Aurora là gì? Với những người dùng của hệ sinh thái Near Protocol thì chắc không còn lạ lẫm gì với Aurora nữa. Đây chính là giải pháp mở rộng cho các nhà phát triển để họ vận hành các DApp trên các nền tảng Near Protocol tương thích với Ethereum và là mảnh ghép quan trọng bậc nhất đối với hệ sinh thái Near Protocol. Vậy hãy cùng Hak Research đi tìm hiểu xem Aurora (AURORA) là gì? và tầm quan trọng của Aurora là như thế nào nhé.!
Aurora là gì?
Aurora là một EVM (Ethereum Virtual Machine) một giải pháp được tạo ra bởi đội ngũ của NEAR Protocol nhằm cung cấp các giải pháp mở rộng (a turnkey solution) cho các nhà phát triển để họ vận hành các DApp trên các nền tảng tương thích với Ethereum.
Aurora được xem là công cụ trung gian giúp các nhà phát triển có thể sao chép, mở rộng các ứng dụng phi tập trung của mình từ nền tảng Ethereum sang NEAR Protocol một cách dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó, họ có thể tận dụng nhiều tính năng nổi bật của NEAR Protocol như phí gas, thông lượng, khả năng mở rộng cao cho người dùng của mình.
Hai thành phần chính của Aurora
- Aurora engine (động cơ): cho phép mạng lưới triển khai các hợp đồng thông minh bằng hai ngôn ngữ lập trình Solidity và Vyper.
- Aurora bridge (cầu nối): cho phép các token trên hệ thống Ethereum có thể được di chuyển sang NEAR để tạo pool, giao dịch và sử dụng. Đây là ứng dụng cầu nối được xây dựng và phát triển dựa trên Rainbow Bridge.
Điểm nổi bật của Aurora
Aurora có gì đặc biệt?
- Khả năng tương thích hoàn toàn với Ethereum:
Do Aurora là 1 EVM nên hoàn toàn tương thích với Ethereum. Người dùng có thể dùng nó trên các ví phi tập trung phổ biến hiện nay như Metamask,… để kết nối, sử dụng Aurora một cách dễ dàng. -
Băng thông cao và khả năng mở rộng:
Dự án chạy trên Giao thức NEAR Protocol, một trong những giao thức Layer1 thế hệ thứ ba có hiệu suất cao nhất. Từ một trong những đội được đánh giá rất cao trong ngành. Khi hiệu suất được tối ưu tuyệt vời thế này là cơ hội rất lớn giúp Near phát triển cả về hệ sinh thái lẫn dòng tiền.
-
Chi phí giao dịch thấp:
Phí giao dịch Aurora thấp hơn tới 1000 lần so với Ethereum. Ví dụ: chi phí khi chuyển token ERC-20 là duới 0,01$ nhưng đối với Ethereum thì có thể lên đến 3$ (ở mức 50 Gwei và giá ETH 1200$).
-
Tốc độ giao dịch nhanh chóng:
Dự án có thể lưu trữ hơn hàng nghìn giao dịch trên giây, tăng hơn 50 lần so với Ethereum ver 1.0. Tốc độ xác nhận giao dịch điểm cuối (transaction finality) của Aurora EVM khoản 2s đối với NEAR Blocks. Nhờ các transactions hoàn thành nhanh chóng trên NEAR Blockchain nên nó cũng sẽ giảm nguy cơ bị hack.
-
EVM tiên tiến nhất:
Từ SputnikVM cốt lõi của nó, đến hỗ trợ chuỗi toàn bộ công cụ đầy đủ, và các giao dịch meta không cần phí gas. Aurora là EVM tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay.
-
Trustless Bridging:
Aurora Bridge, như là 1 phần của NEAR Rainbow Bridge, là trustless bridge duy nhất trong Ethereum. User có thể dễ dàng swap tài sản của mình thông qua Aurora Bridge.
Những mảnh ghép nổi bật trong hệ sinh thái của Aurora
Hiện tại, các sản phẩm chính đã được hoàn thành trên Aurora EVM gồm có:
- Aurora Engine: Sử dụng ngôn ngữ lập trình (Solidity & Vyper) để triển khai các hợp đồng thông minh (Smart Contract)
- Aurora Bridge: Ứng dụng được xây dựng trên Rainbow Bridge, là cầu nối cho phép các token trên Ethereum chuyển sang Near nhằm thực hiện giao dịch, tạo pool hoặc sử dụng.
