Sidechain là gì? Sidechain được coi là một trong các giải pháp mở rộng cho Layer 1 nhưng lại không được coi là một Layer 2 thực thụ. Vậy Sidechains là gì và lý do vì sao sidechains không được coi là layer 2 thì cùng mình giải đáp trong bài viết này nhé!
Để hiểu hơn về Sidechain, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Sidechain Là Gì?
Sidechain là một blockchain riêng biệt với cơ chế đồng thuận riêng chạy độc lập so với Ethereum được kết nối với Ethereum bằng một cây cầu hai chiều.
Sidechain không đăng tải bất kì thông tin gì của nó lên Ethereum nên các sidechain không thừa hưởng bảo mật từ Ethereum. Ngoài ra, cây cầu hai chiều chỉ giải quyết việc luân chuyển tài sản giữa Ethereum đến sidechain và ngược lại.
Các Đặc Điểm Của Sidechain
Cơ chế đồng thuận
Sidechains sử dụng cơ chế đồng thuận khác với các Ethereum tùy vào mục đích xây dựng và sử dụng của đội ngũ core team. Một số cơ chế đồng thuận thường được sử dụng trên các side chain như:
- Proof of Authority
- Delegated Proof of Stake
- Byzantine fault tolerance
Ở thời điểm hiện tại một số các sidechain phổ biến như BNB Chain, Polygon POS thường sử dụng Proof of Authority hình dung một cách đơn giản đây là Proof of Stake thu nhỏ với số lượng validator thường được giới hạn từ 20 - 200 validator và các validator này cần phải KYC với core team.
Tương tự các validator trên Ethereum, họ cũng phụ trách xử lý, thực thi, đồng thuận và lưu trữ các giao dịch trên blockchain.
Khả năng tương thích EVM
Hầu hết các sidechain đều tương thích với EVM (Ethereum Virtual Machine). Hiểu một cách đơn giản các giao thức trên Ethereum viết bằng Sodility có thể copy code của mình và paste cộng với tinh chỉnh một vài yếu tố nhỏ thì đã có thể triển khai ngay lập tức trên mạng lưới của sidechain.
Tuy nhiên cần lưu ý sẽ có nhiều mức độ tương thích khác nhau nó giống ở mức 50%, 60%, 70%, 80%, 90%, 95%,... càng cao thì code phải sửa càng ít.
Bởi vì các sidechains thường có tốc độ giao dịch nhanh hơn và phí thấp hơn so với Ethereum nên các sidechain các DApp trên Ethereum thường có xu hướng mở rộng lên cách sideschain khi nó không tìmd được chỗ đứng trên Ethereum hoặc dịnh hướng phát triển multichain sẽ giúp thời gian và chi phí triển khai.
Di chuyển tài sản
Tài sản sẽ được luân chuyển giữa 2 blockchain thông qua một cây cầu nhưng tài sản khi đi từ Ethereum sang sidechain sẽ không còn là tài sản đó mà được gọi là tài sản bao bọc (wrap) đó chính là cơ chế hoạt động của các cây cầu thông thường.
Ví dụ: Khi bạn chuyển ETH từ Ethereum qua với BNB Chain bạn sẽ nhận về lượng tương tự là wETH.
Ưu Điểm & Nhược Điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn so với Ethereum nhiều lần. | Đánh đổi về Bảo Mật và Tính Phi Tập Trung để mở rộng mạng lưới. |
Tương thích EVM nên việc triển khai các DApp trở nên dễ dàng hơn. | Sử dụng cơ chế đồng thuận riêng nên không nhận được bảo mật từ Ethereum. |
Tổng Kết
Sidechain với việc không thừa hưởng bảo mật và phi tập trung từ Layer 1 nên các sidechain không được coi là một giải pháp Layer 2. Tuy nhiên với việc tương thích EVM nên các sidechain cũng thu hút được rất nhiều dự án và developers với hệ sinh thái của mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024