Với việc AAVE và Curve Finance cùng tiết lộ rằng họ sẽ sớm phát hành stablecoin khiến cho Curve Wars manh nha trở lại.
Vậy stablecoin của AAVE và Curve Finance có điều gì đặc biệt và khi Curve Wars xảy ra thì các bên nào sẽ hưởng lợi hay chi tiết hơn token nào sẽ tăng giá trong thời gian sắp tới thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.
AAVE & Curve Finance Cùng Công Bố Stablecoin
Việc Maker DAO thành công với DAI trong cả thị trường Crypto và ngoài TradFi, bên cạnh đó DAI chưa hề có đối thủ cùng ngành khiến Maker DAO một mình một đường về đích và độc chiếm miếng bánh quá lớn. Và tất nhiên việc cả AAVE và Curve Finance đều ra mắt một stablecoin của riêng mình là điều khá dễ hiểu khi mà cả 2 nền tảng này để có những lợi thế lớn khi triển khai stablecoin.
AAVE cùng với Stablecoin GHO
Tổng quan về GHO
AAVE lần đầu chia sẻ tới cộng đồng của mình về lộ trình xây dựng stablecoin mang tên GHO vào thời điểm tháng 7/2022. Tại thời điểm đó, AAVE Companies đã tạo ra một đề xuất về việc phát triển stablecoin GHO được neo vào USD và được quản lý bởi AAVE DAO.
GHO có cơ chế hoạt động và những đặc điểm tương tự như DAI của Maker DAO như:
- Phi tập trung.
- GHO là một Stablecoin Over-collateralized nghĩa là bạn phải thế chấp nhiều hơn khoản vay họ cần từ khoảng 120 - 200%. Ví dụ: Bạn muốn mint ra 100 GHO thì bạn cần gửi vào $150 ETH.
- Người dùng có thể sử dụng nhiều loại tài sản thế chấp để có thể mint ra Stablecoin GHO.
- Được quản lý bởi cộng đồng AAVE DAO.
Sau 3 tháng, thì đội ngũ phát triển AAVE đã có những thông tin chi tiết hơn về stablecoin GHO này.
Trong bản cập nhật lần này, AAVE đã chia sẻ nhiều thông tin hơn về stablecoin GHO như cơ chế vay mượn, cơ chế thế chấp và thanh lý các tài sản thế chấp, mô hình tích lãi, cơ chế giữ peg tại $1, việc sử dụng các oracles để cập nhật giá các tài sản thế chấp và nhiều các thông tin khác nữa.
Trong cơ chế hoạt động của stablecoin GHO sẽ có rất nhiều Facilitator là những cá nhân được đề cử bởi AAVE DAO có chức năng xây dựng, phổ biến GHO trong đa dạng các mục đích sử dụng khác nhau như RWA (Real-world Assets), Delta Neutral Positions, Credit Score, Treasury Backed, Algorithmic,...
Thế mạnh của AAVE trong việc phát triển GHO
AAVE hiện tại là nền tảng Lending Pool lớn nhất trong thị trường crypto với định hướng phát triển multichain. Với lượng tài sản thế chấp dồi dào chỉ cần với chiến lược hợp lý và một lượng incentive thích hợp thì có thể quy đổi một lượng lớn tài sản thế chấp nhàn rỗi trong pool chuyển thành tài sản thế chấp để mint ra GHO.
AAVE cũng là một thương hiệu lớn và có nhiều người dùng trung thành trên nhiều các blockchain khác nhau. Chính vì phát triển multichain nên GHO có thể dễ dàng được luân chuyển từ blockchain này sang blockchain kia. Việc gia tăng use case và thanh khoản một cách nhanh chóng giúp GHO vững vàng ở mức giá $1.
Curve Finance cùng với Stablecoin crvUSD
Vào thời điểm cuối tháng 11/2022, Curve Finance đã giới thiệu tới cộng đồng whitepaper của Stablecoin crvUSD cùng với cơ chế hoạt động LLAMMA.
