Một người mới khi bước chân vào thị trường Crypto chắc chắn sẽ bị choáng ngợp trước quá nhiều thông tin và kiến thức cần phải nghiên cứu, học hỏi điều đó dẫn tới tình trạng quá tải cho 96.69% người mới. Vậy lộ trình phát triển cho một người mới trong thị trường crypto là gì và thực hiện các bước như thế nào thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Một số các bài viết bên lề bạn có thể tham khảo như:
Xác Định Tâm Lý Trước Khi Bước Vào Cuộc Chơi
Khi bạn đọc bài viết này điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang mong muốn xây dựng một lộ trình phát triển cho bản thân mình trong thị trường crypto. Tuy nhiên, trước khi đi vào nội dung chi tiết có những điều mà mình và bạn cần phải đồng ý với nhau trước.
Thị trường crypto là một thị trường cực kì rủi ro
Chúng ta có thể thay đổi vị thế từ Crypto chỉ trong một vài ngày hoặc trong một thời gian cực kì ngắn. Việc tay trắng trở thành triệu phú trong thị trường crypto đã không phải là lạ, tuy nhiên cơ hội càng lớn thì rủi ro việc triệu phú trở về cát bụi thì còn nhiều hơn rất nhiều.Vì thị trường rủi ro như vậy nên chúng ta hãy luôn đầu tư với số vốn có thể mất.
Tuy nhiên, rủi ro không chỉ đến từ thị trường mà sự rủi ro còn đến từ việc thiếu kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của các nhà đầu tư trong thị trường crypto. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải trải bị kiến thức trước khi bước vào chiến trường và đó cũng là lí do mà bạn có mặt ở đây.
Kiến thức crypto vô cùng đa dạng và phong phú
Không thể phủ nhận rằng kiến thức Crypto vô cùng phong phú và trải dài trên nhiều các lĩnh vực khác nhau từ Blockchain Layer 1, Layer 2, Layer 3 cho tới những mảnh ghép trên đó như DeFi, Social, NFT, Gaming,... trong trong các mảnh ghép đó lại có hàng chục các mảnh ghép khác như:
- DeFi: AMM, Order Book, Lending & Borrowing, Perpetual, Derivatives, Option, Insurance, Yield Farming, Liquid Staking,...
- NFT: NFT thông thường, NFT gắn với Gaming, dNFT, NFTFi (trong NFTFi lại có các mảnh ghép tương tự DeFi),....
- Layer 1: Thế hệ cũ, Ethereum, thế hệ hiện tại như Solana, Avalanche, Fantom, Polkadot,... hay thế hệ tương lai như Sui, Aptos, Monad, Celestia, Aleo,...
- Layer 2 thì quá nhiều giải pháp, mỗi giải pháp có rất nhiều các dự án khác nhau.
Quá nhiều và quá đa dạng nhưng đừng vì như vậy mà nản chí nhé. Không chỉ kiến thức trong Crypto mà thời gian gần đây khi TradFi có sự ảnh hưởng trực tiếp tới Crypto thì chúng tại lại trang bị thêm kiến thức về FED, CPI, Lãi suất, In tiền,...
Kiến thức là chưa đủ mà cần thêm cả trải nghiệm
Có kiến thức và đầu tư thất bại là chuyện bình thường tuy nhiên có kiến thức sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro chứ không phải loại bỏ rủi ro. Bạn cần thêm kinh nghiệm và trải nghiệm.
Và nếu như bạn có tư tưởng cực đoan rằng công nghệ chỉ là lùa gà thì có lẽ "chúng ta không thuộc về nhau". Nếu thị trường này không có công nghệ cốt lõi thì nó không thể tồn tại, tuy nhiên công nghệ vẫn bị lôi ra để "lùa gà" là bình thường. Chúng ta cần phải phân biệt giữa công nghệ có tính ứng dụng và công nghệ bánh vẽ. Làm sao để phân biệt thì kết quả lại là học.
