NFTFi Summer đang được kì vọng sẽ tạo nên một kì tích, một cơn địa chân, một động lực mạnh mẽ thúc đẩy toàn bộ thị trường crypto như DeFi Summer 2020 đã làm được. Tuy nhiên, chúng ta cùng nhìn lại xem liệu xu hướng NFTFi đã đủ các điều kiện để tăng trưởng và bùng nổ hay chưa thì mọi người cùng theo chân mình trong bài viết dưới đây nhé!
Và để hiểu hơn bài viết này bạn có thể tham khảo một số bài viết ở đây trước nhé!
Tổng Quan Về NFTFi
NFTFi là gì?
NFTFi là viết tắt của NFT Finance bao gồm các dự án đưa NFT vào các mô hình kinh tế khác nhau như DEX, Lending & Borrowing, Derivatives, Stablecoin, CDP (Collateralized Debt Position), Insurance,... Trong quá khứ, NFTFi từng được gọi với nhiều cái tên khác nhau như NFT 2.0, NFT Finance, Interactive NFT,...
NFTFi ra đời với mục đích đưa DeFi và NFT lại gần với nhau hơn vài xa hơn nữa thì các bộ NFT blue-chip hàng đầu có thể trở thành BTC, ETH,... và NFTFi sẽ chính là DeFi ở thời điểm hiện tại.
Tình hình thực tế của các bộ sưu tập NFT
Các bộ sưu tập NFT ngày càng phổ biến hơn nữa không những vậy nhiều bộ sưu tập NFT đã mang lại những lợi ích ngoài đời thật cho những người nắm giữ nó như các bộ sưu tập của nhà Yuga Labs như các sự kiện offline private, mua sắm,...
Bên cạnh đó không thể không đề cập đến vấn đề tài chính thì nếu điểm qua các bộ sưu tập được coi là blue-chip hiện tại thì đều có mức định giá khoảng $200M - $1B và với voluem giao dịch từ $5 - $10M nếu so với các token thông thường thì có thể nói đây là một thanh khoản tương đối thấp nhưng trong bố cảnh NFT không thể chia nhỏ thì có thể nói là mức tạm chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa có một khung cố định nào về tương quan giữa vốn hóa và volume nên cũng chưa thể khẳng dịnh %.
Theo các biểu đồ của Coingecko thì các bộ sưu tập NFT blue-chip đều có mức giảm chỉ ở khoảng 50% so với Bitcoin và Ethereum thì các bộ sưu tập trên đang hoạt động tương đối tốt. Bên cạnh đó, khi thị trường hồi phục thì các bộ sưu tập NFT cũng có sự hồi phục đáng kể từ 100% - 300%. Có thể nói rằng các bộ sưu tập blue-chip nếu thì là một xu hướng đơn thuần thì chắc chắn đã giảm hơn hiện tại rất nhiều tuy nhiêu diễn biến giá của các bộ sưu tập NFT cho chúng ta thấy mội kết quả khác.
Liệu chăng NFT sẽ không chỉ đến và sập mà nó còn tiếp tục đồng hành và buông xúc tua đến mọi ngóc ngách của thị trường crypto?
NFTFi - Nhu cầu tự nhiên của thị trường
Thị trường crypto thời gian vừa qua đã trải qua một cơn sốt NFT thật sự khi mà những bộ NFT tăng trưởng hàng trăm hàng ngần lần so với giá mint. Và bất cứ một loại hàng hóa nào khi hội tụ những yếu tố sau đây thì hoàn toàn có thể trở thành 1 loại tài sản
Với các yếu tố trên thì các NFT cũng có thể được coi là một loại tài sản tuy nhiên theo góc nhìn của mình NFT vẫn mang tính chất là một tài sản đầu cơ hơn là đầu tư và thậm chí vẫn là quá sớm để cho rằng NFT là một tài sản lưu trữ giá trị như Bitcoin vẫn đang hướng đến.
Tuy nhiên, dù có là loại tài sản nào đi chăng nữa thì việc đưa tài sản của mình vào trong thị trường tài chính là một nhu cầu tất yếu đối với những người sở hữu. Thời điểm bắt đầu với thị trường crypto cũng như vậy, người ta chỉ đơn thuần nắm giữ BTC và ETH để mong coin của mình lên giá sau đó chốt lời và thu về lợi nhuận nhưng theo thời gian với nhu cầu về việc bằng cách nào đó tạo ra được lợi nhuận, dòng tiền từ BTC và ETH ngày càng cao từ đó DeFi dần dần lộ diện.