Cơ chế hoạt động của crvUSD cũng tương tự với DAI của Maker DAO khi mà người dùng có thể thế chấp các loại tài sản để có thể mint ra stablecoin crvUSD. Và Curve Finance đã giới thiệu cơ chế Lending-Liquidating AMM Algorithm viết tắt là LLAMMA.
Với LLAMMA, cơ chế này giúp người dùng có thể hạn chế những rủi ro trong việc thanh lý các tài sản thế chấp và chịu một khoản lỗ lớn, đồng thời nó cũng giúp giao thức tránh được những khoản nợ xấu mà khó có thể được tính toán từ sớm.
LLAMMA là một khoản vay được hoạt động theo cơ chế tái cân bằng danh mục đầu tư liên tục dựa trên chính tài sản thế chấp của người dùng. Hiểu một cách đơn giản, khi tài sản thế chấp giảm xuống thì cơ chế LLAMMA sẽ hoạt động để các tài sản thế chấp tự động hoán đổi thành tài sản đã vay.
Ví dụ: Người dùng sử dụng tài sản thế chấp là BTC để mint ra crvUSD. Khi BTC giảm xuống, cơ chế hoạt động LLAMMA sẽ tự động chuyển đổi một phần BTC thành crvUSD để danh mục đầu tư trở nên an toàn hơn. Còn khi BTC tăng thì cơ chế hoạt động LLAMMA sẽ tự động chuyển một phần crvUSD thành 1 phần BTC.
Với việc giao dịch như ở trên thì người dùng có thể bị lỗ một chút nhưng nếu nhìn vào thị trường crypto là một thị trường biến động cực mạnh thì cơ chế này giúp các nhà đầu tư tránh được thị trường khi giảm mạnh và không có khả năng phục hồi về mức giá cũ trong ngắn - trung hạn.
Thế mạnh của Curve Finance trong việc phát triển crvUSD
Điều quan trọng nhất đối với một stablecoin để có thể giữ được peg đó chính là thanh khoản và Curve Finance có điều đó. Thì chỉ cần khởi mào cho một cuộc chiến với thì việc thu hút thanh khoản cho crvUSD sẽ là một điều tương đối dễ dàng. Chỉ là chưa rõ việc liệu Curve Finance có trực tiếp đối đầu với Maker DAO như Terra đã từng hay không mà thôi?
Curve Wars Sẽ Chính Thức Trở Lại
Khi cả GHO và crvUSD chính thức trở lại thì cuộc chiến thu hút thanh khoản sẽ ngày càng trở nên gắt gao. Mình nghĩ cuộc chiến thanh khoản sẽ diễn ra trên Curve Finance và Uniswap V3, tuy nhiên cuộc chiến thanh khoản trên Uniswap V3 sẽ không có quá nhiều cơ hội và đặc sắc như trên Curve Finance.
Tính đến thời điểm hiện tại theo nền tảng Coingecko thì có tổng cộng hơn 650M token CRV đang trong lưu thông với tổng cung là gần 1.9B thì đã có đến hơn 630M token CRV đang được khoá để nhận về veCRV trong thời gian trung bình là 126 tuần tương đương với 2.4 năm.
Vây nên việc tiếp cận và khuyến khích chỉ khoảng 20M token CRV còn lại và lượng CRV được trả dần trong tương lai không phải là một chiến lược hợp lý. Và chiến lược hợp lý nhất là nắm được quyền sử dụng veCRV. Quyền sử dụng veCRV ở đây không hẳn là quyền sở hữu veCRV.
Tính đến thời điểm hiện tại có rất nhiều giao thức ra đời để tranh giành veCRV, tuy nhiên chúng ta chỉ công nhận 3 nền tảng lớn nhất có sức ảnh hưởng trực tiếp với những đề xuất trên Curve Finance.