- Blockchain Explorer: index cho blockchain Aurora
- Data Index: nơi cung cấp và hiển thị dữ liệu Blockchain Aurora
- Price Oracle: Được sử dụng để kết nối dữ liệu với blockchain Aurora
AMM & DEX
Đây là mảng mà Aurora đang phát triển rất tốt với nhiều sàn có tên tuổi đã đi vào hoạt động.
- Trisolaris: Đây là sàn DEX đầu tiên được chạy trên Aurora, với tính năng thực hiện giao dịch liền mạch, nhanh chóng và chi phí rẻ. Sàn giao dịch phi tập trung này đã tận dụng được lợi thế kiến trúc của nền tảng, tập trung phát triển DeFi để cho ra đời những thao tác đơn giản như trên Ethereum nhưng nhanh và rẻ hơn rất nhiều.
- WannaSwap: Sàn DEX này cũng là một trong những dự án đầu tiên của Aurora, được xây dựng nhằm hướng đến trở thành trung tâm thanh khoản của Aurora
- AuroraSwap: Đây là dự án sàn giao dịch phi tập trung được thiết kế và xây dựng dựa trên nhiều điểm tương đồng với sàn Ref Finance.
- Jumbo Exchange: đây là AMM được xây dựng trên Near Protocol với đặc điểm thân thiện và loại bỏ những khó khăn chung cho người dùng trong quá trình giao dịch phi tập trung.
Lending/Borrowing
Đây là một trong những mảnh ghép rất sôi động trong hệ sinh thái của Aurora, với khả năng airdrop cao. Một số giao thức có thể được kể đến như:
- Aurigami: đây là một custodial phi tập trung (giao thức cung cấp thanh khoản), giúp người dùng kiếm lợi nhuận với các tài sản crypto họ sở hữu, hoặc tham gia vào hoạt động vay mượn. Tại đây, người cho vay có thể kiếm lợi nhuận bị động dựa trên giao thức cung cấp thanh khoản, còn người đi vay có thể đáp ứng được nhu cầu khi lựa chọn những loại tài sản đang có mức thanh khoản cao.
- Bastion: Được xây dựng trên nền tảng Compound thuộc Aurora, Bastion là một giao thức Lending & Borrowing phi tập trung tương tích với EVM, nhằm trở thành trung tâm thanh khoản của NEAR.
- AuroraSwap: Sàn DEX được xây dựng tương tự Ref Finance.
Infrastructures
Tuy không sở hữu được nhiều thành viên nổi bật nhưng đây cũng là một mảnh ghép được đánh giá rất cao và với Octopus Network một tên tuổi cực kỳ chất lượng. Octopus Network tập trung cho việc khởi chạy và duy trì tính vận hành đối với các ứng dụng Web3.0. Đây là một giải pháp về mảnh ghép cơ sở hạ tầng thuộc Layer 2, giúp trao quyền quản lý Dapp đến tận tay những nhà phát triển và cho phép họ tự phát hành app-chains và kiểm soát backend.
Decentralized Stablecoin
OIN Finance là dự án Layer-2 Cross-chain được xây dựng trên nền tảng Ontology Network, các non ERC-20 Blockchain có thể kết nối lại với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái DeFi.
Derivative
Trong mảnh ghép phái sinh của Aurora, Injective Protocol là một giao thức DeFi (Tài chính phi tập trung) phổ quát được xây dựng nhằm thực hiện cross-chain derivatives (giao dịch phái sinh chuỗi chéo) đối với nhiều sản phẩm tài chính như futures, perpetual swaps, và spot trading.
Option
ThetaNuts Finance, với khả năng hỗ trợ yield farming trên 11 blockchain khác nhau, là một nền tảng giao dịch phái sinh cung cấp cho người dùng một hệ thống có lợi nhuận cao và tính an toàn. Một số sản phẩm của ThetaNuts có thể kể đến như Index và Theta Wheel.
Launchpad
Với mảnh ghép Launchpad, NearPAD nổi bật hơn cả với nền tảng IDO Platform trên Near Protocol và Aurora Network. Mục đích của dự án IDO Platform này là đem lại khả năng tiếp cận nguồn vốn cộng đồng thông qua việc mở bán token dự án, giúp việc phân chia token dễ dàng hơn. Trên thực tế, các model IDO như Solstarter (SOS), Polkastarter (POLS), Cardstarter (CARDS), … đã chứng minh được hiệu quả của nó trong việc đem lại kết quả cho dự án.