Xác Định Hướng Đi Trong Thị Trường Crypto
Một số những hướng đi nổi bật trong thị trường
Có thể nói rằng khi tiếp cận với thị trường Crypto, mọi người sẽ có rất nhiều các cách để tiếp cận thị trường với mục tiêu cuối cùng là kiếm tiền. Dưới đây là một số hướng đi trong thị trường, tất nhiên bạn có thể lựa chọn nhiều con đường đi cùng một lúc:
- Phân tích cơ bản: Trong PTCB cũng có nhiều các trường phái khác nhau có thể là đầu tư ngắn, trung và dài hạn dựa trên phương pháp đầu tư của mỗi cá nhân. Nhưng chủ yếu dựa trên kiến thức chuyên sâu về thị trường.
- Phân tích kĩ thuật: Trong PTKT cũng có rất nhiều chiến lược khác nhau như sóng Elliot, các đường trung bình, trung bình động, MACD, RSI,...
- Airdrop: Thường được nói đến việc sử dụng hàng trăm, ngàn các thiết kị để kiếm "phần thưởng - airdrop" của dự án trong một thời gian ngắn nhằm tối ưu chi phí hoạt động.
- Retroactive: Thường nói đến việc trở thành người dùng thực sự của một nền tảng (chưa ra mắt token) thường xuyên trải nghiệm, sử dụng các sản phẩm của nền tảng và cơ cơ hội nhận về "phần thưởng - retroactive" trong một khoảng thời gian tương đối dài từ 3 tháng trở lên.
- Mining/Staking: Với mining là sức dụng sức mạnh của máy tính để kiếm lợi nhuận dành cho các Blockchain PoW, còn với staking là sử dụng lượng token mình có sẵn để kiếm nhiều hơn dành cho các BLockchain PoS.
- ICO/IDO/IEO: Là việc người dùng cố gắng tham gia để trở thành người đầu tiên mua được coin/token trước khi nó được niêm yết trên các sàn giao dịch.
Rõ ràng trong thị trường Crypto có rất nhiều sự lựa chọn nhưng theo ý kiến cá nhân mình chúng ta chỉ nên dừng ở khoảng 2 sự lựa chọn, mà ngay trong 2 lựa chọn ấy một cái phải chiếm 90% và cái còn lại chiếm 10%. Vậy những sự lựa chọn còn lại thì sao chẳng lẽ ta lại bỏ lỡ chúng thì lời khuyên ở đây là: "Nếu bạn chọn PTCB và Retroactive là con đường chính bạn sẽ đi thì hãy cố gắnng kết bạn với những người bạn ở những con đường khác để chúng ta có thể tham khảo, học hỏi từ họ."
Nên nhớ rằng ngay cả trong PTCB, PTKT hay cả những con đường khác thì cũng có rất nhiều con đường nhỏ bên trong đó, bạn càng xác định chính xác con đường mình đi là gì thì khả năng thành công của bạn sẽ càng cao.
Ví dụ: Đối với bản thân mình thì mình sẽ lựa chọn 2 con đường chính tại thời điểm này và duy trì nó tới ít nhất là hết 2024 bao gồm Phân tích cơ bản chiếm 90% tổng thời gian và còn lại là Retroactive chiếm 10%. Đi vào chi tiết hơn như với Phân tích cơ bản mình đi sâu hơn vào:
- Layer 2 bao gồm cả Optimistic Rollup và zkRollup. Không chỉ Layer 2 mà còn cả là hệ sinh thái và những câu chuyện xung quanh.
- Layer 1 thế hệ tiếp theo như Sui, Aptos, Aleo, Monad. Layer 1 thế hệ cũ mình theo dõi là Ethereum.
- DeFi với ngách mình muốn tập trung là các dự án Lowcap mà vẫn đang xây dựng, phát triển sản phẩm và những Innovation thật sự trong DeFi. Một số các Wars cũng không thể bỏ qua.
- Một số những xu hướng có thể bùng nổ trong tương lai như NFTFi, DeSocial, Cross-chain.
Đối với Retroactive mình không dành quá nhiều thời gian cho nó chỉ khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày chính vì vậy mình cần chọn lọc thật kĩ và xác định hành động rõ ràng:
- LayerZero: Mỗi ngày 1 transaction cho Stargate và Lil Pudgy. Thi thoảng chuyển JOE, RDNT qua lại các chain.