Vậy nên, việc những người sở hữu muốn kiếm thêm lợi nhuận từ NFT của mình nó cũng đơn thuần như gửi BTC, ETh vào các nền tảng Lending & Borrowing hay như một người dân muốn gửi tiền của mình vào ngân hàng.
Vậy việc NFTFi ra đời hay trào lưu NFT là điều có thể nói là tương đối hiển nhiên trong một thị trường đi lên. Tuy nhiên, một phong trào xuất hiện sau đó thoái trào hẳn hay tiếp tục phát triển thì vẫn cần phải đi sâu hơn nữa vào từng bộ sưu tập.
Xu hướng NFTFi bắt đầu gây chú ý
Thực chất là cụm từ NFTFi đã được quan tâm ngay trong khi cơn sốt NFT được diễn ra tuy nhiên đến thời gian đầu năm 2023 tới nay thì bên cạnh lượt tìm kiếm trên Google đã tăng trưởng trở lại và tăng trưởng một cách bền vững hơn so với các thời điểm trước khi mà tăng nhanh mà cũng giảm mạnh.
Bên cạnh đó, số lượng các KOLs trên nền tảng Twitter cũng bắt đầu có nhiều bài viết về chủ đề NFTFi như tổng quan về NFTFi, các dự án nổi bật trong ngành NFTFi, những nét tương đồng giữa NFTFi Summer & DeFi Summer và nhiều chủ đề liên quan khác. Điều này đồng nghĩa với việc NFTFi hiện tại đang được quan tâm nhiều từ cộng đồng.
Các Mảnh Ghép Hình Thành Nên Xu Hướng NFTFi
Lợi thế của NFTFi Summer và DeFi Summer
DeFi Summer có một khởi đầu có vẻ chông gai hơn so với NFTFi hiện tại. Với việc ra đời sau thì NFTFi sẽ có được những lợi thế như sau:
- Các mảnh ghép cơ sở hạ tầng đầy đủ và đã đi vào hoạt động ổn định.
- Không cần phải educate thị trường từ những khái niệm cơ bản nhất như farm, staking, liquidity mining, liquidity provider,...
- Học hỏi những mô hình thành công từ các dự án đi trước.
Với việc ra đời sau chắc chắn NFTFi sẽ kế thừa được cơ sở hạ tầng, mô hình hoạt động, mô hình kinh doanh, chiến lược phát triển, cộng đồng finance,... từ DeFi từ đó chắc chắn nếu được phát triển một cách chỉn chu thì NFTFi sẽ trở thành xu hướng cho thị trường trong thời gian sắp tới.
Các mảnh ghép hiện hữu của NFTFi
Tính đến thời điểm hiện tại số lượng cách dự án trong mảng DeFi đã rất nhiều không chỉ tính các dự án đã có sản phẩm và đi vào hoạt động, số lượng các dự án mới ra mắt thì còn nhiều hơn rất nhiều. Nếu như DeFi khởi đầu với các mảnh ghép về Lending & Borrowing, AMM, Derivatives,... thì NFTFi cũng có những mảnh ghép tương tự tuy nhiên hầu hết các mảnh ghép sâu hơn về tài chính vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển.
Nr.Crt | Category | DeFi | NFTFi |
---|---|---|---|
1 | Lending & Borrowing | AAVE, Compound, Solend, Aprricot,... | |
2 | AMM | Uniswap, Curve Finance, Sushiswap, PancakeSwap,... | SudoSwap, HadeSwap, Uniswap, NFTX,... |
3 | Derivatives | dYdX, Perpetual, Dopex, Opyn, GMX,... | NFTPerp, Hook, LiquiFi Labs, Elixir,... |
4 | CDP | Maker DAO, Venus, Parrot,... | JPEG'd |
Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi qua từng mảnh ghép của NFTFi xem sự khác biệt giữa các dự án NFTFi và DeFi như thế nào nhé.