NFT marketplace
NFT là một mảnh ghép rất tiềm năng trong đa số các hệ sinh thái. Với Aurora, Paras là một trong những điểm sáng về thị trường NFT. Paras được xây dựng trên Near Protocol nhằm đa dạng hóa tài sản cho Digital Arts và tập hợp các bộ sưu tập Digital Arts Card trên marketplace.
Gaming/NFT
Farm Me là tựa game NFT có thể được chơi với 2 cơ chế Free to Earn và Play to Earn, được thiết kế theo thể loại game có sự kết hợp giữa nông trại và đấu tranh sinh tồn. Tựa game này vận hành trên nền tảng Aurora với hứa hẹn đem đến nhiều trải nghiệm thú vị về một Fantasy Metaverse.
Cơ chế hoạt động của Aurora
- Người dùng sử dụng các công cụ, ứng dụng phi tập trung như MetaMask, thư viện CLI… để ký một giao dịch Ethereum thông thường và gửi đến RPC. Trong đó, RPC viết tắt của Remote Procedure Calls (tạm dịch là các cuộc gọi thủ tục từ xa), là một khái niệm nhằm cố gắng khái quát một lời gọi thủ tục thông thường trong trường hợp mà người yêu cầu và người nhận không cùng nằm trong một tiến trình, hệ thống, mạng lưới… và được phân tán trên các máy riêng biệt.
- RPC đóng gói giao dịch Ethereum thành giao dịch Near Protocol.
- Sau đó, RPC gửi gói này đến Near Protocol.
- Near Protocol mở gói, sau đó tính toán mức NEAR gas cần sử dụng.
- Near Protocol gửi giao dịch Ethereum đã ký như một tham số của lệnh gọi hợp đồng Aurora tại Aurora Engine.
- Aurora Engine phân tích và thực hiện giao dịch Ethereum, đồng thời tính toán lượng phí gas cần sử dụng trong quá trình này, bao gồm cả lượng phí NEAR gas trước đó.
- Người dùng thực hiện thanh toán bằng ETH theo giá gas do Aurora Engine cung cấp.
Lộ Trình Phát Triển
Dưới đây là lộ trình phát triển 2022 của Aurora:
Mùa hè 2022
- Ra mắt giao thức người dùng.
- Nâng cấp và hỗ trợ người dùng sửa các lỗi giao thức.
- Hoàn thiện giao thức này trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo.
- Thành lập SputnikDAO và sau đó, DAO sẽ thảo luận về việc thiết kế token dự án.
Mùa thu 2022
- Đẩy nhanh tiến độ cầu nối chuyển đổi token từ Ethereum qua NEAR Protocol.
- Loại bỏ các thông số blockchain không cần thiết trên Interface của dự án để người dùng vẫn có thể tương tác với ứng dụng ví cũng như các ứng dụng khác ngay cả khi không có kiến thức về blockchain.
- Phát triển thêm nhiều sự lựa chọn trả phí gas cho người dùng như USDT, DAI.
Năm 2022
Đặc tính nổi bật của NEAR Protocol trong giai đoạn này là sharding và khả năng mở rộng của blockchain. Mục tiêu của Aurora là mang đến trải nghiệm khả năng mở rộng tương tự dành cho người dùng Ethereum thông qua Aurora.
Core Team
Đội ngũ phát triển chính của dự án Aurora gồm:
- Alex Shevchenko – Tổng giám đốc điều hành: Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT và blockchain. Ông từng làm giám đốc công nghệ cho SonoCoin và quản lý sản phẩm tại Near Protocol.
- Arto Bendiken – Giám đốc công nghệ: Arto là lập trình viên, doanh nhân với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình phần mềm. Ông từng làm việc với các tổ chức lớn như Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA), Cơ quan không gian của Hải quân Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Hệ thống Tác chiến Hải quân (SPAWAR).
- Frank Braun – Trưởng phòng bảo mật: Frank có 20 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng các hệ thống phần mềm phức tạp.
- Yulian Lavysh – Trưởng phòng điều hành: Yulian có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Anh từng đảm nhiệm vị trí phát triển kinh doanh và quản lý dự án của Near Protocol.
- Matt Henderson – Trưởng phòng sản phẩm: Matt bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực kỹ thuật tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Sau đó, ông tự mình thành lập ra một công ty về kỹ thuật vũ trụ và một công ty về thiết kế, phát triển sản phẩm kỹ thuật số cho các thương hiệu như Google, Virgin America, Live Nation, National Writing Project…
Investor
Aurora gọi vốn thành công được 12 triệu đô la với hơn 100 nhà đầu tư, dẫn đầu là Pantera Capital, Electric Capital, Dragonfly Capital.