- Lens Protocol: Mỗi ngày đăng 1 - 3 bài, bình luận 1- 3 lần và chia sẻ 1 - 3 lần.
- zkSync: Mỗi ngày 1 - 3 trans cho hoạt động Lending hoặc Swap. Cung cấp thanh khoảng 1 lần cho mỗi tháng và để lệnh ở đó ăn phí giao dịch.
- StarkNet: Mỗi ngày 1 - 3 trans cho hoạt động Lending hoặc Swap. Cung cấp thanh khoảng 1 lần cho mỗi tháng và để lệnh ở đó ăn phí giao dịch.
- Farcaster: Mỗi ngày đăng 1 - 3 bài.
Điều chúng ta phải chấp nhận ở đây là: "Chúng ta không thể theo dõi được toàn bộ các mảng, làm retroactive tất cả các dự án,... Chúng ta không thể vì vậy hãy kết bạn." Mọi người cũng thấy rằng trong chiến lược của mình cũng sẽ bỏ lỡ một số các xu hướng trong thị trường như NFT, Gaming, Layer 1 thế hệ cũ,... Tuy nhiên, mình có các người em sẽ theo dõi các mục đó.
Làm sao để xác định được hướng đi của mình trong thị trường?
Để xác định được hướng đi của mình trong thị trường Crypto thì bạn cần chuẩn bị tự trả lời một số câu hỏi cho chính bản thân mình như sau:
- Mình thực sự mong muốn đi con đường nào để kiếm tiền trong thị trường crypto?
- Điểm mạnh và Ưu điểm của là gì?
- Với những điểm mạnh và ưu điểm đó thì phù hợp với lối đi nào trong thị trường crypto?
Nói một cách vắn tắt thì xác định điểm mạnh và mong muốn cá nhân để lựa chọn con đường phù hợp.
Mình sẽ đưa ra với ví dụ của chính bản thân mình với từng câu hỏi. Đầu tiên, mình thực sự mong muốn đi con đường nào để kiếm tiền trong thị trường crypto?
- Mình muốn kiếm tiền trong thị trường crypto.
- Không chỉ dừng lại với việc kiếm tiền, mình muốn xây dựng một sự nghiệp vững chắc và lâu dài cùng với thị trường crypto.
- Mình muốn trở thành một người chia sẻ kiến thức trong thị trường crypto lí do này đến từ điểm mạnh, ưu điểm và cũng từ niềm đam mê của mình.
Đối với bản thân mình xác định cái muốn một cách đơn giản, ngắn gọn và xúc tích bởi vì nếu muốn quá nhiều rồi sẽ dẫn tới việc mình không biết thực sự mình mong muốn cái gì. Tóm gọn là điều mình muốn là xây dựng sự nghiệp. Thứ hai, xác định điểm mạnh và ưu điểm của bản thân bao gồm:
- Là một người quyết tâm và kiên trì. Mình có thể đọc một bài viết rất nhiều lần trong một khoảng thời gian dài, có thể đọc từng chữ một chỉ để hiểu. Và mình sẽ đọc cho đến khi mình thực sự hiểu rõ ràng và chi tiết về nó.
- Là một người thích tìm hiểu từ những cái đơn giản nhất cho đến những cái phức tạp. Mình thích đi từ cơ bản tới nâng cao hơn nhảy lung tung.
- Là một người thích hiểu bản chất của sự việc. Vì sao cùng đầu tư lại có người thắng người thua? Vì sao mua được SOL ở giá $2 mà lại không thể trở nên "giàu sang"?
- Là một người thích chia sẻ. Chia sẻ kiến thức để chính mình củng cố kiến thức, lời hỏi của người xem sẽ là những kiến thức nâng cao và học thêm và để chia sẻ ngày một nhiều hơn thì mình cũng phải càng chăm chỉ hơn. Tóm lại, thích chia sẻ cũng là các phát triển bản thân.
- Mình đã sắp xếp tài chính đủ để có khoảng 1 năm học tập và phát triển không dòng tiền trong thị trường crypto.
