Liquid Staking là gì? Liquid Staking là một giải pháp ra đời nhắm hỗ trợ những người dùng có thể tham gia stake trên các Blockchain với cơ chế đồng thuận Proof Of Stake một cách dễ dàng, thuận tiện và không bị khoá thanh khoản.
Nhưng tại vì sao chúng ta có thể khẳng định rằng nếu các Blockchain với cơ chế đồng thuận Proof Of Stake còn phát triển thì các dự án thuộc mảng Liquid Staking sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai thì cùng mình tìm hiểu trong bài viết lần này nhé!
Liquid Staking Là Gì?
Liquid Staking là một giải pháp cho người dùng bị khoá thanh khoản khi tham gia stake trên các blockchain nền tảng hoạt động theo cơ chế đồng thuận mảnh ghép được hình thành thời gian gần đây sau sự phổ biến của các nền tảng AMM, Lending & Borrowing, Yield Farrming, Launhpad,….
Liquid Staking là gì? Liquid Staking ra đời với mục đích như thế nào?
Liquid Staking ra đời trong bối cảnh khi mà các blockchain nền tảng sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake hoặc các cơ chế đồng thuận tương tự ngày càng phổ biến. Có thể nói, sau khi Ethereum thiết lập tầm nhìn Ethereum 2.0 với Proof of Stake và Danksharding (mới thay đổi gần đây trước đây là Sharding) thì tạo thành một xu hướng các blockchain nền tảng sau này để sử dụng cơ chế đồng thuận POS hoặc các biến thể của nó.
Với cơ chế đồng thuận này các nhà đầu tư, những người nắm giữ các đồng coin nền tảng như Near Protocol, Solana, Polkadot, Avalanche, Fantom,… có thể gửi tài sản của mình vào các validator để chia sẻ lợi nhuận từ việc các thực giao dịch và tạo khối. Tuy nhiên nó gây ra một vấn đề đó chính là tài sản bị khoá hay có những blockchain mà người dùng muốn lấy lại token có thể mất đến từ vài ngày đến cả tháng điều này dẫn đến khi thị trường có những biến động bất ngờ thì các nhà đầu tư gần như không thể xoay sở.
Ví dụ: Khi người dùng stake LUNA trên blockchain của Terra đã không thể lấy ra LUNA của mình khi LUNA - UST sụp đổ.
Với những vấn đề trên thì Liquid Staking đã ra đời để giải quyết những vấn đề ở trên.
Cơ Chế Hoạt Động Của Các Dự Án Liquid Staking
Cơ chế hoạt động của các nền tảng staking về cơ bản là như sau:
- Bước 1: Người dùng sẽ gửi tài sản vào nền tảng (tài sản ở đây chủ yếu là các đồng coin nền tảng như NEAR, SOL, FTM, AVAX, ETH,…
- Bước 2: Giao thức sẽ thông qua các đối tác là các validator để gửi tài sản của người dùng vào validator để kiếm lợi nhuận.
- Bước 3: Đồng thời thì giao thức sẽ gửi lại người dùng một dạng tài sản phái sinh có giá trị tương đương với tài sản người dùng gửi vào nền tảng có thể là stNEAR, sNEAR, stSOL, mSOL, stETH, dETH,… Mỗi giao thức khác nhau sẽ phát hành các loại tài sản phái sinh khác nhau.
- Bước 4: Người dùng sử dụng các loại tài sản phái sinh này tham gia vào các hoạt động trên DeFi với các giao thức chấp nhập tài sản này như AMM, Lending & Borrowing, Derivatves, Yield Farming,…
- Bước 5: Người dùng muốn lấy lại tài sản gốc thì chỉ cần đơn giản gửi lại tài sản phái sinh vào nền tảng và burn nó đi thì nền tảng sẽ gửi lại người dùng tài sản gốc.
Ví dụ với nền tảng Lido Finance
Bài toán đặt ra: Quang Trưởng đang nắm giữ 100 SOL và muốn kiếm thêm lợi nhuận từ 100 SOL này tuy nhiên nếu stake trực tiếp trên các validator thì khi thị trường biến động thì không thể rút SOL ra ngay để có thể xử lý được. Chính vì vậy Trưởng đã tìm đến một nền tảng Liquid Staking.
- Bước 1: Trưởng gửi 100 SOL vào nền tảng Lido Finance.
- Bước 2: Lido Finance sẽ gửi 100 SOL này vào các validator để kiếm lợi nhuận và trả lại cho Trưởng 100 stSOL.
- Bước 3: Bởi vì Lido Finance đã tích hợp thành công stSOL vào nhiều giao thức DeFi trên Solana nên Trưởng có thể giao dịch stSOL - SOL trên Orca, Raydium, Jupiter,… mà không cần phải chờ unlock từ validator. Hoặc Trưởng có thể đưa stSOL vào làm tài sản thế chấp trên nhiều giao thức Lending như Solend, Apricot, Jet Protocol,… để vay ra các tài sản khác để đầu tư và còn rất nhiều các hoạt động, tương tác với các giao thức DeFi khác.
Vậy là với Liquid Staking, Trưởng đã có thêm:
- Không bị khoá thanh khoản trong các validator.
- Tối ưu/Gia tăng lợi nhuận thông qua việc tham gia vào DeFi.
Một Số Nhược Điểm Của Các Nền Tảng Liquid Staking
Không có giải pháp nào là chén thánh trong thị trường DeFi nói riêng và thị trường crypto nói chung. Nên chắc chắn các dự án Liquid Staking vẫn tồn tại nhiều yếu điểm và đã bị khai thác khá nhiều lần trên thị trường bởi các hacker.
Một số yếu tố để đánh giá dự án Liquid Staking
Để đánh giá về 1 dự án Liquid Staking thì có 2 điểm quan trọng để có thể quan sát và theo dõi.
Một số dự án nổi bật trong ngành Liquid Staking
Tính đến hiện tại Lido Finance là nền tảng Liquid Staking lớn nhất trong thị trường Crypto chiến đến hơn 70% tổng khối lượng của toàn ngành.
Tuy nhiên những đối thủ của Lido Finance cũng đang bám rất sát nền tảng này trong công cuộc mở rộng và phát triển như dự án như Rocket Pool, Ankr, Stader Labs, Marinade Finance,...
Tổng Kết
Có thể khẳng định rằng mảnh ghé Liquid Staking là mảnh ghép không thể thiếu đối với các Blockchain với cơ chế đồng thuận Proof Of Stake nên chúng ta có thể kết luận rằng nếu các Blockchain POS tiếp tục phát triển thì các nền tảng Liquid Staking vẫn sẽ tiếp tục nở rộ trong tương lai.
Tuy nhiên, các nền tảng Liquid Staking vẫn tồn tại nhiều rủi ro về smartcontract nên mọi người cần rất cẩn thận trước khi tham gia vào các nền tảng này. Mong rằng qua bài viết này mọi người đã hiểu được Liquid Staking là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024