Partner
Aurora hiện đang là đối tác với nhiều dự án hàng đầu trong lĩnh vực blockchain hiện nay như Near Protocol. 1inch, DODO, Chainlink, SnowSwap, Band, DeFiner, ImToken…
Tokenomic
- Token name: Aurora
- Ticker: AURORA
- Blockchain: Aurora
- Token standard: ERC-20
- Contract: 0x8bec47…3b9f79
- Token type: Utility, Governance
- Total supply: 1.000.000.000 AURORA
- Circulating supply: 795.247 AURORA
Token Allocation
Token Aurora được phân bổ như sau:
Tổng cung 1.000.000.000 (1 tỉ) token Aurora (AURORA) được tạo vào ngày 7 tháng 10 năm 2021 trên mạng lưới của Ethereum và được bridge sang Aurora thông qua Rainbow Bridge. Phân bổ hiện tại bao gồm:
- 20% (200 triệu) – Kho bạc cộng đồng
- 16% (160 triệu) – Ưu đãi dài hạn Aurora Labs. Các token phải tuân theo chương trình được xác định bởi Aurora Labs.
- 9% (90 triệu) – Các nhà đầu tư vòng private của Aurora Labs.
- 3% (30 triệu) – Được phân bổ cho người stake token trên validator của Aurora.
- 2% (20 triệu) – Những người đóng góp sớm cho AURORA. Phân bổ phải được cung cấp bởi NEAR Foundation. Các token này phải tuân theo kế hoạch mở khóa. NEAR Foundation có thể triển khai một chương trình vesting cho các token này.
- 1% (10 triệu) – Phân bổ cho Aurora Labs để sử dụng làm ưu đãi cho các cố vấn dự án
- 1% (10 triệu) – Phân bổ để khởi động hệ sinh thái AURORA.
- 3% (30 triệu) – Phân bổ cho vòng tăng trưởng của Aurora Labs
- 2,6% (27 triệu) – Phân bổ cho các chương trình tài trợ đang diễn ra
- 1,8% (18 triệu) – Phân bổ cho các dự án đang triển khai
- 40,6% (406 triệu) – Giữ lại trong DAO cho các dự án trong tương lai
Token Release
Tất cả nguồn cung dự kiến sẽ được mở khóa hết vào tháng thứ 132 kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2021 (TGE).
Token Use Case
AURORA là token quản trị của dự án Aurora. Token sẽ được triển khai trên nền tảng Ethereum và sau đó được bắc cầu tới NEAR và Aurora thông qua Rainbow Bridge. Một phần token sẽ được dành cho quỹ cộng đồng. Quỹ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho những dự án đang chạy và sắp chạy trên nền tảng Aurora.
Một số chức năng có thể sẽ được phát triển trong tương lai nếu được AuroraDao thông qua:
- Staking token AURORA
- Thưởng cho những holder AURORA tham gia biểu quyết từ quỹ cộng đồng
- Trả phí giao dịch trên Rainbow Bridge
- Phí tăng tốc giao dịch trên Rainbow Bridge
- Phí bổ sung hợp đồng trên Aurora
- Dịch vụ pool giao dịch cho các validator của Aurora
- Farming trên Rainbow Bridge
Sàn Giao Dịch
AURORA hiện đang được mua bán trên cả các sàn giao dịch tập trung lẫn phi tập trung như Coinbase, Kucoin, Houbi, Gate.io, MEXC, TriSolaris, WannaSwap…
Kênh thông tin của Aurora
- Telegram: https://t.me/auroraisnear
- Docs: http://doc.aurora.dev/
- Dev group: https://t.me/auroraisneardev
- Support group: https://t.me/auroraisnearsupport
- Website: https://aurora.dev/
- Blog: https://aurora.dev/blog/2021-06-04-update
- Twitter: https://twitter.com/auroraisnear
Tổng kết
Aurora là gì? Aurora là một mảnh ghép rất quan trọng đối với NEAR Protocol và càng ngày càng phát triển hết sức mạnh mẽ, Aurora trở thành một dự án quan trọng giúp thu hút thêm nhiều người dùng, nhà phát triển, nhà đầu tư từ Ethereum đến với Near Protocol.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024