Dựa trên điểm mạnh trên mình quyết định đi theo con đường Phân Tích Cơ Bản & Đầu Tư Dài Hạn. Tuy nhiên, do khoảng thời gian đầu mình tiếp xúc rất nhiều với DeFi, Layer 1, Layer 2,... và gốc của mình cũng là dân Toán nên mình đã chọn DeFi, Layer 1, Layer 2,... để thực sự đi sâu vào nó.
Thông qua các bước ở trên chúng ta đã xác định được tinh thân và con đường chính ta đã đi. Câu hỏi lớn nhất mà ta đã trả lời được đó là WHY tiếp đến chúng ta phải tự mình trả lời các câu hỏi tiếp theo là WHAT & HOW.
Các Bước Để Học Hỏi Trong Thị Trường Crypto
Tham khảo từ những người đi trước
Mỗi con đường đều có những cách đi khác nhau có lẽ trước khi tự lựa chọn con đường cho riêng mình thì chúng ta cần tham khảo những người đi trước. Chúng ta nên tham khảo mà có những đặc điểm giống mình như vị thế, điểm xuất phát, điểm mạnh,... xem họ đã đi qua những gì để đạt được thành tựu ngày hôm nay và tất nhiên đừng ngại DM cho họ.
Bên cạnh những người giống mình, mình cũng quan sát, học hỏi và nói chuyện với những người có cùng con đường đi với mình nhưng vị thế, điểm mạnh và tính cách có sự khác nhau để chúng ta hiểu được con đường thành công của họ. Không những vậy chúng ta cần tìm ra những điểm khác biệt họ đã làm so với những nhóm người giống mình.
Tại đây bạn có thể đặt một số câu hỏi cho họ như sau:
- Cơ duyên nào đưa anh tới với thị trường crypto?
- Tại sao anh lại quyết định dấn thân vào thị trường crypto?
- Tại thời điểm xuất phát vị thế của anh có những gì? Kiến thức, tài chính, kinh nghiệm, mỗi quan hệ,...?
- Anh lựa chọn việc tiếp cận thị trường như thế nào? Lộ trình phát triển ra sao?
- Làm sao để anh biết được mình có đang phát triển và đi đúng con đường hay không?
- Một số những khó khăn anh gặp phải trong quá trình đi sâu vào thị trường Crypto này là gì? Điều khó khăn nhất là gì? Làm thế nào để anh vượt qua được những khó khăn và trưởng ngại như vậy?
- Anh có thần tượng và học hỏi theo ai trong thị trường này hay không?
- Một số các thành tựu mà anh gặt hái ở thời điểm hiện tại là gì?
Khi bạn đặt câu hỏi bạn có thể bắt đầu lờ mờ hình dung được con đường mình con đường mình đi như thế nào? Sẽ có những khó khăn gì tới với mình? Thành quả có thể đến với mình nếu như mình vượt qua nó? Với việc xác định được những khó khăn giúp chúng ta có sự chuẩn bị kĩ càng hơn nhất là về mặt tâm lý rồi tới tài chính.
Đơn giản như việc nếu như xác định theo con đường Researcher hay PTCB sẽ không phải ngày một ngày hai mà có thể kiếm được ra tiền như việc Trading đặt lệnh và chờ kết quả. Chúng ta biết con đường của chúng ta dài hơn, khó khăn hơn trước khi đạt được những thành tựu đầu tiên.
Xác định lộ trình cho bản thân mình
Lên mục tiêu sao cho đúng
Sau khi hỏi han kinh nghiệm từ những người đi trước chúng ta bắt đầu lên lộ trình chi tiết cho mình. Đây cũng chính là mục tiêu, để xây dựng mục tiêu chúng ta có thể lựa chọn phương pháp SMART như:
- Specific: Mục tiêu cần cụ thể và rõ ràng.
- Measurable: Mục tiêu cần phải đo lường được.
- Achievable: Mình tiêu phải khả thi.
- Realistic: Mục tiêu cần phải phù hợp với thực tế.
- Timebound: Phải có deadline cho mỗi mục tiêu.
