là giúp thanh khoản trên hệ ngày càng nhiều hơn, dày hơn hoặc giúp loại bỏ các rủi ro cho các LP khiến cho Uniswap sẽ ngày càng trở nên tốt hơn vì khi thanh khoản dày hơn thì trượt giá sẽ ít hơn, LP ít rủi ro hơn thì sẽ cung cấp thanh khoản nhiều hơn dẫn đến thanh khoản dày lên. Tất cả điều đó khiến trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Nên hệ sinh thái Uniswap càng vững mạnh thì Uniswap cũng càng vững mạnh nên vị thế của Uniswap hoàn toàn có thể được bảo đảm trong thời gian sắp tới nên việc đầu tư và nắm giữ UNI cũng trở nên an toàn hơn, tất nhiên cần xét thêm các yếu tố về on-chain.
Mình nghĩ rằng nếu Uniswap có những điều chỉnh mạnh mẽ về tokenomics của mình như việc chia sẻ doanh thu cho các stake holder, LP,... thì giá của UNI sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
Tổng Kết
Uniswap với hệ sinh thái của mình sẽ ngày càng bành trướng sức ảnh hưởng và duy trì được vị thế của mình trong mảng DEX. Tuyệt vời hơn cả các dự án được xây dựng trên Uniswap không có tính chất ponzi quá nhiều nên hệ sinh thái hoàn toàn có thể phát triển một cách organic.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024