Lending & Borrowing - Mảnh ghép đông đúc và nổi bật nhất trong NFTFi
Thông thường trong mảnh ghép Lending & Borrowing của thị trường DeFi chúng ta có 2 mô hình phổ biến như Lending Pool và CDP (Collateralized Debt Position) thì ở trong NFTFi thì chúng ta có Lending P2P, Lending Pool và CDP.
Lending P2P trong NFTFi hoạt động cũng khá tương tự với ETHLend - tiền thân của AAVE, với cơ chế hoạt động tương đối đơn giản như:
- Bước 1: Người dùng gửi NFT vào nền tảng đi kèm các thông tin lãi suất mong muốn, thời gian vay, tài sản thế chấpp,...
- Bước 2: Người đi vay sẽ lựa chọn pool phù hợp với mình.
- Bước 3: Người đi vay gửi tài sản thế chấp vào trong pool để lấy ra NFT.
- Bước 4: Người đi vay trả lại NFT và một phần tiền lãi cho người vay sau đó nhận về tài sản thế chấp
Các dự án về Lending Pool vẫn tồn tại nhưng với mức độ phổ biến trong NFTFi thì các dự án Lending Pool đang có phần thua thiệt hơn so với các dự án Lending P2P.
Còn với nền tảng CDP mà JPEG'd đang triển khai thì cơ chế cũng tương tự như Maker DAO với DAI trên Ethereum như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi NFT vào nền tảng.
- Bước 2: Người dùng sẽ mint ra pUSD hoặc pETH tùy vào quyền lựa chọn.
- Bước 3: Người dùng sử dụng pUSD và pETH tham giao vào các giao thức kể cả DeFi lẫn NFTFi chấp nhận 2 loại token này để tối ưu hóa lợi nhuận.
- Bước 4: Người dùng burn pUSD hoặc pETH để nhận về NFT của mình
Từ mô hình Lending & Borrowing của các dự án NFTFi chúng ta có thể đưa ra một số nhận định như sau
- Các mô hình Lending P2P chỉ đơn giản là fork lại những mô hình cũ trong DeFi tuy nhiên vấn đề thanh khoản từ gặp trong DeFi cũng sẽ diễn ra tương tự với các mô hình Lending P2P hiện tại.
- Mô hình CDP sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bootstrap thanh khoản cho pUSD và pETH. Theo góc nhìn của mình dự án chỉ nên chọn pUSD hoặc pETH để tập trung phát triển, mở rộng thanh khoản, gia tăng use case và có vẻ như JPEG'd sẽ chọn pETH thay vì pUSD.
- Vấn đề thanh khoản của NFT vẫn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh lý được coi là khả năng sống còn của một dự án Lending & Borrowing. Trong quá khứ BendDAO cũng từng đứng trước ngưỡng cửa thanh lý ồ ạt nhưng may sao thị trường đã đứng lại kịp thời. Điều đó cho thấy NFTFi vẫn cần nhiều thử thách để trở nên trưởng thành hơn.
AMM For NFT - Innovation thật sự trong ngành NFTFi
Đã có rất nhiều bất cập khi giao dịch các NFT trên các NFT Marketplace như Opensea hay LookRare và những bất cập đó đã chuyển thanh giải pháp khi dự án đầu tiên về AMM cho NFT chính là SudoSwap ra đời. Có thể nói đây là một innovation thật sự trong ngành NFTFi và thấy được điều này ngay lập tức Uniswap đã công bố hợp tác với SudoSwap để triển khai xây dựng 1 AMM danh cho NFT.
Bên cạnh SudoSwap là người đi đầu trong phong trào này thì còn có một số cái tên tương đối nổi bật như HadeSwap tuy nhiên dự án này được xây dựng trên hệ sinh thái Solana hay một vài cái tên khác vẫn đang trong quá trình phát triển sản phẩm. Tuy nhiên bản thân các AMM dành cho NFT vẫn còn một số điểm chưa được cải thiện như sau:
- Bước nhảy giá không phù hợp với các bộ sưu tập mà các NFT có những đặc tính và độ hiếm khác nhau. Nếu lại để các NFT cùng độ hiếm vào chung 1 pool dẫn đến việc phân mảnh thanh khoản. Hoặc AMM NFT chỉ dành cho phần lớn các NFT chung bộ sưu tập có đặc điểm giống hệt nhau còn với các NFT khác biệt sẽ được bán trên các NFT Marketplace.