Chúng ta cũng cần phải phân loại mục tiêu để có thể dễ dàng quan sát, theo dõi và đánh giá bao gồm:
- Mục tiêu ngắn hạn: Phải có mục tiêu ngày, mục tiêu tuần và mục tiêu tháng.
- Mục tiêu trung hạn: Mục tiêu dành cho 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.
- Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu dành cho 2 năm, 4 năm và 6 năm thậm chí là 10 năm.
Khi thiết lập mục tiêu cần phải theo dõi và đánh giá sau mỗi ngày, tuần, tháng, quý và năm. Nếu không có đánh giá, review thì việc đặt mục tiêu là vô nghĩa.
Ví dụ: Đối với bản thân mình khi mình bắt đầu tham gia thị trường với kiến thức crypto gần như vốn liếng bằng 0 thì kế hoạch của mình như sau.
Xác định vị thế hiện tại
Mình bắt đầu nghiêm túc tham gia thị trường Crypto từ thời điểm đầu năm 2021 một cách nghiêm túc (mặc dù lúc đó mình vẫn đi làm Marketing cho một công ty bất động sản). Vị thế lúc đó của mình bao gồm:
- Kiến thức Crypto gần như không có. Không có các khái niệm cơ bản nhất về Blockchain, Bitcoin, Ethereum, Smartcontract, Proof of Work,...
- Mình không quen biết ai trong thị trường crypto. Những người mình biết đều gần như cũng tham gia các nhóm call kèo và kiến thức của họ cũng gần như bằng 0 chỉ biết KOL call con nào thì mua con đó. Mình cũng giống họ.
- Vì chỉ có một số lượng vốn không nhiều nhưng đủ để không bị gò bó về tài chính, ăn uống, chi tiêu,... đủ để sống ở mức trung bình (trên tối thiểu).
- Mình bị lỡ nhiều kèo vì đã không hold được tới khi nó bay như SOL, AVAX, LUNA,...
Xác định chiến lược học tập
Những bài học đầu tiên của mình trong thị trường crypto
Mình sẽ chia sẻ tới mọi người kế hoạch ban đầu của mình trong quá trình học hỏi trong thị trường crypto. Dựa trên vị thế, thế mạnh, mong muốn của bản thân mình mà mình có chia sẻ tới mọi người phía trên thì mình đã xác lập mục tiêu cho mình ban đầu như sau:
Ngay từ thời điểm ban đầu mình không hề có khái niệm xây dựng một cái gì đó trong thị trường crypto, thực sự là như vậy. Kế hoạch của mình bắt đầu với kế hoạch trung hạn (chứ không có dài hạn). Mục tiêu trung hạn trong 1 năm của mình bao gồm:
- Sau 1 năm, tự mình đầu tư dựa trên các kiến thức của mình mà không cần phải nghe kèo ai. Thực sự hiểu các mảnh ghép cấu tạn và vận hành thị trường crypto. Mình quyết định dành nguyên 1 năm để tập trung trau dồi kiến thức crypto.
Mục tiêu ngắn hạn của mình sẽ bao gồm:
- Tìm hiểu chi tiết về lịch sử, quá trình hình thành, phát triển và cơ chế hoạt động của tất cả những kiến thức cơ bản trong thị trường bao gồm định nghĩa Bitcoin, định nghĩa Ethereum, định nghĩa Crypto và các khái niệm xung quanh như Proof of Work, Proof of Stake, Hash, Node, Validator,... Deadline là 28/02/2021.
- Đi sâu hơn về các khái niệm về định nghĩa DeFi, các mảnh ghép cấu tạo nên DeFi, tầm quan trọng của các mảnh ghép tạo nên DeFi, dòng tiền trong DeFi chảy như thế nào, dấu hiệu nhận biết dòng tiền,... Deadline: 30/08/2021.
- Bắt đầu chia sẻ về kiến thức mình học được trên các nền tảng Mạng Xã Hội. Deadline: 31/05/2021 (ngày ra đời của Hak Research).
- Bắt đầu trải nghiệm đầu tư dựa trên những kiến thức mình có, tính tới thời điểm 01/06/2021.