Giao thức | Số lượng veCRV | % nắm giữ |
---|---|---|
Convex | 288.673.788 | 44% |
Yearn Finance | 45.118.488 | 7% |
Stake DAO | 24.575.837 | 3.6% |
Other | 272.723.756 | 45.4% |
Có thể nói Convex đang nắm giữ một phần lớn sức mạnh của quyền lực bỏ phiếu trên nền tảng Curve Finance. Bên cạnh đó là những người dùng và cá Voi tham gia khoá trực tiếp trên nền tảng nên ở đây chúng ta sẽ có 2 chiến lược rõ ràng cho AAVE và Curve Finance.
- 1 là AAVE và Curve Finance cần phải có một đề xuất thật chỉn chu để có thể thuyết phục được những cá nhân hoặc cá voi đang trực tiếp nắm giữ veCRV để họ có thể vote cho đề xuất của mình.
- 2 là cuộc chiến Convex Wars, 2 nền tảng làm sao có thể nắm giữ được nhiều CVX hoặc vlCVX.
Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một vài thông số của nền tảng Convex ở thời điểm hiện tại.
Tính tới thời điểm hiện tại đang có khoảng 75M token CVX ngoài thị trường crypto trong đó có gần 52M đang bị khoá trong Convex V2. Tạm tính thì có khoảng 22M token CVX vẫn đang nằm ngoài lưu thông mà không bị khoá và vẫn có thể giao dịch bình thường.
Bên cạnh đó, rất nhiều nền tảng cũng đã tham gia vào Convex War để nắm giữ token CVX. Tuy nhiên số lượng nắm giữ vlCVX của các nền tảng ngoài FRAX nắm khoảng 7% thì các nền tảng khác nắm giữ số lượng không đáng kể.
Vậy theo góc nhìn của mình chúng ta có thể tạm thời đưa ra một số các dự phóng như sau nếu như mà Curve Wars sẽ trở lại với cuộc chiến giữa GHO, crvUSD và DAI.
- CRV có động lực tăng giá bởi vì số lượng CRV ngoài thị trường còn rất ít thì nếu Curve và AAVE đồng thời gom số lượng CRV ít ỏi này còn lại thì có thể khiến giá CRV tăng cao. Bên cạnh đó, lượng CRV được phát thải cũng sẽ không được mang đi bán bởi vì sẽ được mang đi khoá trên chính Curve hoặc Convex. Tuy nhiên, với lượng CRV ít ỏi như vậy với việc mua quá nhiều khiến càng mua giá càng tăng thì sẽ không thực sự giúp các nền tảng sở hữu được CRV ở mức giá hợp lý.
- CVX có động lực tăng giá rõ ràng hơn vì số lượng CVX nằm ngoài thị trường còn rất nhiều (khoảng 50% tổng cung nằm ngoài thị trường). Bên cạnh đó, Convex còn đang giữ đến 44% tổng lượng veCRV nên nắm được Convex là nắm được cuộc chiến này.
- Bên cạnh CVX thì FRAX cũng rất đáng quan tâm khi nền tảng này đang sở hữu một lượng 7% lượng vlCVX. Bên cạnh đó còn có Olympus DAO, KP3R,...
- Bên cạnh đó những nền tảng nhỏ hơn như Yearn và Stake DAO cũng có thể có được sự ảnh hưởng tích cực bởi biết đâu AAVE Companies hay Curve DAO lại gom cả token của Yearn và Stake DAO vởi suy nghĩ tích tiểu thành đại.
Theo góc nhìn của cá nhân mình, cơ hội sẽ không chỉ nằm ở việc token của các giao thức có ảnh hưởng với Curve tăng giá mà các thông tin trong nằm trong đề xuất tạo pool, điều hướng incentive,... trên các đề xuất của Curve và AAVE cũng rất quan trọng.
Kết Luận
Trên đây là một số góc nhìn của mình về Curve Wars có thể tái diễn khi ma GHo và crvUSD ngày càng cận kề. Trong khoá khứ chúng ta đã có 1 Curve Wars hoàn hảo, 1 bán Convex Wars đã đi được một nửa chặng được thì mình nghĩ giai đoạn này Convex Wars sẽ bão hoà như Curve War hiện tại và chúng ta sẽ có ít nhất thêm 1 Wars ở dưới nền tảng Convex nơi mà Frax đang ngự trị.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024