- Lượng thanh khoản trên các AMM NFT vẫn còn khá mỏng và các vấn đề xung quanh Impermanent Loss cũng chưa được giải quyết dứt điểm.
- Volume và người dùng đang không còn ưa chuộng mô hình này các thông số về volume, user đều giảm dần theo thời gian.
Không phải mô hình AMM không phù hợp với NFT mà mô hình này cần cải thiện rất nhiều nên nhớ rằng Uni V2 mới làm nên thành công của Uniswap mà từ thời điểm Uni V1 lên sóng thì phải mất tới 2 năm để phiên bản V2 ra đời. Khả năng cao rằng SudoSwap sẽ còn cần cải tiến hơn nữa nếu muốn thành công trong tương lai không xa.
Derivatives - Nơi bạn không cần sở hữu NFT để chơi Long - Short
Việc dự phóng một bộ sưu tập nằm trong một xu hướng tăng thì có vẻ dễ dàng đầu tư hơn so với một bộ sưu tập NFT đang trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, có 2 vấn đề xảy ra như sau:
- Nếu xác định được bộ sưu tập NFT đó có xu hướng tăng giá tuy nhiên 1 NFT có giá đến đến hàng ngàn, chục ngàn thậm chí là trăm ngàn đô thì người dùng chưa chắc đủ tiền để mua 1 NFT để đầu cơ.
- Nếu xác định được bộ sưu tập NFT đó có xu hướng giảm giá thì cũng không có cách nào để có thể kiếm lợi nhuận từ việc giảm giá này.
Chính vì vậy các dự án NFTFi thuộc mảng Derivatives dần xuất hiện có thể kể đến như NFTPerp. Dự án này cho phép mở các vị thế Long - Short với các bộ sưu tập NFT mà dự án thông qua chủ yếu là các bộ NFT blue-chip. Bên cạnh Perpetual còn có các dự án về NFTFi Option cũng đang trong quá trình xây dựng thì mọi người cùng chờ đợi thêm nhé!
NFTFi cần thêm điều gì để trở thành một xu hướng
Để NFTFi thực sự trở thành một xu hướng lớn để dẫn dắt thị trường như DeFi, Move to Earn từng làm được thì ở trên đã là những điều kiện cần là chính các dự án NFTFi ra đời có người dùng và doanh thu thật sự. Tuy nhiên chúng ta vẫn nhiều các điều kiện đủ để NFTFi thật sự bủng nổ và theo mình có một số các điều kiện đủ như sau:
- Sự ủng hộ của thị trường với câu chuyện về việc có khả năng 2023 sẽ giống với 2019 thì chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng Bitcoin sẽ có một đợt hồi phục mạnh mẽ trước khi giảm về lại mốc cũ trước sự kiện halving.
- Các nền tảng launchpad cần phải ra đời hoặc chính những nền tảng launchpad cũ để release token của các dự án NFTFi có thể vẫn là IDO hoặc một hình thức kêu gọi vốn nào đó mới mẻ giúp tạo ra những kèo x hàng trăm lần.
- Cần có các dự án dẫn đầu trend được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn hay IEO trên Binance để dẫn đầu xu hướng như cách mà GMX dẫn dắt cả hệ sinh thái Arbitrum.
Dự Phóng Cá Nhân
Theo góc nhìn của đội ngũ Hak Research thì xu hướng NFTFi hoàn toàn có thể dẫn dắt thị trường hồi phục trong giai đoạn này nếu có cơ hội. Với số lượng các dự án NFTFi ngày càng đông đảo và có một số những builder thật sự đnag phát triển những dự án liên quan tới NFTFi thì mình tin chắc không chỉ các nhà đầu tư mà một số các builder cũng có chung tầm nhìn với NFTFi nên chúng ta cũng có một chút lạc quan về xu hướng NFTFi trong tương lai gần.
Tuy nhiên, rất khó để có thể lạc quan 100% với tình hình hiện tại khi mà vừa qua CPI (chỉ số lạm phát của Mỹ) đã không giảm nhiều như mong đợi làm các tin tức vĩ mô vẫn tương đối xấu và có sự ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường crypto thì theo mình vẫn là phải cân đối portfolio.
Liệu xu hướng NFTFi sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới hay không thì mình và mọi người cùng chợi nhé!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024