- Giai đoạn tháng 9, 10, 11 và 12 mình tiếp tục đào sâu về các mảng như Layer 1, Layer 2, DeFi chuyên sâu,...
Trong quá trình học tập bị gặp rất nhiều những vấn đề như:
- Mình không giỏi tiếng Anh nên thường xuyên dùng Google Dịch mà Google Dịch gặp những từ mà cũng phải bó tay.
- Kiến thức hôm nay đọc nhưng ngày mai lại không còn nhớ.
- Những kiến thức quá khó và mình không có ai để học hỏi.
Trước những vấn đề đó mình có một số cách giải quyết như sau:
- Vấn đề lớn nhất đó chính là khó hiểu thì mình sẽ có 2 cách giải quyết một là đọc thật chậm đôi khi mình phải đọc từng tự một để hiểu rõ ý của một câu, hai là đọc đi đọc lại không giới hạn, cứ quên là đọc lại, quên là đọc lại. Lấy kiên trì làm kim chỉ nang phát triển.
- Lên những cộng đồng uy tín để hỏi về kiến thức và hỏi các admin vì đó là những bạn sống cùng với thị trường.
Mình liên tục tiến lên phía trước mặc dù gặp vô vàn những khó khăn nhưng nhờ cách lấy kiên trì làm trọng tâm phát triển mình thấy có sự tiến bộ lên hàng ngày mặc dù đầu tư vẫn "oẳng". Bên cạnh đó, việc nhìn lại bản thân sau mỗi ngày làm việc là cực kì quan trọng.
Theo dõi và bám sát mục tiêu đề ra
Chúng ta luôn cần phải hoàn thành mục tiêu mỗi ngày, mỗi ngày,... Mỗi ngày chỉ cần tốt hơn 1% thì một năm bạn đã tốt hơn 37.5 lần, một con số thật sự đáng để chúng ta suy nghĩ.
Tại đây thì mình cũng không biết nói gì hơn một vài điều đơn giản như:
- Bởi vì để từ con số 0 trong Crypto rồi phát triển lên nó là điều không hề đơn giản chính vì vậy bạn cần một lí do đủ lớn.
- Kỉ luật bản thân qua từng giờ, từng ngày và từng tuần.
Luôn nhìn lại sau mỗi ngày
Việc review lại bản thân sau mỗi ngày cực kì quan trọng, cho chúng ta biết ở đâu, chúng ta đang chậm, đúng hay nhanh hơn lộ trình ban đầu. Cho biết chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn hay không? Một tuần để review sẽ là quá dài vì vậy mình luôn nhìn nhận lại bản thân sau một ngày làm việc và tự đặt một số câu hỏi như:
- Ngày hôm nay mình học được điều gì mới mẻ.
- Ngày hôm nay mình có ôn lại điều gì cũ từng học không?
- Mình vẫn đúng lộ trình của tháng và năm chứ?
- Mình cần làm gì để tốt hơn nữa như tối ưu thời gian, dậy sớm hơn, thể dục nhiều hơn,...
Một số những lưu ý
Bản thân mình mới chỉ dấn thân vào ngách Phân Tích Cơ Bản & Retroactive trong thị trường Crypto. Mà Crypto thì như một thành phố đầy những ngóc ngách, chiến lược của mình có thể phù hợp với mình nhưng cũng có thể không phù hợp với bạn, đó là chuyện hết sức bình thường.
Mỗi ngách trong thị trường, yêu cầu những điều khác nhau vì vậy chúng ta cần có những chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, mình chắc một điều rằng các chiến lược tổng thể về nội dung có thể khác nhau nhưng về cốt lõi của việc xây dựng đều khá tương đồng. Nghĩa là chúng ta cần đi từ tổng thể tới chi tiết, từ các kiến thức cơ bản cho tới kiến thức nâng cao.
Tổng Kết
Trên đây là một lộ trình tương đối chi tiết mà mình đã ứng dụng khi bắt đầu tham gia vào thị trường Crypto. Mong rằng nó sẽ phần nào đó giúp các bạn có thêm một cây nên trong buổi đêm Crypto.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024